Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum
lượt xem 1
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum
- PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 Họ và tên HS:.................................. Thời gian: 45 phút (không tính thời gian phát đề) Lớp 9.......... (Đề có 30 câu, 04 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ IV Điểm: Lời phê của thầy (cô) giáo: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là: A. Giai cấp địa chủ phong kiến. B. Chủ nghĩa thưc dân kiểu cũ. C. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. D. Chế độ phân biệt chủng tộc. Câu 2. Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế? A. Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. B. Yếu tố con người. C. Các công ti Nhật Bản có sức cạnh tranh cao. D. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật. Câu 3. Năm 1969, con người đã đạt được thành tựu gì trong công cuộc chinh phục vũ trũ? A. Đưa con người lên Mặt Trăng. B. Đưa con người lên sao Hỏa. C. Đưa con người bay vào vũ trụ. D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Câu 4. Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào trong giới tư bản chủ nghĩa? A. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. D. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 5. Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 6. Chiến tranh lạnh là gì? A. Là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. B. Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước. C. Là nấc thang để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới. D. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương. Câu 7. Tháng 2 – 1945, Hội nghị Ianta được tổ chức với sự tham gia của nguyên thủ những nước nào? A. Mĩ, Liên Xô, Anh. B. Mĩ, Liên Xô, Đức C. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản. D. Mĩ, Anh, Pháp. Câu 8. “Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là gì? A. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”. B. “Kế hoạch trợ giúp châu Âu”. C. “Kế hoạch khôi phục nền kinh tế châu Âu”. D. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”. Câu 9. Đâu là tác động tích cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đến nhân loại? Trang 1
- A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ trở thành hoạt động thường niên của các quốc gia. B. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng phổ biến. C. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động. D. Chế tạo các vũ khí quân sư, vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn chưa từng thấy. Câu 10. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. C. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. D. Làm giàu nhờ thu lợi nhuận từ các nước thuộc địa. Câu 11. Sự kiện nào đánh dấu quá trình hoàn tất của Liên minh châu Âu? A. Sự ra đời của Cộng đồng năng lượng nguyên tử chấu Âu tháng 3/1957. B. Hội nghị Ma-xtrích tháng 7/1991. C. Phát hành đồng tiền chung EURO 1/1/1999. D. Sự ra đời của Cộng đồng than - thép chấu Âu tháng 4/1951. Câu 12. Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu phải làm gì? A. Nhận viện trợ từ Mĩ. B. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ. C. Trở lại xâm lược thuộc địa. D. Tiến hành cải cách nền kinh tế. Câu 13. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt đầu vào thời gian nào? A. Những năm 70 của thế kỉ XX. B. Những năm 60 của thế kỉ XX. C. Những năm 40 của thế kỉ XX. D. Những năm 50 của thế kỉ XX. Câu 14. Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào thời gian nào? A. Tháng 8 năm 1997. B. Tháng 9 năm 1977. C. Tháng 7 năm 1995. D. Tháng 8 năm 1977. Câu 15. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển biến như thế nào? A. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn. B. Từ đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh. C. Từ hợp tác sang đối đầu trực tiếp. D. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Câu 16. Sự kiện nào khởi đầu Chiến tranh lạnh? A. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. B. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Sự ra đời của “Học thuyết Truman”. D. Sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Câu 17. Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu khoa học – kĩ thuật nổi bật nào? A. Chế tạo thành công tàu vũ trụ. B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. C. Chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Chế tạo thành công máy bay phản lực. Câu 18. Tổ chức liên kết khu vực ra đời đầu tiên là tổ chức nào? A. Cộng đồng than - thép châu Âu. B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. C. Cộng đồng châu Âu. D. Liên minh châu Âu. Câu 19. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, biến đổi lớn nhất của các nước châu Á là: A. Các nước châu Á tập trung vào xoá đói, giảm nghèo. B. Các nước châu Á trở thành trung tâm tài chính, kinh tế thế giới.. C. Các nước châu Á lần lượt giành được độc lập. D. Các nước châu Á tham gia vào khối quân sự SENTO. Trang 2
