intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trung Trực, Châu Đức

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ - ĐIA LÍ 6 Năm học: 2021 – 2022 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Quá trình tiến hóa từ - Đặc điểm cho - So sánh đặc Vượn người thành thấy sự tiến hóa điểm chính về: người. của Người tối cổ thời gian xuất - Kể tên được những địa so với vượn hiện, hình dáng, điểm tìm thấy dấu tích người. thể tích não, tổ của người tối cổ trên đất chức xã hội của nước Việt Nam. Người tối cổ và Chủ đề 1 Người tinh khôn. – Mô tả được sơ lược -Đặc điểm căn Thời kì các giai đoạn tiến triển bản trong quan hệ - Một số vật dụng nguyên thủy của xã hội người nguyên của con người với bằng kim loại mà thuỷ. nhau trong thời kì con người ngày nay vẫn còn thừa – Nêu được đôi nét về nguyên thủy hưởng từ những đời sống của người – Giải thích được phát minh của nguyên thuỷ trên đất vì sao xã hội nguyên thuỷ tan người nguyên nước Việt Nam. thủy. - Trình bày được quá rã. trình phát hiện ra kim loại. - Mô tả quá trình thống - Hiểu được vai So sánh nhà nước Liên hệ thực nhất và sự xác lập chế trò của nhà Tần đế chế và nhà tiễn những độ phong kiến dưới thời đối với lịch sử nước cộng hòa thành tựu văn Tần Thủy Hoàng. Trung Quốc. La Mã. hóa của La - Xây dựng được đường Mã, Hy Lạp cổ thời gian từ đế chế Hán, đại vẫn được Nam Bắc ứng dụng triều đến nhà Tuỳ. trong thời kì – Nêu được những hiện đại. thành tựu cơ bản của Chủ đề 2 - Hiểu được khái nền văn minh Trung niệm nhà nước Xã hội cổ đại Quốc trước thế kỉ VII. thành bang. - Trình bày được tổ - Hiểu được những chức nhà nước thành đóng góp của Hy bang ở Hy Lạp cổ đại, Lạp cổ đại đối nhà nước đế chế ở La với nhân loại. Mã cổ đại. - Nêu được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã cổ đại. Chủ đề 3 – Nêu được khoảng thời -Hiểu những - Những phong - Bài học lịch Nhà nước gian thành lập và xác thành tựu về kinh tục trong văn sử rút ra từ sự Văn Lang, Âu định được phạm vi tế, văn hóa thời hóa Việt Nam thất bại của An không gian của nước Văn Lang-Âu Lạc hiện nay được kế Dương Vương Lạc Văn Lang, Âu Lạc trên để lại cho đời sau. thừa từ thời Văn trong công
  2. bản đồ hoặc lược đồ. - Hiểu được Lang – Âu Lạc. cuộc bảo vệ – Trình bày được tổ nguyên nhân đưa - Liên hệ các câu Tổ quốc hiện chức nhà nước của Văn đến sự thành lập truyện truyền nay. Lang, Âu Lạc. nhà nước Văn thuyết của dân - Nhận xét về Lang. tộc ta. bộ máy nhà – Mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của - Hiểu được điểm nước Văn cư dân Văn Lang, Âu mới của nhà nước Lang, Âu Lạc. Lạc. Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang. - Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương. - Khái niệm kinh tuyến, - Ý nghĩa của tỷ - Xác định Chủ đề 4: Hệ kinh tuyến gốc; vĩ tuyến, lệ bản đồ phương hướng, thống kinh, vĩ vĩ tuyến gốc. Quy ước về tọa độ địa lý của tuyến và tọa các kinh tuyến, vĩ tuyến một điểm trên độ địa lí bản đồ, lược đồ. - Hình dạng, kích thước - Giải thích được - Dựa vào hình - Giải thích của Trái Đất. Chuyển các hệ quả vẽ mô tả chuyển hiện tượng động tự quay quanh trục chuyển động tự động tự quay của ngày đêm, dài Chủ đề 5: và quanh Mặt Trời của quay của Trái Đất Trái Đất quanh ngắn ở các vĩ Trái Đất- Trái Đất. quanh trục và trục và quanh độ khác nhau Hành tinh của - Các hệ quả chuyển quanh Mặt Trời. Mặt Trời trên Trái đất hệ Mặt Trời. động của Trái Đất. - So sánh được theo mùa. giờ của hai địa điểm trên Trái Đất. - Tên các lớp cấu tạo của - Đặc điểm và vai - Quan sát và Giải thích Trái Đất và đặc điểm của trò của lớp vỏ nhận xét về vị trí, được một số từng lớp. Trái Đất. độ dày của các đặc điểm của Chủ đề 6: lớp cấu tạo bên từng lớp cấu - Hiện tượng động đất, - Nguyên nhân và Cấu tạo của núi lửa. tác hại của động trong Trái Đất (từ tạo của vỏ Trái Trái Đất. Vỏ đất và núi lửa. hình vẽ). Đất. Trái Đất -Cách phòng tránh khi xảy ra động đất, núi lửa. 100%TSĐ = 45%TSĐ= 35% TSĐ 15% TSĐ 5% TSĐ 10 điểm 4,5 điểm = 3,5 điểm = 1,5 điểm = 0,5 điểm
