intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

10
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Tam Kỳ" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Tam Kỳ

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ: B I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Hãy chọn câu đúng nhất. 1. Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cuối những năm 40 thế kỉ XX.. B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX. C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX. D. Đầu những năm 60 thế kỉ XX. 2. Ngày 1-10-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? A. Nam Kinh được giải phóng. B. Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan. C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. D. Bắc Kinh được giải phóng. 3. Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp thành lập nhằm mục đích: A. ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực. B. đảm bảo sự kiềm soát của chủ nghĩa tư bản ở khu vực. C. hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực. D. duy trì hòa bình an ninh của khu vực. 4. Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa về đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX? A. Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh. B. Sự khác biệt về trình độ phát triển. C. Sự khác biệt về hệ tư tưởng. D. Ảnh hưởng của cách mạng khoa học kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa. 5. Mục tiêu của tổ chức ASEAN là: A. xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực. B. liên minh về mặt chính trị - kinh tế nhằm thiết lập một siêu nhà nước ở khu vực Đông Nam Á. C. phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. D. hiện đại hóa kinh tế - văn hóa nhằm biến Đông Nam Á thành trung tâm kinh tế - tài chính đủ sức cạnh tranh với Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản. 6. Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là gì? A. Kinh tế- xã hội phát triển ổn định. B. Kinh tế có bước phát triển nhưng chính trị bất ổn. C. Hầu hết vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định. D. Chính trị ổn định nhưng kinh tế lại lạc hậu. 7. Tổ chức chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân Nam Phi đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc? A. Đại hội dân tộc Phi. B. Tổ chức thống nhất châu Phi. C. Liên minh châu Phi. D. Đại hội thống nhất châu Phi 8. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế của các nước Mĩ Latinh có đặc điểm gì nổi bật? A. Gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp.
  2. B. Kinh tế phát triển với tốc độ cao. C. Vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính mới nổi của thế giới. D. Khủng hoảng trầm trọng. 9. Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. B. Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực thực phẩm. C. Phát triển thần kì, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. D. Đất nước gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm… 10. Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian: A. những năm 40 của thế kỉ XX. B. những năm 50 của thế kỉ XX. C. những năm 60 của thế kỉ XX. D. những năm 80 của thế kỉ XX. 11. Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức mang tính chất gì? A. Liên minh kinh tế - chính trị. B. Liên minh quân sự - chính trị. C. Liên minh giáo dục, văn hóa, y tế. D. Liên minh về khoa học - kỹ thuật. 12. Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Giải quyết bất đồng giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. B. Sự tương đồng về kinh tế- văn hóa. C. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. D. Nhu cầu thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ. 13. Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt. C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối. D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc. 14. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tìm ra vật liệu mới nào dưới đây? A. Bê tông. B. Sắt, thép. C. Pôlime. D. Hợp Kim. 15. Đâu không phải là các yếu tố ảnh hưởng đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại? A. Sự bùng nổ dân số. B. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên. C. Sản xuất vũ khí để chống lại chủ nghĩa khủng bố. D. Ô nhiễm môi trường II.TỰ LUẬN: (5 điểm) 1. Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai ? (2đ) 2. Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh? Vì sao nói “Hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thác thức đối với Việt Nam ? (3đ) ……..Hết……
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC: 2022-2023 Môn Lịch sử 9 ĐỀ: B I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) (từ câu 1-15 mỗi câu đúng 0.33đ) Khoanh tròn một chữ cái in hoa cho ý trả lời đúng CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐÁP ÁN C C A A C C A A C C A A C C C II. TỰ LUẬN (5điểm) II. TỰ LUẬN (5điểm) Câu Nội dung trả lời Điểm Câu 1 1. Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau chiến (2.0 đ) tranh thế giới thứ hai ? - Cấm không cho Đảng cộng sản Mĩ hoạt động. 0,5 - Chống lại các cuộc đấu tranh của công nhân. 0,5 - Loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước. 0,5 0.5 - Phân biệt chủng tộc. Câu 2 . Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh? Vì sao nói (3.0 đ) “Hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thác thức đối với Việt Nam a. Các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh + Hoà hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. 0.25 + Xác lập trật tự thế giới mới theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm. 0.25 + Điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế là trọng điểm. 0.25 + Ở nhiều nơi còn xảy ra nội chiến. 0.25 b. “Hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thác thức đối với Việt Nam + Thời cơ: có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, 1 có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu KH -KT vào sản xuất... + Thách thức: nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ 1 hoà tan, đánh mất bản sắc dân tộc... Tuỳ theo nội dung trả lời của Hs mà GV chấm điểm linh hoạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2