SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br />
-----------<br />
<br />
KỲ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI 10<br />
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.<br />
Đề thi gồm: 01 trang.<br />
———————<br />
<br />
I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:<br />
(1) …Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó trong một<br />
hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi chúng<br />
ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay chúng ta bất bình trước<br />
một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng hãy nói về một câu chuyện đơn<br />
giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào đó như thế nào?<br />
(2) Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà<br />
là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá<br />
những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta<br />
thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác<br />
nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng<br />
tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.<br />
(Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016-2017, Marcel van Miert, Chủ<br />
tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt – Úc)<br />
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? (0,5 điểm)<br />
Câu 2. Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào? (1,0 điểm)<br />
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong đoạn (2)? (1,0 điểm)<br />
Câu 4. Quan điểm của anh/chị về ý kiến: Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca<br />
dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang<br />
trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. (Trình<br />
bày bằng một đoạn văn từ 5 – 7 dòng) (1,5 điểm)<br />
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)<br />
Cảm nhận bức tranh thiên nhiên cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ<br />
Cảnh ngày hè.<br />
―Rồi hóng mát thủa ngày trường,<br />
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.<br />
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,<br />
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.<br />
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,<br />
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.<br />
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,<br />
Dân giàu đủ khắp đòi phương‖<br />
(Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, trang 118)<br />
<br />
------HẾT----(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)<br />
Họ và tên thí sinh …………………………………………….SBD………………………….<br />
<br />
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br />
-----------<br />
<br />
KỲ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI 10<br />
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.<br />
Đáp án gồm: 03 trang.<br />
———————<br />
<br />
I. Lưu ý chung:<br />
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí<br />
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.<br />
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng<br />
đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả<br />
năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.<br />
II. Đáp án:<br />
Phần<br />
Câu<br />
Nội dung<br />
Điểm<br />
/Ý<br />
I<br />
ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)<br />
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận<br />
0,5<br />
1<br />
Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể: khi 1,0<br />
2<br />
chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi<br />
chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất<br />
nước hay chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và<br />
quê hương mình.<br />
- Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc cú pháp: Tự hào dân tộc không phải …mà 0,5<br />
3<br />
là<br />
- Hiệu quả: Nhấn mạnh và khẳng định quan điểm của người viết về niềm tự 0,5<br />
hào dân tộc.<br />
- Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày quan điểm: Tự hào dân 1,5<br />
4<br />
tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà<br />
là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm<br />
thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới.<br />
+ Đây là câu hỏi mở học sinh có thể trình bày quan điểm theo suy nghĩ của<br />
cá nhân mình, miễn là có lí giải thuyết phục.<br />
+ Gợi ý: Khẳng định đây là một ý kiến đúng đắn, xác đáng vì: Bản sắc dân<br />
tộc là những nét riêng ưu việt nhất của dân tộc đó cần được thể hiện và giữ<br />
gìn trong thời kì hội nhập. Cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về văn hóa dân<br />
tộc, tích cực quảng bá những nét độc đáo của văn hóa quê hương, luôn gìn<br />
giữ những vẻ đẹp truyền thống…<br />
Cảm nhận bức tranh thiên nhiên cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn<br />
II<br />
Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè (6,0 điểm)<br />
1<br />
<br />
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.<br />
+ Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Thơ<br />
Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, con người và cuộc<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2<br />
<br />
sống.<br />
+ Cảnh ngày hè là bài thơ số 43 thuộc mục Bảo kính cảnh giới trong tập<br />
Quốc âm thi tập. Bài thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên nhiên cuộc sống<br />
ngày hè giản dị, tràn đầy sức sống, qua đó thể hiện hiện vẻ đẹp tâm hồn<br />
của nhà thơ.<br />
Cảm nhận bài thơ cảnh ngày hè<br />
a. Bức tranh thiên nhiên cuộc sống ngày hè sinh động, tràn đầy sức<br />
sống.<br />
- Câu thơ đầu giới thiệu tâm thế của nhà thơ: rảnh rỗi, thư thái ngắm cảnh.<br />
- Bức tranh thiên nhiên được gợi lên bằng hàng loạt các hình ảnh, ân thanh<br />
quen thuộc, tượng trưng cho mùa hè:<br />
+ Hệ thống các động từ:<br />
. Đùn đùn: dòng nhựa sống đang ứa căng trong từng thớ vỏ của hoa hòe,<br />
phun trào ra hết lớp này đến lớp khác.<br />
. Giương: Tán lá xòa rộng ra để che rợp cả khoảng không gian rộng lớn.<br />
. Phun: dòng nhựa đang tràn trề phun trào lên, tạo thành màu đỏ rực rỡ của<br />
hoa lựu.<br />
+ Hệ thống từ láy tượng thanh:<br />
. Lao xao: âm thanh của người mua kẻ bán rộn ràng, nháo nhiệt, thể hiện sự<br />
phồn vinh no đủ của cuộc sống.<br />
. Dắng dỏi: tiếng ve tạo nên bản đàn rộn ràng.<br />
+ Nguyễn Trãi đã sử dụng bút pháp tả cảnh khiến cho cảnh vật hiện lên<br />
trước mắt người đọc thật sinh động, tràn trề sức sống vào thời điểm cuối<br />
ngày.<br />
- Với lòng yêu thiên nhiên cuộc sống của mình, Nguyễn Trãi đã có những<br />
cảm nhận bằng tất cả các giác quan:<br />
+ Xúc giác: sự mát mẻ, dễ chịu.<br />
+ Thị giác: màu sắc sặc sỡ của cảnh vật ( lục, đỏ, hồng…)<br />
Khứu giác: hương thơn của hoa sen.<br />
+ Thính giác: Sự nháo nhiệt, rộn ràng, của tiếng ve, của chợ cá.<br />
=> Bức tranh thiên nhiên cuộc sống gần gũi, chân thực, sống động và có<br />
hồn.<br />
b. Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi.<br />
- Tình yêu thiên nhiên cuộc sống: Từ bức tranh thiên nhiên sinh động và<br />
đầy sức sống ta thấy được sự giao cảm và tinh tế của nhà thơ đối với cảnh<br />
vật, Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, có sự đồng cảm sâu sắc với thiên nhiên,<br />
cội nguồn sâu xa là lòng yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả. Cảnh vật<br />
thanh bình, yên vui bởi sự thanh sẵn trong tâm hồn của nhà thơ.<br />
-Tấm lòng ưu dân ái quốc:<br />
+ Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Nguyễn Trãi cũng canh cánh bên lòng nỗi<br />
niềm ưu ái với dân với nước. Tác giả mong muốn có được cây đàn của vua<br />
<br />
0,25<br />
1,0<br />
<br />
0,75<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
3<br />
<br />
Ngu Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống thái bình. Mong<br />
triều đại chúng ta cũng giống triều đại vua Ngu thuấn, thái bình, ấm no,<br />
hạnh phúc.<br />
+ Kết lại bài thơ là một câu lục ngôn, tạo điểm nhấn, dồn nén cảm xúc, kết<br />
tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi: mong muốn cuộc sống giàu đủ cho nhân dân.<br />
Cả cuộc đời ông cống hiến cũng chỉ cho nhân dân. Đây là tư tưởng tích<br />
cực, tiến bộ của Nguyễn trãi và lí tưởng ―dân giàu đủ khắp đòi phương‖<br />
của ông, ngày hôm nay vẫn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.<br />
c. Nghệ thuật<br />
- Nguyễn Trãi đã việt hóa thơ Đường luật bằng việc sáng tạo những câu<br />
thơ lục ngôn xen lẫn câu thơ thất ngôn; biện pháp đảo trật tự cú pháp…<br />
Những sáng tạo nghệ thuật này làm cho ý thơ chắc khỏe, tạo sự mới lạ về<br />
nhạc điệu.<br />
- Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế, đưa ngôn ngữ đời sống vào trong thơ<br />
một cách linh hoạt và đầy sáng tạo, giàu sức gợi; xen lẫn từ Hán và điển<br />
tích.<br />
- Sử dụng các động từ và từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, giương, phun<br />
tiễn…<br />
Cảm nhận chung về bài thơ<br />
- Qua bài thơ Cảnh ngày hè, ta thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên<br />
cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Trãi.<br />
- Bài thơ cho thấy nghệ thuật sử dụng tiếng Việt rất tinh tế tài tình của<br />
Nguyễn Trãi. Cảnh ngày hè không chỉ miêu tả cảnh sắc đặc trưng của mùa<br />
hè, mà còn thể hiện niềm vui sống, trẻ trung trong tâm hồn nhà thơ và niềm<br />
ao ước của tác giả về sự ấm no hạnh phúc cho dân chúng muôn phương.<br />
<br />
..…………………………………….HẾT……………………………………..<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />