TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ I / 2017 – 2018<br />
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11<br />
Thời gian làm bài: 90 phút<br />
(Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:<br />
“Còn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì lại nghèo nàn đến thảm hại về văn<br />
hóa tinh thần,... Một bộ phận thanh niên bây giờ nghĩ nhiều, nói nhiều đến tiền bạc,<br />
hưởng thụ. Ăn mặc đẹp, tiện nghi, hiện đại lắm nhưng con người thì vô cùng mỏng. Gió<br />
thổi nhẹ là bay biến tứ tán ngay. Ngày trước dân ta nghèo nhưng đức dày, nhân cách<br />
vững vàng, phong ba bão táp không hề gì,... chung quy tại giáo dục mà ra. Cha mẹ bây<br />
giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế mà chúng rất mong manh, dễ vỡ,<br />
dễ hư hỏng…”<br />
(Theo Nguyễn Khải, báo Đầu tư, sách Ngữ Văn 11 Nâng cao, NXB Giáo dục, 2014)<br />
Câu 1: Văn bản trên nói về hiện tượng gì trong đời sống? (0,5 điểm)<br />
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5 điểm)<br />
Câu 3: Trong văn bản trên có sử dụng thành ngữ. Hãy ghi lại chính xác và giải thích ý<br />
nghĩa của thành ngữ đó. (1,0 điểm)<br />
Câu 4: Chữ “mỏng” trong văn bản được hiểu như thế nào? (1,0 điểm)<br />
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1: (2,0 điểm):<br />
Anh/chị có đồng tình với quan điểm được nêu lên ở phần Đọc- hiểu: “Cha mẹ bây giờ<br />
chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì. Vì thế chúng rất mong manh, dễ vỡ, dễ hư<br />
hỏng”.<br />
Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 12-15 dòng ) trình bày suy nghĩ của mình.<br />
Câu 2: (5,0 điểm):<br />
Về một phẩm chất mà anh/chị cho rằng nổi bật ở nhân vật Huấn Cao trong truyện<br />
ngắn Chữ người tử tùcủa nhà văn Nguyễn Tuân.<br />
---------- Hết ----------<br />
<br />
ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2017 – 2018)<br />
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11<br />
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)<br />
1. Yêu cầu về kĩ năng:<br />
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;<br />
- Diễn đạt rõ ràng, chính xác, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
<br />
<br />
<br />
Câu trả lời phải đầy đủ 2 thành phần chính C-V.<br />
Trừ ½ số điểm nếu câu trả lời không đầy đủ 2 thành phần.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức:<br />
a. Câu 1: Văn bản nói về hiện tượng một bộ phận thanh niên mải chạy theo những nhu<br />
cầu về vật chất, không chú trọng đến đời sống văn hóa tinh thần. 0.5đ<br />
<br />
a. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận. 0.5đ<br />
b. Câu 3:<br />
Thành ngữ được sử dụng trong văn bản là “phong ba bão táp”. 0.5đ<br />
Thành ngữ “phong ba bão táp” có nghĩa là những khó khăn, gian khổ. 0.5đ<br />
i.<br />
<br />
Câu 4: Chữ “mỏng” có nghĩa là sự yếu đuối, kém cỏi về đạo đức, nhân cách, nghị lực,<br />
sức mạnh, bản lĩnh, ý chí,… không đủ sức chống đỡ những thử thách gian khổ trong cuộc<br />
sống. 1,0đ<br />
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1: (2,0 điểm)<br />
a) Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội, biết triển khai luận<br />
điểm, diễn đạt mạch lạc.<br />
- Yêu cầu hình thức:<br />
+ Không tách dòng (Tách dòng: - 0.5đ).<br />
+ Số dòng theo quy định, được phép ± 3 dòng).<br />
- Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng<br />
phải phù hợp với chuẩn mực, đảm bảo các nội dung chính sau:<br />
<br />
b ) Yêu cầu về kiến thức:<br />
<br />
<br />
<br />
Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.<br />
Bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình và biết cách lập luận bảo vệ ý kiến của bản<br />
thân (Đồng tình vì cha mẹ hiện nay thương con mù quáng nên chiều theo sở thích cá<br />
nhân của con vô điều kiện; do điều kiện về kinh tế vật chất đi lên so với thời đại trước<br />
nên muốn bù đắp cho con; không muốn con thua sút bạn bè; con cái đòi hỏi ở cha mẹ<br />
nhiều hơn nên nếu gặp khó khăn, trở ngại trẻ không có bản lĩnh để vượt qua trở nên yếu<br />
đuối tự ti, bạc nhược.<br />
Không đồng tình vì cha mẹ bây giờ dạy con có nhiều phương pháp tiên tiến: cung<br />
cấp vật chất nhưng không thỏa mãn, dạy con tự lập, làm giàu chính đáng, chú trọng rèn<br />
kĩ năng sống cho con nên thanh niên bây giờ bản lĩnh và nhiều khao khát. Rất nhiều bạn<br />
trẻ đã thành công và rạng danh đất nước…)<br />
c/ Biểu điểm:<br />
• Điểm 2: Văn viết lưu loát, mạch lạc, từ dùng chính xác, ấn tượng sử dụng được các<br />
thao tác lập luận .<br />
• Điểm 1: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản của đề nhưng chưa có chiều sâu, diễn đạt<br />
có chỗ chưa thật lưu loát.<br />
• Điểm 0: Để giấy trắng, lạc đề.<br />
Câu 2: (5,0 điểm)<br />
a) Yêu cầu về kĩ năng:<br />
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học<br />
- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi chính<br />
tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
b/ Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng bài<br />
viết phải bảo đảm các ý sau:<br />
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận<br />
- Làm nổi bật được một trong ba phẩm chất của nhân vật Huấn Cao (một nghệ sĩ tài hoa;<br />
một trang anh hùng dũng liệt; một thiên lương trong sáng), có lí giải và dẫn chứng cụ<br />
thể, phong phú.<br />
- Đánh giá về nhân vật và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn Nguyễn<br />
Tuân.<br />
<br />
c. Biểu điểm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Điểm 4-5: Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú; có<br />
cảm xúc và sáng tạo; có thể còn mắc một vài sai sót không đáng kể về chính tả, dùng từ.<br />
Điểm 3 : Cơ bản nêu được vấn đề cần nghị luận,biết cách lập luận, có dẫn chứng cụ thể.<br />
Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối trôi chảy,; còn mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ<br />
pháp.<br />
Điểm 2: Chưa nêu rõ vấn đề cần nghị luận, bài làm còn sơ sài. Mắc nhiều lỗi chính tả,<br />
dùng từ, ngữ pháp.<br />
Điểm 1: Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi diễn đạt.<br />
Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.<br />
<br />