intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi

Chia sẻ: Nguyên Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

251
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi giúp các em hệ thống kiến thức văn học, nâng cao khả năng viết văn, rèn luyện tính tự giác, nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra. Chúc các em ôn tập và kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 11 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI - BĐ<br /> <br /> ĐỀ THI HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2017 – 2018)<br /> MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11<br /> <br /> Thời gian làm bài: 90 phút<br /> I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):<br /> Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1- 4:<br /> Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường<br /> Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương<br /> Cho đoàn xe kịp giờ ra trận<br /> Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa<br /> Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…<br /> Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn<br /> Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái<br /> Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá<br /> Tình yêu thương bồi đắp cao lên…<br /> Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em<br /> Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ<br /> Đất nước mình nhân hậu<br /> Có nước trời xoa dịu vết thương đau<br /> (Trích Khoảng trời, hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ,<br /> Văn chương một thời để nhớ, NXB Văn học 2006)<br /> Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt của đoạn văn bản. (0,5 điểm)<br /> Câu 2: Nêu ý nghĩa của từ nhân hậu trong câu thơ: Đất nước mình nhân hậu. (0,5 điểm)<br /> Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hai hình ảnh hố bom và khoảng trời ? (1,0 điểm)<br /> Câu 4: Nêu cảm xúc chủ đạo và nội dung chính của đoạn thơ. (1,0 điểm)<br /> II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm):<br /> Câu 1 (2,0 điểm):<br /> Hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp<br /> phẩm chất người nữ thanh niên xung phong thể hiện qua hai câu thơ ở phần đọc hiểu:<br /> Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa<br /> Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…<br /> Câu 2 (5,0 điểm):<br /> Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) từ khi gặp thị Nở<br /> cho đến khi bị thị Nở cự tuyệt để thấy được biệt tài diễn tả và phân tích tâm lí nhân vật của<br /> Nam Cao.<br /> ……………………Hết………………….<br /> Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.<br /> <br /> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI - BĐ<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ I<br /> NĂM HỌC 2017 – 2018<br /> MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11<br /> <br /> (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)<br /> <br /> Phần<br /> Phần đọc hiểu<br /> I<br /> Câu 1<br /> <br /> Câu 2<br /> <br /> Câu 3<br /> <br /> Câu 4<br /> <br /> II<br /> Câu 1<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> Điểm<br /> 3,0 điểm<br /> <br /> Hai phương thức biểu đạt:<br /> - Tự sự<br /> - Biểu cảm<br /> Ý nghĩa của từ nhân hậu:<br /> - Tính từ; chỉ phẩm chất con ngưới (hiền lành, giàu lòng vị tha…)<br /> - Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam yêu hòa bình, sống nhân ái…<br /> - Hố bom: dưới lòng đất sâu thẳm; khoảng trời: ở trên cao mênh mông<br /> - Hố bom: tượng trưng cho bom đạn, tội ác của giặc và tàn tích đau thương<br /> của chiến tranh; khoảng trời: tượng trưng cho sự bình yên, hiền hòa, đôn<br /> hậu của dân tộc Việt.<br /> =>Khoảng trời – hố bom chính là sự sống – cái chết, hòa bình – chiến<br /> tranh, bình yên – tàn khốc…<br /> - Nguồn cảm hứng được khơi gợi:<br /> + Từ sự kiện lịch sử, từ những hố bom – chứng tích đau thương về cái chết<br /> anh dũng của những người con gái thanh niên xung phong thời chống Mỹ.<br /> + Xúc động, ngưỡng mộ trước sự mưu trí, dũng cảm, tự nguyện hy sinh.<br /> - Nội dung:<br /> + Hình ảnh người nữ TNXP mưu trí, dũng cảm, xả thân để cứu con đường<br /> cho đoàn quân ra trận.<br /> + Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn người Việt Nam thời chống Mỹ.<br /> <br /> 0,25 điểm<br /> 0,25 điểm<br /> 0,25 điểm<br /> 0,25 điểm<br /> 0,5 điểm<br /> <br /> 0,5 điểm<br /> 0,25 điểm<br /> 0,25 điểm<br /> 0,25 điểm<br /> 0,25 điểm<br /> <br /> Phần làm văn<br /> Viết đoạn văn nghị luận trình bày cảm nhận về vẻ đẹp phẩm chất 2,0 điểm<br /> người nữ thanh niên xung phong thể hiện qua hai câu thơ:<br /> Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa<br /> Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…<br /> Cần đạt được những yêu cầu sau:<br /> - Yêu cầu về hình thức, kỹ năng:<br /> + Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 câu).<br /> + Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi.<br /> - Yêu cầu về nội dung: Bám sát trọng tâm đề yêu cầu, đảm bảo kiến lịch<br /> sử, kiến thức đời sống xã hội và có quan điểm rõ ràng.<br /> Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận<br /> * Lí giải vẻ đẹp phẩm chất: Tình yêu Tổ quốc, sự tự nguyện hy sinh quên<br /> mình, mưu trí, dũng cảm…<br /> * Phân tích - chứng minh:<br /> - Hành động đẹp -> gan dạ, quả cảm.<br /> - Sự hy sinh cao cả -> Ý nghĩa thiêng liêng của tình yêu Tổ quốc.<br /> => Chân thực, xúc động lòng người.<br /> (Lấy dẫn chứng trong lịch sử dân tộc, trong đời sống, trong văn học…)<br /> <br /> 0,25 điểm<br /> 0,25 điểm<br /> 0,25 điểm<br /> 0,25 điểm<br /> <br /> * Bàn luận, mở rộng vấn đề:<br /> Chính phẩm chất tốt đẹp của những người nữ thanh niên xung phong nói<br /> riêng và những con người Việt Nam nói chung trong thời chống Mỹ đã<br /> làm nên chiến thắng vẻ vang, đem lại hòa bình, thống nhất đất nước.<br /> * Liên hệ bản thân, rút ra bài học:<br /> -Tình yêu Tổ quốc.<br /> - Tấm lòng biết ơn những người đã ngã xuống trong sự nghiệp giữ nước.<br /> (Quan tâm đến những gia đình có công với Cách mạng để góp phần xoa<br /> dịu nỗi đau chiến tranh;tích cực học tập, rèn luyện, cống hiến sức lực, tài<br /> năng, trí tuệ để đưa đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh hơn trong<br /> thời kì mới; và nối tiếp truyền thống “khi Tổ quốc cần phải biết hi sinh”)<br /> * Kết đoạn: Chốt lại vấn đề<br /> Câu 2 Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo - Nam<br /> Cao) từ khi gặp thị Nở cho đến khi bị thị Nở cự tuyệt để thấy được<br /> biệt tài diễn tả và phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao.<br /> <br /> 0,25 điểm<br /> 0,25 điểm<br /> 0,25 điểm<br /> <br /> 0,25 điểm<br /> 5,0 điểm<br /> <br /> Cần đạt được những yêu cầu sau:<br /> - Yêu cầu về hình thức, kỹ năng:<br /> + Viết bài văn nghị luận văn học đạt chuẩn kết cấu và bố cục.<br /> + Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi.<br /> - Yêu cầu về nội dung: Bám sát trọng tâm đề, đảm bảo chuẩn kiến thức.<br /> a. Mở bài:<br /> 0,25 điểm<br /> - Giới thiệu về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo ( Hoàn cảnh ra đời,<br /> cảm hứng chủ đạo…).<br /> - Nêu rõ luận đề: Diễn biến tâm lí của Chí Phèo từ khi gặp thị Nở cho đến<br /> khi bị thị Nở cự tuyệt.<br /> b. Thân bài:<br /> 4,5 điểm<br /> * Giải thích khái niệm:<br /> - Tâm lí là thế giới nội tâm bên trong con người với những nhận thức, tư 0,5 điểm<br /> tưởng, suy nghĩ và cảm xúc của chính con người đó.<br /> - Nghệ thuật diễn tả tâm lí là việc sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ<br /> thuật để tái hiện thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của con người trong<br /> tác phẩm văn chương.<br /> => Nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là bậc thầy trong việc diễn tả tâm lí nhân vật.<br /> * Phân tích – chứng minh:<br /> - Diễn biến tâm lí Chí Phèo sau khi gặp thị Nở:<br /> 1,0 điểm<br /> + Có cảm giác của con người: Nh÷ng c¶m nhËn vÒ kh«ng gian (c¨n lÒu,<br /> ánh nắng ban mai), vÒ cuéc sèng xung quanh (nh÷ng ©m thanh quen thuéc<br /> cña cuéc sèng).<br /> + Có suy nghĩ của con người, có cảm xúc, tâm trạng: Buồn, nghĩ về cuéc<br /> ®êi m×nh (qu¸ khø: nhớ lại ước mơ xưa; hiÖn t¹i: c« ®éc, èm ®au, ®ãi rÐt)<br />  Buồn, nhớ, lo lắng, suýt khóc…<br /> => Nhà văn Nam Cao đã dùng nhiều tính từ, từ láy, câu cảm thán để<br /> diễn tả sâu sắc diễn biến tâm lý phức tạp, đan xen của nhân vật Chí 0,25 điểm<br /> Phèo.<br /> - Diễn biến tâm lí Chí Phèo khi được thị Nở chăm sóc:<br /> - Tình yêu thương cùng sự chăm sóc mộc mạc, chân thành của thị Nở<br /> (thông qua hình ảnh bát cháo hành)  Chí Phèo ngạc nhiên (vì đây là lần<br /> <br /> 1,0 điểm<br /> <br /> đầu tiên Chí được miếng ăn do người khác đem cho) -> bâng khuâng →<br /> xúc động (hình như mắt hắn ươn ướt) → ăn năn → có những suy nghĩ<br /> hướng thiện (khát khao làm người lương thiện và có hạnh phúc, gia đình)<br /> => Chí đã nhận ra tình yêu thương và biết yêu thương.<br /> - Sự trở về của hành động Người: hầu như không uống rượu (uống rất ít)<br /> không đập đầu, rạch mặt, ăn vạ, đâm chém người… được sống những<br /> ngày lương thiện.<br /> => Nhà văn đã khai thác sâu những trạng thái, cảm xúc chân thành,<br /> hợp quy luật tình cảm và logic với sự phát triển, sự thay đổi tính cách<br /> nhân vật. Những câu văn theo mạch cảm xúc âm thầm mà mãnh liệt tha 0,25 điểm<br /> thiết đã thể hiện biệt tài phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao.<br /> - Diễn biến tâm lí Chí Phèo khi bị thị Nở cự tuyệt:<br /> - Nguyên nhân bị cự tuyệt.<br /> 1,0 điểm<br /> - Tâm lí Chí khi bị thị Nở cự tuyệt:<br /> + Ban đầu Chí tê liệt mọi phản ứng (ngẩn mặt ra không nói gì), khi „hít<br /> thấy hơi cháo hành” Chí lại chứa chan hi vọng (sửng sốt, gọi lại, đuổi<br /> theo, nắm lấy tay…).<br /> + Khi thị Nở tỏ rõ sự cắt đứt dứt khoát, Chí Phèo thất vọng, đau đớn<br /> (định đập đầu → uống rượu → càng uống càng tỉnh --> buồn → thoang<br /> thoảng hơi cháo hành → ôm mặt khóc rưng rức).<br /> => Nam Cao đã dùng nhiều từ ngữ, câu văn chỉ trạng thái cảm xúc theo<br /> mức độ tăng dần, đau đớn dần để làm nổi bật diễn biến tâm lí của Chí<br /> Phèo  Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.<br /> 0,25 điểm<br /> * Đánh giá chung<br /> - Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: Niềm tin bất diệt vào thiên<br /> lương con người; phát hiện, khẳng định ánh sáng lương tri tiềm ẩn trong<br /> 0,25 điểm<br /> đáy sâu tâm hồn Chí Phèo.<br /> - Đặc sắc nghệ thuật: Tài năng trong việc diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.<br /> c.Kết bài: Chốt, khẳng định vấn đề:<br /> 0,25 điểm<br /> - Giá trị của tác phẩm: Chí Phèo xứng đáng được coi là kiệt tác của văn<br /> học Việt Nam hiện đại.<br /> - Vị trí của nhà văn: Nhà văn hiện thực xuất sắc và nhà nhân đạo chủ nghĩa<br /> lớn của văn học hiện thực Việt Nam trước năm 1945.<br /> - Dựa vào các mức điểm trên, giáo viên chấm thi cho các mức điểm còn lại lẻ đến 0,25<br /> - Điểm toàn bài là điểm của các phần cộng lại, làm tròn đến 0,5 điểm.<br /> - Học sinh có thể trình bày các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được nội dung và kỹ<br /> năng làm văn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0