SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - Năm học 2017 - 2018<br />
Môn: Ngữ văn 12<br />
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:<br />
Cái giá phải trả cho sự cống hiến có thể là rất đắt, nhưng chắc hẳn nó sẽ đắt hơn rất<br />
nhiều nếu bạn quyết định thôi không sống hết mình, bởi khi ấy bạn đã không thể sống thật<br />
với bản chất của mình.<br />
Thế giới không đòi hỏi bạn phải luôn thể hiện mình, luôn nghĩ về người khác mà bỏ<br />
quên bản thân. Thế giới cũng không đòi hỏi bạn phải luôn cống hiến. Nhưng nếu muốn sống<br />
một cuộc sống đầy ý nghĩa, hãy nắm bắt tất cả những cơ hội để cống hiến sức mình, và nếu<br />
có thể, hãy tạo ra chúng. Hãy cho đi để thấy được mình đang có những gì. Đừng xem việc<br />
giúp đỡ người khác là một sự hi sinh mà hãy nghĩ rằng đó là cơ hội để thể hiện con người,<br />
năng lực và giá trị của bạn. Mỗi người khi sinh ra vốn dĩ đã là một cá thể độc đáo. Mỗi<br />
chúng ta đều có những giá trị nhất định đối với bản thân, cộng đồng và xã hội. Vì vậy,<br />
chúng ta đều luôn trong tư thế sẵn sàng để cống hiến.<br />
(Kent M.Keith Ph.D, 10 nghịch lí cuộc sống, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh)<br />
<br />
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của văn bản.<br />
(1,0 điểm)<br />
Câu 2. Theo tác giả bài viết, vì sao mỗi chúng ta “đều luôn trong tư thế sẵn sàng để<br />
cống hiến”? (1,0 điểm)<br />
Câu 3. Anh, chị hiểu thế nào về ý kiến: “Mỗi người khi sinh ra vốn dĩ đã là một cá<br />
thể độc đáo.”? (1,0 điểm)<br />
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Cảm nhận của anh, chị về đoạn trích sau:<br />
Mình đi, có nhớ những ngày<br />
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù<br />
Mình về, có nhớ chiến khu<br />
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?<br />
Mình về, rừng núi nhớ ai<br />
Trám bùi để rụng, măng mai để già.<br />
Mình đi, có nhớ những nhà<br />
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son<br />
Mình về, còn nhớ núi non<br />
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh<br />
Mình đi, mình có nhớ mình<br />
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?<br />
(Tố Hữu, Việt Bắc, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)<br />
<br />
- Hết -<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12<br />
<br />
I. Hướng dẫn chung<br />
Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)<br />
- Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức Đọc hiểu văn bản.<br />
- Học sinh có thể trình bày dưới hình thức gạch đầu dòng, trình bày theo ý.<br />
Phần Làm văn: (7,0 điểm)<br />
- Vận dụng kĩ năng phân tích một đoạn thơ.<br />
- Diễn đạt mạch lạc không mắc lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả.<br />
- Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về<br />
kiến thức và kĩ năng.<br />
II. Hướng dẫn chấm chi tiết<br />
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM<br />
Phần Câu<br />
<br />
Đọc<br />
hiểu<br />
<br />
Nội dung<br />
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.<br />
1<br />
Phong cách ngôn ngữ: Chính luận.<br />
Mỗi chúng ta đều luôn trong tư thế sẵn sàng để cống hiến vì:<br />
- Mỗi người đều muốn sống một cuộc sống đầy ý nghĩa.<br />
- Mỗi người đều khao khát khẳng định năng lực và giá trị của bản<br />
2<br />
thân.<br />
- Mỗi chúng ta đều có những giá trị nhất định đối với bản thân,<br />
cộng đồng và xã hội.<br />
Học sinh trả lời được 2/3 số ý vẫn được điểm tối đa.<br />
Anh, chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Mỗi người khi sinh ra vốn<br />
dĩ đã là một cá thể độc đáo.”?<br />
- Mỗi người là một cá thể với tính cách, đặc điểm, khả năng riêng<br />
không giống với các cá thể khác.<br />
3<br />
- Nhắc nhở mọi người nên biết tôn trọng giá trị của bản thân để tự<br />
tin cống hiến theo cách riêng của mình.<br />
- Phê phán những người tự ti về bản thân, đánh mất giá trị của<br />
chính mình.<br />
Học sinh trả lời được 2/3 số ý vẫn được điểm tối đa.<br />
Bài làm có hình thức của một bài văn hoàn chỉnh, có đầy đủ bố cục 3<br />
phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.<br />
<br />
Làm Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những kỉ niệm về Việt Bắc trong những<br />
văn năm tháng cách mạng và kháng chiến gian nan nhưng sâu nặng nghĩa<br />
tình.<br />
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.<br />
<br />
Điểm<br />
0,5<br />
0,5<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
0.5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Cảm nhận về đoạn trích:<br />
- Những kỉ niệm về cuộc sống nơi chiến khu vô vùng thiếu thốn, gian<br />
khổ, khắc nghiệt (mưa nguồn, suối lũ, mây mù, miếng cơm chấm<br />
muối…).<br />
- Những kỉ niệm về con người Việt Bắc ân tình, thủy chung son sắt (mối<br />
thù nặng vai, trám bùi để rụng, măng mai để già, đậm đà lòng son…).<br />
- Đặc sắc về nghệ thuật: Mười hai câu lục bát là lời của người ở lại, cấu<br />
tạo bằng sáu câu hỏi như khơi sâu vào kỉ niệm. Mỗi câu hỏi (tu từ) đều<br />
gợi lại, khẳng định những điều đáng nhớ nhất của Việt Bắc qua hình ảnh<br />
chân thật, gợi cảm. Sử dụng khéo léo hai cụm từ đối lập mình đi - mình<br />
về; lối điệp cấu trúc kết hợp nhịp thơ 2/2/2 – 4/4 đều đặn, phù hợp với<br />
giọng điệu thủ thỉ, tâm tình.<br />
Đánh giá chung:<br />
- Đoạn thơ thể hiện những kỉ niệm gắn bó, nhắc nhở tình cảm tha thiết,<br />
mặn nồng giữa đồng bào và cán bộ trong những năm tháng đã qua ở<br />
chiến khu Việt Bắc.<br />
- Đoạn thơ nói riêng, bài thơ Việt Bắc nói chung trở thành tiếng hát ân<br />
tình của những người kháng chiến, của cả dân tộc trong một giai đoạn<br />
lịch sử đáng nhớ.<br />
Bài làm sâu sắc, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.<br />
<br />
4,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Lưu ý chung: Trên đây chỉ là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể,<br />
các đơn vị có thể thảo luận để thống nhất đáp án, giáo viên cần chú ý kĩ năng làm bài và sự<br />
sáng tạo của học sinh, tránh việc đếm ý cho điểm.<br />
<br />