Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản
lượt xem 3
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản
- TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học: 2022 – 2023 Chủ đề 1: Các nước Á, Phi, Mĩ La –tinh từ năm 1945 đến nay I. Các nước Châu Á - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc lan rộng khắp châu Á. - Cuối những năm 50, phần lớn các quốc gia châu Á giành được độc lập. - Nửa sau thế kỉ XX, nhiều quốc gia châu Á nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á bị thực dân phương Tây xâm lược. - Sau Chiến tranh lạnh , một số nước châu Á diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai, khủng bố. - Một số nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,..thế kỉ XXI được dự đoán sẽ là thế kỉ của châu Á. - Từ 1 nước nhập khẩu lương thực nhờ cuộc “Cách mạng xanh”, Ấn Độ tự túc được lương thực, ngoài ra còn đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ. 2. Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa - Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài tới 3 năm (1946-1949) giữa Quốc dân đảng (Tưởng Giới Thạch) và Đảng Cộng sản Trung Quốc. - Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập. - Ý nghĩa của thắng lợi: + Kết thúc hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập. + Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được nối liền từ châu Âu sang châu Á. II. Các nước Châu Phi I. Tình hình chung - Sau Chiến tranh, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập diễn ra sôi nổi. + Khởi đầu là phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc Phi. Cuộc binh biến ở Ai Cập (7-1952), cuộc dấu tranh vũ trang kéo dài 8 năm của nhân dân An- giê-ri (1954-1962). - Năm 1960 được gọi là "Năm châu Phi" với 17 nước tuyên bố độc lập. - Năm 1975, hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha tan rã, ra đời các quốc gia độc lập: Ăng- gô-la, Mô-dăm-bích... và xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở cộng hoà Nam Phi (1993). - Từ cuối những năm 80, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định - Đã hình thành tổ chức khu vực - tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU) Chủ đề 2: Mĩ, Nhật, Tây Âu từ những năm 1945 đến nay I/ Nước Mĩ 1.Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai - Trong những năm 1945-1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ luôn luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới, 3/4 dự trữ vàng của thế giới, trên 50% tàu thuyền đi lại trên biển là của Mĩ. - Hai thập kỉ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính giàu mạnh nhất thế giới.
- * Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ + Đất nước không bị chiến tranh tàn phá. + Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào. + Dựa vào thành tựu Khoa học-kĩ thuật... + Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao (thu 114 tỉ USD trong chiến tranh). + Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao. - Kinh tế Mĩ những thập niên sau không còn giữ ưu thế tuyệt đối. * Nguyên nhân làm cho kinh tế của Mĩ bị suy giảm + Bị Tây Âu và Nhật Bản vươn lên và cạnh tranh gay gắt. + Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. + Do theo đuổi tham vọng làm bá chủ thế giới, Mĩ chi nhiều những khoản lớn. + Sự chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội. II/ Nhật Bản 1.Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh - Từ năm 1945-1950, kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp, sản lượng công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. - Nền kinh tế Nhật Bản được khôi phục và bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên (6-1950) và chiến tranh xâm lược Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XX.Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa. - Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật hiện đại, đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá rất phát triển. - Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế do: + Hầu hết nguyên liệu, năng lượng phải nhập từ nước ngoài. + Sự chèn ép cạnh tranh của Mĩ và nhiều nước khác. 2. Việt Nam có thể rút ra bài họcvề sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản. Bài học Việt Nam có thể rút ra từ sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản là: - Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật một cách hiệu quả vào sản xuất. - Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước.Tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty. - Sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. - Nâng cao vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng. - Phát triển con người, chú trọng giáo dục đào tạo, áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. II/Các nước Tây Âu 1. Tình hình chung - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, để khôi phục nền kinh tế đất nước, 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a... đã nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ - Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (tháng 4- 1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. 2.Quá trình hình thành và phát triển của sự liên kết - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai không lâu, Tây Âu đã xuất hiện xu hướng liên kết kinh tế khu vực, tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC - 3/1957) bao gồm 6 nước: Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. Sau lên tới 12 nước.
- - Hội nghị Ma-xtrích (Hà Lan -12-1991) đánh dấu một mốc đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở Tây Âu với 2 quyết định quan trọng về kinh tế - tài chính và chính trị -Hội nghị Ma-a-xtơ-rich quyết định cộng đồng châu Âu mang tên mới là liên minh Châu Âu ( EU) Chủ đề 3: Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai I. Sự thành lập lLiên hợp quốc 1. Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc. - Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo. 2.Những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam - Từ khi Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc (9-1977), quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc ngày càng phát triển. - Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam: FAO (Tổ chức nông — lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)… II/Thế giới sau “Chiến tranh lạnh” - Tháng 12 – 1989, tổng thống Mĩ Bu-sơ và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goóc- ba-chốp cùng tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”. - Tình hình thế giới có nhiều biến chuyển và diễn ra theo các xu hướng sau: + Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. + Thế giới tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm. + Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. + Ở nhiều khu vực vẫn xảy ra tình trạng xung đội quân sự hoặc nội chiến. - Xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Chủ đề 4: Cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai I. Ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật: - Là cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người. - Mang lại những thành tựu kì diệu, những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người. II. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật: 1. Tích cực: + Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống. + Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên. 2.Tiêu cực: + Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn. + Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người. ………………………………………….
- TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học: 2022– 2023 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề 1 - Quá trình đấu tranh Các nước Á, giành độc lập sau năm Phi, Mĩ La – 1945 của các nước tinh từ năm châu Á, Phi, Mĩ 1945 đến nay Latinh. Số câu:4 TN:4câu0,1đ SĐ: 1đ Tỉ lệ 10% Tỉ lệ: 10% Chủ đề 2 - Sự phát triển kinh tế - Rút ra bài học Mĩ sau CTTG II. lịch sử: Việt Nam Mĩ, Nhật, Tây - Sự phát triển kinh tế học tập từ sự phát Âu từ những triển kinh tế của Nhật Bản từ những năm 1945 đến năm 50 đến những Nhật Bản. nay năm 70 của thế kỉ XX. - Nét nổi bật về chính sách kinh tế, đối ngoại của các nước Tây Âu - Sự liên kết khu vực của các nước Tây Âu. Số câu:7 TN:6 câu1,5đ TL:1câu,1đ SĐ: 2,5đ Tỉ lệ 15% Tỉ lệ 30% Tỉ lệ:25% -Thời gian “Chiến - Sự giúp đỡ tranh lạnh” kết thúc của LHQ đối Chủ đề 3 - Những nhiệm vụ với Việt Nam. Quan hệ quốc chính của Liên hợp tế sau CTTG quốc II - Các xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh. Số câu:3 TN:2 câu0,5đ TL:1/2câu,2 SĐ: 3,5đ TL:1/2câu,1đ đ Tỉ lệ: 35% Tỉ lệ 15% Tỉ lệ 20% - Hiểu được ý Chủ đề 4 nghĩa và tác Cuộc cách động của những mạng KHKT thành tựu sau CTTG II KHKT.
- Số câu:3 TL:1câu,3đ SĐ: 3đ Tỉ lệ 30% Tỉ lệ: 30% TSĐ :10 đ TSĐ :4 đ TSĐ :3 đ TSĐ :2 đ TSĐ :1 đ Tỉlệ: 100% Tỉlệ: 40% Tỉlệ: 30% Tỉlệ: 20% Tỉlệ: 10%
- Trường THCS Võ Trường Toản KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên……………………… Môn : SỬ9 Lớp 9a………. Thời gian làm bài 45’. Ngày …tháng 12 năm 2022 Điểm Lời phê của giáo viên I/ Trắc nghiệm: ( 3 đ) Chọn câu trả lời đúng nhất (Mỗi câu trả lời đúng 0,25 đ) Câu 1 :Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cuối những năm 40 thế kỉ XX. B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX. D. Đầu những năm 60 thế kỉ XX Câu 2: Cuộc cách mạng nào được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân? A. Cách mạng xanhB. Cách mạng chất xám C. Cách mạng trắngD. Cách mạng nhung Câu 3: Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào? A. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc B. Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc C. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc D. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc Câu 4: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở: A. Nam Phi.B. Bắc Phi.C. Trung Phi.D. Đông Phi. Câu 5: Sau chiến tranh thế giới thứ hai nước vươn lên đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa là: A. Anh. B. Pháp. C.Đức. D. Mỹ. Câu 6:Sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào? A.Những năm 50 của thế kỉ XX. B. Những năm 60 của thế kỉ XX. C. Những năm 70 của thế kỉ XX. D. Những năm 80 của thế kỉ XX. Câu 7:Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào trong giới tư bản chủ nghĩa? A. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. D. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 8: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương(NATO) do Mĩ lập ra vào : A. Tháng 4 năm 1949 B. Tháng 5 năm 1949. C. Tháng 6 năm 1949 D.Tháng 7 năm 1949. Câu 9: Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục đích gì? A. Chống Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam. B. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- C. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 10: hội nghị cấp cao giữa các nước EC họp tại Ma-a-xtơ- rich ( Hà Lan) quyết định đổi tên Cộng đồng châu Âu (EC) thành: A. Cộng đồng châu Âu.B. Cộng đồng than thép châu Âu. C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.D. Liên minh châu Âu. Câu 11:Tổng thống Mi Bu- sơ( cha) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goóc- ba-chốp đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” vào : A. Tháng 11 năm 1989. B. Tháng 12 năm 1989. C. Tháng 11 năm 1990. D. Tháng 12 năm 1990. Câu 12: Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là gì? A. Hòa nhập nhưng không hòa tan. B. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển. C. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế D. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi. II/ TỰ LUẬN( 7 điểm) Câu 1 (3 điểm):Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là gì? Hãy nêu lên những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết? Câu 2 (3 điểm): Em hãy phân tíchý nghĩa và tác động củacuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ 1945 đến nay? Câu 3 (1 điểm):Việt Nam có thể rút ra bài học gì về sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản? …. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………
- …………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM I- PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ 1.C 2.A 3.A 4.B 5.D 6.C 7.A 8.A 9C 10.D 11.B 12.B II- PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm): Câu Ý Nội dung Biểu điểm Câu 1 Những nhiệm vụ 3 điểm chính của Liên hợp quốc là gì? Hãy nêu lên những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết? 1 Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là 1đ - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc. - Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo. 2 Những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt 2đ Nam - Từ khi Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc (9-1977), quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc ngày càng phát triển. - Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam: FAO (Tổ chức nông — lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)... Câu 2 Em hãy phân tíchý 3 điểm nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ 1945 đến nay? 1 Ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật: 1đ - Là cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người. - Mang lại những thành tựu kì diệu, những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:
- 2 - Tích cực: 2đ + Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống. + Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên. - Tiêu cực: + Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn. + Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người. Câu 3 Việt Nam có thể 1đ rút ra bài học gì về sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản? - Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật một cách hiệu 0,2đ quả vào sản xuất. - Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước.Tổ chức 0,2đ quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty. - Sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng 0,2đ vẫn giữ được bản sắc dân tộc. - Nâng cao vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra 0,2đ các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng. - Phát triển con người, chú trọng giáo dục đào tạo, áp dụng 0,2đ thành tựu khoa học-kĩ thuật, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 641 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 249 | 28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 463 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 358 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 319 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 379 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 225 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 229 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 158 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 131 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p | 134 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn