SỞ GD&ĐT CÀ MAU<br />
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11<br />
THỜI GIAN: 90 PHÚT<br />
Không kể thời gian giao đề<br />
<br />
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:<br />
Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa<br />
Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển<br />
Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta<br />
Như máu ấm trong màu cờ nước Việt<br />
Biển Tổ quốc đang cần người giữ biển<br />
Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa<br />
Máu của họ ngân bài ca giữ nước<br />
Để một lần Tổ quốc được sinh ra<br />
(Trích Tổ quốc ở Trường Sa - Nguyễn Việt Chiến)<br />
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định nghĩa của từ “Mẹ Tổ quốc” trong đoạn thơ trên.<br />
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 02 biện pháp tu từ được sử<br />
dụng trong đoạn thơ.<br />
Câu 3 (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn thơ trên?<br />
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị hãy nêu trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương của mỗi công<br />
dân trong hoàn cảnh hiện tại.<br />
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ<br />
của anh /chị về tình yêu quê hương, đất nước.<br />
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao<br />
để thấy được nỗi thống khổ vì bị cự tuyệt quyền làm người.<br />
-------------------------HẾT-------------------------<br />
<br />
SỞ GD & ĐT CÀ MAU<br />
Trường THPT Phan Ngọc Hiển<br />
<br />
Phần<br />
<br />
Câu<br />
<br />
ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
ĐỌC HIỂU<br />
<br />
3,0<br />
<br />
1<br />
<br />
Xác định nghĩa của từ “Mẹ Tổ quốc”: Chỉ hình tượng Đất nước; Sự<br />
gần gũi, yêu thương, che chở cho người dân biển.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2<br />
<br />
Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật<br />
- Xác định được 02 biện pháp tu từ trong 03 biện pháp tu từ sau:<br />
+ Điệp từ: biển, máu, Tổ quốc<br />
+ Ẩn dụ: Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta.<br />
+ So sánh: Như máu ấm trong màu cờ nước Việt.<br />
- Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha, máu thịt với<br />
biển đảo quê hương và quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
3<br />
<br />
Nội dung chính: Sự cảm phục/ngợi ca tinh thần dũng cảm, kiên cường<br />
của ngư dân trên biển cả.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
4<br />
<br />
Trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương:<br />
- Khẳng định biển đảo là một phần lãnh thổ của Tổ quốc.<br />
- Mỗi cá nhân đều phải có ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn sự thống<br />
nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
LÀM VĂN<br />
<br />
7,0<br />
<br />
I<br />
<br />
II<br />
1<br />
<br />
Trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước.<br />
<br />
2,0<br />
<br />
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn<br />
Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – 0,25<br />
phân – hợp, móc xích hoặc song hành.<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận<br />
Tình yêu quê hương, đất nước.<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận<br />
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề<br />
nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ tình yêu quê hương, đất<br />
nước là tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp của con người. Có thể theo<br />
hướng sau:<br />
- Tình yêu quê hương: là thứ tình cảm gắn bó yêu mến, vun đắp, dựng<br />
<br />
0,25<br />
1,0<br />
<br />
xây quê hương ngày càng giàu đẹp, đóng góp một phần sức lực của<br />
mình cho công cuộc xây dựng quê hương.<br />
- Tình yêu quê hương gắn liền với yêu gia đình, làng xóm. Mỗi khi đi<br />
xa ai cũng trông ngóng về quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên.<br />
- Phê phán những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương.<br />
- Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm với quê hương, đất nước.<br />
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
e. Sáng tạo<br />
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị 0,25<br />
luận.<br />
2<br />
<br />
Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam<br />
Cao để thấy được nỗi thống khổ vì bị cự tuyệt quyền làm người.<br />
<br />
5,0<br />
<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận<br />
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết 0,25<br />
bài khái quát được vấn đề.<br />
b. Xác định vấn đề cần nghị luận<br />
Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao để<br />
thấy được nỗi thống khổ vì bị cự tuyệt quyền làm người.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận<br />
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn<br />
chứng.<br />
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, nhân vật và luận đề.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
* Phân tích nhân vật Chí Phèo với bi kịch bị cự tuyệt quyền làm<br />
người.<br />
Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu<br />
cầu sau:<br />
- Về nội dung:<br />
+ Hình tượng nhân vật Chí Phèo:<br />
<br />
2,5<br />
<br />
++ Một nông dân lương thiện, có lòng tự trọng, có ước mơ đẹp,…<br />
++ Trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, mất nhân hình, nhân tính,<br />
đánh mất bản chất lương thiện của mình, rạch mặt ăn vạ, bị lưu manh<br />
hóa, tha hóa,…<br />
<br />
++ Sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo. Sự gặp gỡ thị Nở khơi dậy bản<br />
năng sinh vật trong Chí, tình yêu thương làm thức dậy bản chất lương<br />
thiện trong Chí Phèo. Chí muốn trở lại thành người lương thiện nhưng<br />
bị cự tuyệt,…<br />
+ Bi kịch vì bị cự tuyệt làm người:<br />
++ Bi kịch tâm hồn đau đớn: bi kịch tinh thần của một con người sinh<br />
ra là người, nhưng không được công nhận làm người.<br />
++ Sự thức tỉnh về quyền sống, quyền được làm người. Niềm khao<br />
khát được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng.<br />
++ Giết kẻ thù và tự sát, cách giải thoát duy nhất để Chí Phèo trở về<br />
cuộc sống làm người.<br />
+ Giá trị nội dung:<br />
++ Giá trị hiện thực: tác giả lên án, tố cáo, vạch trần bộ mặt xấu xa,<br />
tàn bạo của xã hội đương thời đồng thời cảm thông, trân trọng đối với<br />
người nông dân lượng thiện bị áp bức, bóc lột nặng nề,…<br />
++ Giá trị nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: phát hiện, miêu tả phẩm<br />
chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị xã hội thực dân nửa<br />
phong kiến tàn ác khiến họ mất cả nhân hình, nhân tính,…<br />
- Về nghệ thuật:<br />
+ Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghệ thuật<br />
miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.<br />
+ Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo.<br />
+ Tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.<br />
* Khái quát nội dung phân tích, đánh giá chung về về tác giả, tác<br />
phẩm, nhân vật.<br />
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.<br />
e. Sáng tạo<br />
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị<br />
luận.<br />
TỔNG ĐIỂM: 10,0<br />
------------------------HẾT---------------------<br />
<br />
0,5<br />
0,25<br />
<br />
0,5<br />
<br />