  3. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2021– 2022 TRƯỜNG THCS Môn:LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ Lớp 6 NGUYỄN TRUNG TRỰC Thời gian làm bài: 60 phút I. TRẮC NGHIỆM (10 điểm): Chọn một trong các chữ A, B, C, D đứng trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái Đất được diễn ra như thế nào? A. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn. B. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ. C. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người. D. Vượn người, Người tinh khôn, Người hiện đại. Câu 2: Đặc điểm cho thấy người tối cổ tiến hóa hơn so với vượn người là: A. có khả năng đứng thẳng trên mặt đất. B. đi bằng hai chân, thể tích não lớn hơn, biết ghè đẽo đá làm công cụ lao động. C. có cấu tạo cơ thể như người ngày nay. D. có thân hình thẳng đứng. Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây biểu hiện sự khác biệt giữa Người tinh khôn và Người tối cổ? A. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người. B. Là người tối cổ tiến bộ. C. Vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người. D. Đã biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn. Câu 4: Tổ chức xã hội của Người tối cổ có điểm nổi bật là sống thành A. một gia đình, có người đứng đầu. B. nhóm nhiều gia đình có quan hệ huyết thống, có người đứng đầu. C. nhóm 5 - 7 gia đình lớn, có sự phân công lao động giữa nam và nữ. D. từng gia đình cư trú trong các hang động, mái đá. Câu 5:Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra kim loại nào? A. Đồng đỏ. C. Kẽm. B. Thiếc. D. Chì. Câu 6: Trong xã hội nguyên thủy, sự bình đẳng được coi là “nguyên tắc vàng” vì A. mọi người sống trong cộng đồng. B. phải dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp. C. là cách duy nhất để duy trì cuộc sống. D. đó là quy định của các thị tộc.
  4. Câu 7: Nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy? A. Sự phát triển của đời sống vật chất- tinh thần của con người. B. Sự xuất hiện của chế độ tư hữu. C. Sự phát triển của sản xuất. D. Sự xuất hiện của công cụ kim loại. Câu 8: Chế độ phong kiến Trung Quốc được bước đầu được hình thành dưới thời A. Tấn. B. Hán. C. Tần. D. Tùy. Câu 9: Một trong những biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc là A. Vạn Lí Trường Thành. B. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. C. Kim chỉ nam. D. Sử kí của Tư Mã Thiên. Câu 10: Vai trò của nhà Tần đối với Lịch sử Trung Quốc: A. Củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử. B. Đẩy mạnh giao thương và ngoại giao. C. Đẩy mạnh phát triển kinh tế. D. Đặt nền móng cho sự thống nhất và phát triển lâu dài của Trung Quốc. Câu 11: Ý nào sau đây không phải đặc điểm của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại? A. Đường biến giới lãnh thổ riêng. B. Chính quyền, quân đội riêng. C. Hệ thống kinh tế đo lường, tiền tệ riêng. D. Một thần bảo hộ chung cho các nhà nước. Câu 12: Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò gì? A. Bầu, cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc. B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền. C. Chỉ tồn tại về hình thức. D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp. Câu 13: Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại đều là nền A. cộng hòa quý tộc. B. chuyên chính của giai cấp chủ nô. C. quân chủ chuyên chế. D. quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
  5. Câu 14: Điểm khác biệt của nhà nước đế chế và nhà nước Cộng hòa La Mã là gì? A. Nhà nước cộng hòa: quyền lực nằm trong tay vua. Nhà nước đế chế: quyền lực nằm trong tay giới chủ nô. B. Nhà nước cộng hòa: quyền lực nằm trong tay Viện nguyên lão. Nhà nước đế chế: quyền lực nằm trong tay vua. C. Nhà nước đế chế: quyền lực nằm trong viện nguyên lão. Nhà nước cộng hòa: quyền lực nằm trong tay vua. D. Nhà nước đế chế: quyền lực nằm trong tay Viện nguyên lão. Nhà nước cộng hòa: quyền lực nằm trong tay vua. Câu 15: Ốc-ta-vi-út Xê-da nổi tiếng ở La Mã cổ đại vì điều gì? A. Người giết Giu-li-út Xê-da. B. Người thành lập thành phố Rô-ma. C. Hoàng đế đầu tiên của đế chế La Mã. D. Hoàng đế cuối cùng của đế chế La Mã. Câu 16: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay là A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Chăm-pa. D. Phù Nam. Câu 17: Hoạt động sản xuất chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là A. săn bắt thú rừng. B. trồng lúa nước. C. dúc đồng. D. làm đồ gốm. Câu 18: Ý nào sau đây không phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc? A. Lúa gạo là lương thực chính. B. Ở nhà sàn, nhuộn răng đen, ăn trầu. C. Thờ cúng tổ tiên và sùng bái tự nhiên. D. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn. Câu 19: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang? A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương. B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ. C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai. D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học. Câu 20: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang? A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo. B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp. C. Nhu cầu chống ngoại xâm. D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.
  6. Câu 21: Nhà nước Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước Văn Lang? A. Bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn, có quân đội, có vũ khí tốt.,lãnh thổ được mở rộng, chia thành nhiều bộ. B. Có quân đội, có vũ khí tốt, cả nước chia thành 15 bộ. C. Lãnh thổ được mở rộng, chia thành nhiều bộ. D. Thực hiện chính sách chia để trị. Câu 22: Thành tựu toán học của Hy Lạp vẫn còn được ứng dụng đến ngày nay đó là A. Định lý Pi-ta-go. B. Lực đẩy Ác-si-mét. C. Tác phẩm I-li-át D. Đền Pác-tê-nông Câu 23: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang thể hiện điều gì? A. Đặc trưng của dân tộc chỉ có một ngành kinh tế là nông nghiệp. B. Tính chuyên chế của bộ máy nhà nước. C. Đặc trưng của dân tộc chuyên làm nghề thủ công và buôn bán. D. Tính cộng đồng sâu sắc của người Lạc Việt. Câu 24: Những phong tục tập quán của người Văn Lang – Âu Lạc còn tồn tại đến ngày nay như: A. Nhuộm răng. B. Xăm mình. C. Làm bánh chưng, bánh dày. D. Tóc búi tó hoặc tết đuôi sam. Câu 25: Kinh tuyến gốc được đánh số A. 00 B. 1 0 C. 20 D. 3 0 Câu 26: Trái Đất đứng vị trí thứ mấy trong hệ Mặt Trời A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 27: Thời gian Trái Đất chuyển động quanh trục bao nhiêu giờ A. 23 B. 24 C. 25 D. 26 Câu 28: Trái Đất tự quay quanh trục dẫn đến sự lệch hướng đến sự lệch hướng các vật thể ở Bán Cầu Bắc lệch A. Trái B. Đông C. Bắc D. Phải
  7. Câu 29: Các mùa ở hai bán cầu luôn A. Nhanh hơn B. Trái ngược nhau C. Chậm hơn D. Ít hơn Câu 30: Trái Đất chuyển động quanh trục theo hướng nào A. Bắc- Nam B. Đông - Tây C. Nam - Bắc D. Từ tây sang đông Câu 31: Trái Đất chuyển động quanh trục dẫn đến hệ quả A. Ngày đêm bằng nhau trên Trái Đất B. Ngày đêm lớn hơn trên Trái Đất C. Ngày đêm luôn phiên nhau trên Trái Đất D. Ngày đêm ít hơn trên Trái Đất Câu 32: Đường xích đạo được đánh số A. 10 B. 0 0 C. 20 D. 3 0 Câu 33: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là A. Đêm B. Mùa C. Sáng D. Mát Câu 34: Trái Đất có dạng hình A. Tam giác B. Vuông C. Chữ Nhật D. Cầu Câu 35: Trái Đất quay quanh Mặt Trời dẫn đến hệ quả sinh ra A. Nắng B. Các mùa C. Mưa D. Bão Câu 36: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào A. Tây sang Đông B. Tây-Bắc C. Đông- Bắc D. Đông-Nam Câu 37: Mọi điểm trên đường xích đạo có ngày và đêm A. Lớn hơn B. Nhanh hơn C. Bằng nhau D. Nhiều hơn
  8. Câu 38: Thời gian Trái Đất chuyễn động quanh Mặt Trời là A . 366 ngày 6 giờ B. 367 ngày 6 giờ C. 364 ngày 6 giờ D. 365 ngày 6 giờ Câu 39: Diện tích bề mặt Trái Đất bao nhiêu triệu km2 A . 509 B. 510 C. 511 D. 512 Câu 40: Bán kính Trái Đất tại xích đạo có độ dài bao nhiêu km A . 6278 B. 6178 C. 6478 D. 6378 _________ Hết _________
  9. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS Năm học 2021 – 2022 NGUYỄN TRUNG TRỰC Môn:LỊCH SỬ- Địa lí Lớp 6 I. TRẮC NGHIỆM (10 điểm): 1A 2B 3A 4C 5A 6B 7D 8C 9A 10D 11D 12A 13A 14B 15B 16A 17B 18D 19C 20D 21A 22A 23D 24C 25A 26C 27B 28D 29B 30D 31C 32B 33A 34D 35B 36A 37C 38D 39B 40D Học sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo nội dung kiến thức, kĩ năng. Việc cho điểm từng câu cần căn cứ vào thang điểm. _________ Hết _________
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2