intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 - Phòng GD&ĐT huyện Giao Thủy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 - Phòng GD&ĐT huyện Giao Thủy” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 - Phòng GD&ĐT huyện Giao Thủy

  1. Phòng GD&ĐT huyện Giao Thủy 1. Hội đồng coi thi: …………………………………... Khảo sát chất lượng học kì I 2. Họ, tên: ……………………………………………. Năm học 2024 - 2025 3. SBD: ………… 4. Phòng số: …… 5. Lớp: ………. Giám thị 1 Giám thị 2 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Môn thi: Lịch sử và Địa lí lớp 8 Mã đề: 801 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề Mã phách: Mã đề Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo 1 Giám khảo 2 Mã phách 801 Đề Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (8,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 32. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1. Căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là ở A. Tây Sơn hạ đạo. C. Tây Sơn thượng đạo. B. Quảng Nam. D. Bình Thuận. Câu 2. Chỉ trong vòng 5 ngày (từ đêm 30 đến mồng 5 Tết Kỷ Dậu), quân Tây Sơn đã giành thắng lợi quan trọng nào? A. Đánh tan quân Xiêm xâm lược. B. Hoàn thành thống nhất đất nước. C. Lật đổ chính quyền phong kiến. D. Đại phá quân Thanh xâm lược. Câu 3. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, nhân dân Đại Việt vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hàng năm,… đã thể hiện A. tinh thần đoàn kết, yêu nước. C. đề cao học tập thi cử. B. yêu cuộc sống lao động. D. tinh thần đấu tranh bất khuất. Câu 4. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) có sự tham gia của hai khối quân sự đối lập nhau là A. khối Liên minh và khối Hiệp ước. B. khối NATO và khối Vác-sa-va. C. khối SEATO và khối SEV. D. khối Đồng minh và khối phát xít. Câu 5. Loại hình chữ viết được ra đời và dần dần sử dụng phổ biến ở Đại Việt từ thế kỉ XVII là A. chữ Nôm. B. chữ Quốc ngữ. C. chữ tượng hình. D. chữ Hán. Câu 6. C.Mác và Ph.Ăng-ghen là tác giả của văn kiện nào dưới đây? A. Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền. B. Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh. C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. D. Bàn về Khế ước xã hội. Câu 7. Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788 - 1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thời Trần ở thế kỉ XIII? A. Phòng ngự tích cực với chiến thuật “vườn không nhà trống”. B. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công. C. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt. D. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc. Câu 8. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp là A. Pháp. B. Anh. C. Đức. D. Mỹ. Câu 9. Vấn đề cơ bản nào giữa các nước đế quốc vẫn chưa giải quyết được khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) kết thúc? A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. B. Mâu thuẫn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. C. Mâu thuẫn giữa Mỹ và các nước tư bản Tây Âu về kinh tế. D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa. Câu 10. Công xã Pa-ri năm 1871 đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam? A. Xây dựng nhà nước chuyên chính tư sản. B. Xây dựng nhà nước Cộng hòa liên bang. C. Xây dựng nhà nước Quân chủ lập hiến. D. Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mã đề 801-Trang 1/4
  2. Câu 11. Sự phát triển của nông nghiệp Đàng Trong ở các thế kỉ XVI - XVIII đưa đến hình thành tầng lớp A. địa chủ lớn. B. quan lại. C. thương nhân. D. công nhân. Câu 12. Giai cấp công nhân ra đời là do hệ quả của A. cách mạng công nghiệp. B. cách mạng khoa học - kĩ thuật. C. cách mạng tư sản. D. cách mạng vô sản. Câu 13. Biểu hiện quan trọng nhất của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là A. hình thành các công ti độc quyền ở các nước tư bản. B. mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bản diễn ra gay gắt. C. các nước tư bản đẩy mạnh xâm lược và bóc lột thuộc địa. D. xuất hiện giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Câu 14. Người cộng sản Việt Nam đầu tiên tiếp thu lý luận Cách mạng tháng Mười Nga là A. Lê Hồng Phong. B. Nguyễn Thái Học. C. Nguyễn Văn Cừ. D. Nguyễn Ái Quốc. Câu 15. Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn đã có những đóng góp gì cho lịch sử dân tộc? A. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn. B. Bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và đem lại quyền lợi cho nhân dân. D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, bước đầu thống nhất đất nước. Câu 16. Từ hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), nhiệm vụ của các quốc gia hiện nay là A. tích cực chạy đua vũ trang. B. tích cực bảo vệ môi trường. C. thành lập các liên minh quân sự. D. giữ gìn hòa bình an ninh thế giới. Câu 17. Nhận xét nào đúng về thời gian mùa mưa của một trạm khí tượng? A. Mùa mưa là thời gian có 3 tháng liên tục trở lên có lượng mưa trên 100 mm. B. Mùa mưa là thời gian có 4 tháng liên tục trở lên có lượng mưa trên 100 mm. C. Mùa mưa là thời gian có 4 tháng liên tục trở lên có lượng mưa trên 110 mm. D. Mùa mưa là thời gian có 3 tháng liên tục trở lên có lượng mưa trên 110 mm. Câu 18. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện qua A. sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam và sự đối lập về mùa. B. lượng mưa trong năm lớn, nhiệt độ trung bình năm thấp. C. số giờ nắng nhiều, tổng lượng bức xạ lớn và nhiệt độ trung bình năm cao. D. thời tiết luôn ấm áp, ít chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai. Câu 19. Sông ngòi nước ta chảy theo các hướng là A. hướng đông bắc – tây nam, tây – đông và hướng vòng cung. B. hướng tây bắc – đông nam, tây – đông và hướng vòng cung. C. hướng tây bắc – đông nam, tây – đông. D. hướng tây bắc – đông nam, bắc – nam và hướng vòng cung. Câu 20. Ở Việt Nam, các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch như A. Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà,… B. Sầm Sơn, Mũi Né, Phú Quốc,… C. Cửa Lò, Lăng Cô, Mỹ Khê,… D. Lăng Cô, Nha Trang, Đà Lạt,… Mã đề 801-Trang 2/4
  3. Câu 21. Số ngày mưa nhiều, tổng lượng mưa lớn và độ ẩm không khí trung bình năm cao là biểu hiện A. tính phân hóa của khí hậu. B. tính chất gió mùa của khí hậu. C. tính ẩm của khí hậu. D. tính nhiệt đới của khí hậu. Câu 22. Câu nào không đúng về ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và du lịch? A. Các địa điểm du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên ít sâu bệnh, côn trùng. C. Sản xuất nông nghiệp ở nước ta có thể tiến hành quanh năm, tăng vụ, tăng năng suất. D. Thời tiết mát mẻ ở vùng núi thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng. Câu 23. Cho bảng số liệu sau: Bảng nhiệt độ trung bình tháng của trạm khí tượng Huế Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (oC) 19.9 20.8 23.1 26.1 28.2 29.3 29.2 28.8 27.1 25.3 23.2 20.7 ( Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn) Biên độ nhiệt độ trung bình năm của trạm khí tượng Huế là? A. 8,4o B. 9,4oC. C. 8,3oC. D. C. 9,3oC. Câu 24. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở các lưu vực sông? A. Suy thoái nghiêm trọng các hệ sinh thái ở lưu vực sông. B. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế. C. Hạn chế lãng phí và góp phần bảo vệ tài nguyên nước. D. Phòng chống thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Câu 25. Hai phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng là A. sông chảy và sông Mã. B. sông Lô và sông chảy. C. sông Mã và sông Đà. D. sông Đà và sông Lô. Câu 26. Các hồ Hòa Bình, Sơn La, Ialy…là nơi trữ nước cho các nhà máy A. điện gió. B. nhiệt điện. C. thủy điện. D. điện mặt trời. Câu 27. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự phân hóa theo chiều đông – tây của khí hậu Việt Nam? A. Vùng biển có khí hậu ôn hòa hơn trong đất liền. B. Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp. C. Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Khí hậu trong đất liền ôn hòa hơn khí hậu vùng biển. Câu 28. Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? A. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt. B. Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, chủ yếu là các sông lớn. C. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt, phân bố rộng khắp. D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên đất liền. Câu 29. Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa theo độ cao. Từ thấp lên cao, Việt Nam có A. 2 đai khí hậu. B. 3 đai khí hậu. C. 4 đai khí hậu. D. 5 đai khí hậu. Câu 30. Cho nhận xét sau: “ Chế độ nước của hệ thống sông chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa lũ diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12 phù hợp với mùa mưa thu đông và mùa bão, lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.” là đặc điểm của hệ thống sông nào? A. Hệ thống sông Hồng. B. Hệ thống sông Thu Bồn. C. Hệ thống sông Mê Công. D. Hệ thống sông Mã. Câu 31. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình và lượng mưa các tháng năm 2021 tại trạm quan trắc Đà Nẵng. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa 34,7 32,1 14,6 24,1 2,1 38,5 12,5 93,5 800,4 782,8 271,0 485,8 (mm) Nhiệt độ (oC) 20,3 22,3 25,8 27,5 29,6 31,1 30,9 30,8 27,8 26,8 25,1 22,4 ( Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn) Theo bảng số liệu, để thể hiện nhiệt độ trung bình và lượng mưa các tháng năm 2021 tại trạm quan trắc Đà Nẵng, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp? A. Biểu đồ kết hợp cột và đường. B. Biểu đồ cột. Mã đề 801-Trang 3/4
  4. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ miền. Câu 32. Khó khăn chủ yếu của khí hậu đối với nông nghiệp nước ta hiện nay là A. nhiều thiên tai, dịch bệnh. B. hạn hán, mưa phùn, bão. C. sâu bệnh và sương muối. D. sạt lở bờ biển, cháy rừng. Phần II: Trắc nghiệm lựa chọn đúng/sai (2,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 33 đến câu 34. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng (Đ) hoặc sai (S). Câu 33. ( 1,0 điểm) Đọc phần tư liệu sau đây: “Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và đia chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga. Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga có tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa”. (Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 53) a) Tư liệu trên nói về nguyên nhân bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. b) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi đã thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga. c) Cách mạng tháng Mười Nga có tác động sâu sắc đến cục diện thế giới vì tạo ra chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa. d) Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa to lớn đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng. Câu 34. (1,0 điểm). Đọc đoạn thông tin sau: “Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống nước ta tạo nên một mùa đông lạnh. Nửa đầu mùa đông, có thời tiết lạnh, khô; nửa cuối mùa đông có thời tiết lạnh, ẩm. Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào, Tín phong bán cầu Bắc có hướng Đông Bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ; còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng, khô.” (Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 114) a) Hoạt động của gió mùa Đông Bắc đã làm cho miền Bắc có một mùa đông lạnh. b) Nửa cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc bị biến tính khi đi qua biển nên gây thời tiết lạnh ẩm cho miền Bắc. c) Tín phong bán cầu Bắc là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở vùng biển Nam Trung Bộ. d) Gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân tạo nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Bài làm Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đáp án Câu 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Đáp án Câu 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Đáp án Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu 33 a b c d Đáp án Câu 34 a b c d Đáp án -------- HẾT ------- Lưu ý: Học sinh không được sử dụng Atlat Địa lí. Họ và tên thí sinh: ………………………………………… Họ tên, chữ ký GT 1: ………………………………………... Số báo danh: …………………………………………………... Họ tên, chữ ký GT 2: ………………………………………... Mã đề 801-Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2