- Câu 20. Thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người? A. Những phát minh về công nghệ sinh học. B. Chế tạo công sản xuất mới. C. Chế tạo phân bón sinh học. D. “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp. Câu 21. Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế - xã hội Nhật Bản ở trong tình trạng: A. Kinh tế bị tàn phá nặng nề, hàng hoá khan hiếm, giá cả leo thang, tỉ lệ thất nghiệp cao. B. Thu được lợi nhuận từ chiến tranh, thu nhập của người dân tăng. C. Nền kinh tế trên đà phát triển và thu được nhiều thành tựu. D. Kinh tế phát triển nhưng phụ thuộc vào các nước Tây Âu. Câu 22. Những cải cách dân chủ ở Nhật Bản có tác dụng: A. Giúp Nhật Bản nhanh chóng tự túc được nguồn lương thực. B. Đưa vị thế của Nhật Bản lên cao hơn trên trường quốc tế. C. Là nhân tố quan trọng, giúp Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ sau này. D. Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực. Câu 23. Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi đều nhằm mục đích gì? A. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. B. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, tài chính. C. Thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới. D. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về chính trị. Câu 24. Ý nào dưới đây không phải mục đích của “Chiến lược toàn cầu” do Mĩ đề ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. B. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. D. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. Câu 25. Năm 1997, thành tựu sinh học nào gây chấn động lớn dư luận thế giới? A. Các nhà khoa học công bố “Bản đồ gen người”. B. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính. C. Các nhà khoa học đã công bố công nghệ “đột biến gen”. D. Công nghệ ezim ra đời. Câu 26. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai Đảng nào thay nhau nắm quyền ở Mĩ? A. Đảng Cộng hòa và Đảng Độc lập. B. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. C. Đảng Dân chủ và Đảng Độc lập. D. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa. Câu 27. Ý nào không có trong nội dung cải cách dân chủ ở Nhật Bản? A. Tham gia vào khối quân sự NATO. B. Ban hành hiến pháp năm 1946. C. Thực hiện cải cách ruộng đất. D. Thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi cơ quan nhà nước. Câu 28. Để nhận được viện trợ theo “Kế hoạch Mác-san”, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra? A. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động. B. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. C. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập trên thị trường châu Âu. D. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm|) Câu 29: (2,0 điểm) Có những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những thạp niên 60 - 70 của thế kỉ XX? Câu 30: (1,0 điểm) Cuộc Cách mạng khoa học-kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo ra Trang 3
- bước đột phá, đem lại những lợi ích lớn cho nhân loại. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực thì Cách mạng KH-KT vẫn còn có những hạn chế tiêu cực. Theo em, những hạn chế tiêu cực đó là do đâu? Chúng ta phải làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực đó? Trang 4
- Trang 5
- PHÒNG GD & ĐT TP KON TUM TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 Mức độ nhận thức Chương/ Tổng TT Nội dung/đơn vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao chủ đề % điểm (TNKQ) (TNKQ) (Tự luận) (Tự luận) 1 Chương I. Liên Xô 1.Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 và các nước Đông đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX 2,5% 1 Âu sau chiến tranh 0,25đ thế giới thứ hai Chương II. Các 1.Các nước Đông Nam Á. 2,5% nước Á, Phi, Mĩ 1 0,25đ La-tinh từ những 2.Các nước Mĩ La-tinh 2,5% năm 1945 đến nay. 1 0,25đ Chương III. Mĩ, 1. Nước Mĩ 12,5% 3 2 Nhật Bản, Tây Âu 1,25đ từ năm 1945 đến 2. Nhật Bản 32,5% 3 2 1TL nay 3,25đ 3. Các nước Tây Âu 12,5% 3 2 1,25đ Chương IV. Quan 1. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới 12,5% hệ quốc tế từ năm thứ hai 2 3 1,25đ 1945 đến nay Chương V. Cuộc 1. Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử cách mạng KH-KT của cách mạng KH-KT. 22,5% 2 3 1TL từ năm 1945 đến 2,25đ nay. Số câu/loại 16 12 1 1 30 câu Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% 10 đ
- PHÒNG GD & ĐT TP KON TUM TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/ Thông Vận TT Mức độ đánh giá Nhận Vận Chủ đề Đơn vị kiến thức hiểu dụng biết dụng cao 1 Chương I.Liên Xô và các 1.Liên Xô và các nước Nhận biết: Biết được những thành tự to lớn của Liên nước Đông Âu sau chiến Đông Âu từ năm 1945 Xô trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của CNXH (từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ 1TN của thế kỉ XX XX). 2 Chương II. Các nước Á, 1.Các nước Đông Nam Nhận biết: Trình bày được những biến đổi to lớn của 1TN Phi, Mĩ La-tinh từ những Á. các nước Đông Nam Á sau năm 1945 . năm 1945 đến nay. 2.Các nước Mĩ La- tinh. Nhận biết: Nêu được nét chính tình hình chung của 1TN các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 3 Chương III. Mĩ, Nhật 1.Nước Mĩ Nhận biết: Trình bày được sự phát triển của kinh tế Bản, Tây Âu từ năm 1945 Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân của 3TN đến nay sự phát triển đó. Thông hiểu: - Trình bày được chính sách đối nội và đối ngoại của 2TN Mĩ sau chiến tranh. - Giải thích vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 2.Nhật Bản Nhận biết: Nêu được tình hình chung về KT-XH; những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế 3TN giới thứ hai. Thông hiểu: Trình bày được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh và nguyên nhân của sự phát 2TN triển đó. Vận dụng: Giải thích nguyên nhân sự phát triển "thần 1TL kì" của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- 3. Các nước Tây Âu Nhận biết:Trình bày được nét nổi bật về kinh tế, chính 3TN trị và chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 2TN Thông hiểu:Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 4 Chương IV. Quan hệ 1. Trật tự thế giới mới Nhận biết: 2TN quốc tế từ năm 1945 đến sau chiến tranh thế giới - Nêu được sự hình thành trật tự thế giới mới,Trật tự nay thứ hai. hai cực I-an-ta sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Nêu được sự hình thành, mục đích và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc. Thông hiểu: - Khái niệm thế nào là Chiến tranh lạnh. 3TN - Hiểu được những biểu hiện của cuộc Chiến tranh lạnh và những hậu quả của nó. 5 Chương V. Cuộc cách 1. Những thành tựu chủ Nhận biết: Trình bày được những thành tựu chủ yếu 2TN mạng KH-KT từ năm yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật. 1945 đến nay. của cách mạng KH-KT. Thông hiểu: - Nêu được những thành tựu về khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh. 3TN - Ý nghĩa, tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật. Vận dụng cao: Nêu suy nghĩ về tình trạng ô nhiễm môi trường, có thể liên hệ với địa phương. 1TL Số câu/ loại câu 16 câu 12 câu 1 câu 1 câu TNKQ TNKQ TL TL 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ % 70% 30% . DUYỆT CỦA CM TRƯỜNG DUYỆT CỦA TỔ CM GIÁO VIÊN LẬP BẢNG (Kí, ghi rõ họ và tên) (Kí, ghi rõ họ và tên) (Kí, ghi rõ họ và tên) Huỳnh Thị Kim Chi Phạm Văn Hoan Phạm Văn Hoan
- PHÒNG GD & ĐT TP KONTUM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 -2024 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC (Bản hướng dẫn gồm 02 trang) A.ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Mỗi câu chọn đúng 0,25 điểm ĐỀ I: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D C D A C A D C C C C B A B Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án C D D C A C A C C B B B C B ĐỀ II: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án A A A C D C B B C D A D A B Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án D A D C D D D C A C B A B B ĐỀ III: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án C C A B D D B C D C A A A D Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án D B D B C A B A C A A D A C ĐỀ IV: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án C B A D A A A D C D C A C B Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án B C B A C D A C C A B B A B II. Phần tự luận: (3,0 diểm). Cho cả 4 phiên bản. Câu Nội dung Điểm 29 * Nguyên nhân của sự phát triển: 2,0 đ - Nguyên nhân khách quan: + Điêu kiện quốc thế thuận lợi. 0,25đ + Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật. 025đ - Nguyên nhân chủ quan: + Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp 0,5đ thu những thành tựu tiến bộ của thế giới những vẫn giữ bản sắc dân tộc. + Hệ thống quản lý có hiệu quả của các công ty, xí nghiệp Nhật Bản. 0,25đ + Vai trò của nhà nước trong đề ra các chiến lược phát triển, điều tiết nền kinh tế. 0,25đ + Con người Nhật được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù, kỉ luật, tiết kiệm. 0,5đ 30 -Những tác động tiêu cực của Cách mạng KH-KT chủ yếu là do con người 1,0 đ gây nên. Vì vậy nhân loại cần phải có những giải pháp tích cực để bảo vệ môi trường sống.Cụ thể: 0,25đ +Luôn có ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp trong sản xuất lẫn đời sống hàng ngày. 0,25đ +Phát minh và sử dụng các loại năng lượng sạch (nắng, gió...), hạn chế và cắt giảm các năng lượng gây ô nhiễm môi trường. 0,25đ +Cấm sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí có khả năng hủy diệt lớn.... 0,25đ
- B. HƯỚNG DẪN CHẤM. 1. Hướng dẫn chung: a. Phần trắc nghiệm : (7,0 điểm) - Chấm như đáp án. - Mỗi ý trả lời đúng đạt 0,25 điểm b. Phần tự luận: (3,0 điểm) - Câu 29:Không yêu cầu HS trả lời theo câu từ trong đáp án. - Câu 30: Học sinh có thể đưa ra những phương án khác nhau nhưng đảm bảo được nội dung yêu cầu của đề bài, Gv căn cứ vào sự hiểu biết của học sinh trong bài làm để cho điểm phù hợp nhưng không được quá số điểm quy định. c. Điểm của bài kiểm tra. - Bài thi thang điểm là 10 điểm. - Bài kiểm tra có phần điểm lẻ được tính từ 0,25 điểm. - Giáo viên làm tròn điểm khi vào SMAS. Ví dụ; 8,25 = 8,3; 8,75 =8,8 * Hướng dẫn chấm dành cho học sinh khuyết tật: - Không nhất thiết yêu cầu học sinh trả lời theo câu từ trong đáp án. - Chỉ nêu thật ngắn gọn, một số ý chính của yêu cầu đề bài. DUYỆT CỦA CM TRƯỜNG DUYỆT CỦA TTCM GIÁO VIÊN RA ĐỀ ( Kí, ghi rõ họ và tên) ( Kí, ghi rõ họ và tên) ( Kí, ghi rõ họ và tên) Huỳnh Thị Kim Chi Phạm Văn Hoan Phạm Văn Hoan .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 811 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phan Văn Ba
4 p | 229 | 35
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 462 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 357 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 487 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 334 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 181 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 469 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
5 p | 331 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 152 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
2 p | 138 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn