Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NH: 2022-2023
Họ và tên:.................................................. MÔN: LỊCH SỬ 9
Lớp: …………………………………….. Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Điểm Nhận xét của giáo viên
I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Dựa vào yếu tố nào mà nhiều người dự đoán: “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”?
A. Các nước đều ổn định về chính trị. B. Các nước đều giành được độc lập.
C. Tăng trưởng nhanh về kinh tế. D. Do tình hình châu Á không ổn định.
Câu 2. Trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật đến năm 1949, Liên Xô đã đạt thành tựu quan trọng
gì?
A. Đưa con người bay vòng quanh Trái Đất. B. Đưa con người lên Mặt Trăng.
C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. D. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu 3. Biến đổi quan trọng nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. đều là thành viên của tổ chức ASEAN.
B. hầu hết các nước châu Á đã giành được độc lập.
C. một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NIC).
D. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính thế giới.
Câu 4. Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là
A. giải quyết các tranh chấp với nhau bằng biện pháp hòa bình.
B. tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau.
C. quan hệ hợp tác giữa các nước cùng nhau phát triển và có hiệu quả.
D. hợp tác kinh tế, văn hoá trên tinh thần duy trì hoà bình, ổn định khu vực.
Câu 5. Đặc điểm của quan hệ quốc tế trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” là
A. các nước tư bản thắng trận đang xác lập vai trò lãnh đạo thế giới.
B. diễn ra sự đối đầu quyết liệt giữa các đế quốc lớn trong phạm vị ảnh hưởng.
C. có sự đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D. có sự phân chia triệt để, mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 6. Năm 1960, ở châu Phi có sự kiện nổi bật nào?
A. Cộng hòa Ai Cập thành lập.
B. Chế độ A-pac-thai bị xóa bỏ.
C. Nen-xơn Man-đê-la lên làm Tổng thống.
D. 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
Câu 7. Nội dung nào không phải là nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc từ khi thành lập?
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
C. Can thiệp vào nội bộ của các nước trên thế giới.
D. Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội ...
Câu 8. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử là
gì?
A. Phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mĩ.
- B. Khẳng định vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
C. Mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
D. Liên Xô là nước đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ.
Câu 9. Nguyên nhân khách quan nào giúp nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.
B. Có sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san.
C. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước Đông Âu.
D. Nhờ tinh thần lao động của nhân dân các nước Tây Âu.
Câu 10. Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ
XX là gì ?
A. Chỉ quan hệ với các nước có nền kinh tế lớn.
B. Muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.
C. Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
D. Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 11. Xu thế chung của thế giới từ sau “chiến tranh lạnh” đến nay là
A. hòa hoãn, hòa dịu trong mối quan hệ quốc tế.
B. hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
C. nhiều khu vực xảy ra xung đột quân sự và nội chiến.
D. điều chỉnh chiến lược, phát triển kinh tế làm trọng điểm.
Câu 12. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, các nước Đông Nam Á có sự phân hóa trong
đường lối đối ngoại do
A. sự can thiệp của Mĩ vào khu vực.
B. phong trào giải phóng dân tộc lên cao.
C. nhu cầu phát triển kinh tế ở các nước.
D. các nước xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng.
Câu 13. Mục tiêu cơ bản trong “chiến lược toàn cầu” của Mĩ là gì?
A. Trở thành chủ nợ của thế giới tư bản.
B. Phát triển thành cường quốc công nghiệp.
C. Trở thành trung tâm tài chính thế giới.
D. Tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.
Câu 14. Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối đổi mới (năm
1978) là
A. tiến hành cải cách kinh tế.
B. thực hiện đổi mới chính trị.
C. chính trị là nền tảng để đẩy mạnh cải cách kinh tế.
D. cải cách kinh tế và chính trị được tiến hành đồng thời.
Câu 15. Nguyên thủ của quốc gia nào không tham gia hội nghị I-an-ta (2/1945)?
A. Anh. B. Mĩ. C. Pháp. D. Liên xô.
II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm)
Câu 1. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có những tác động như
thế nào đối với cuộc sống con người? (2.0 điểm)
Là học sinh, em sẽ làm gì trước những tác động do cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
mang lại? (1.0 điểm) (HSKT không làm câu này)
Câu 2. Bằng những kiến thức đã học, em hãy chứng minh về sự phát triển thần kì của nền
kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX. (2.0 điểm)
===HẾT===
- Người duyệt đề KT Giáo viên ra đề KT
Âu Thị Dương Thuận