SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG<br />
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG<br />
(Đề kiểm tra gồm có 01 trang)<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN<br />
KHỐI 11 - NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
(Thời gian làm bài: 90 phút)<br />
<br />
Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:<br />
“… Một người hạnh phúc không nhất thiết phải là người có mọi thứ tốt nhất, mà là<br />
người biết tận hưởng và chuyển biến những gì đang xảy đến với mình trong cuộc sống một<br />
cách tốt nhất.<br />
Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết<br />
khao khát và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như<br />
vậy, mọi người mới biết trân trọng những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình.”<br />
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 3, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)<br />
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)<br />
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích. (0,5 điểm)<br />
Câu 3. Trong câu văn “Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau<br />
đớn khi mất mát, biết khao khát và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất<br />
bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng những gì đã và đang đến trong<br />
cuộc đời mình”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp<br />
tu từ đó? (1,0 điểm)<br />
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) trình bày quan niệm của bản thân về<br />
hạnh phúc. (1,0 điểm)<br />
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)<br />
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của<br />
Nguyễn Tuân. Qua nhân vật Huấn Cao, anh/chị hãy nhận xét quan niệm của Nguyễn Tuân<br />
về cái Đẹp.<br />
<br />
-------------- Hết-----------Học sinh không được sử dụng tài liệu.<br />
<br />
SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG<br />
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN<br />
KHỐI 11 - NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
(Hướng dẫn chấm gồm có 01 trang)<br />
<br />
Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Nội dung<br />
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận<br />
Nội dung của đoạn trích: Một quan niệm về hạnh phúc<br />
- Biện pháp tu từ được sử dụng: Điệp từ, lặp cấu trúc.<br />
- Hiệu quả nghệ thuật: + Nhấn mạnh, khẳng định ý.<br />
+ Tạo âm hưởng cho câu văn.<br />
HS trình bày quan điểm của cá nhân, có thể tán đồng với quan niệm đã nêu<br />
hoặc đưa ra một quan niệm khác nhưng cần phải hợp lí, có sức thuyết phục<br />
và đúng tính chất một đoạn văn nghị luận (5 đến 7 dòng).<br />
(Có thể trình bày theo hướng:<br />
- Hạnh phúc là gì?<br />
- Những biểu hiện của hạnh phúc?<br />
- Làm cách nào để có được hạnh phúc?)<br />
<br />
Điểm<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,25<br />
0,25<br />
1,0<br />
<br />
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)<br />
Nội dung<br />
Điểm<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:<br />
0,5<br />
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn,<br />
kết bài kết luận được vấn đề.<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:<br />
0,5<br />
Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao và quan niệm của Nguyễn Tuân về cái Đẹp.<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận:<br />
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.<br />
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, nhân vật<br />
0,5<br />
* Phân tích vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao<br />
4,0<br />
Học sinh có thể cảm nhận và phân tích theo nhiều cách nhưng cần làm rõ:<br />
- Vẻ đẹp tài hoa: thể hiện qua tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp.<br />
- Vẻ đẹp khí phách: thể hiện ở thái độ của ông Huấn trước tù ngục, trước kẻ thù và<br />
trước cái chết.<br />
- Vẻ đẹp thiên lương: thể hiện ở sự trong sạch, cứng cỏi của một nhà Nho và ở thái<br />
độ ứng xử với viên quản ngục.<br />
* Nghệ thuật xây dựng hình tượng: Nhân vật Huấn Cao là nhân vật lí tưởng được<br />
xây dựng bởi cảm hứng lãng mạn.<br />
* Nhận xét quan niệm của Nguyễn Tuân về cái Đẹp: Cái Đẹp là bất diệt. Cái Đẹp có 0,5<br />
thể sản sinh nơi cái Xấu, cái Ác ngự trị nhưng không thể sống chung cùng cái Xấu,<br />
cái Ác; cái Đẹp giúp con người gần nhau hơn; cái Đẹp phải gắn với cái Thiện; cái<br />
Đẹp có khả năng cảm hoá con người...<br />
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận<br />
0,5<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
0,5<br />
<br />
-------------- Hết-----------<br />
<br />