intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 12 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

Chia sẻ: Nguyên Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

167
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 12 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp dành cho các bạn học sinh lớp 12 đang chuẩn bị kiểm tra học kì 1, giúp các em phát triển tư duy, năng khiếu môn Văn học. Chúc các bạn đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 12 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

SỞ GD – ĐT PHÚ YÊN<br /> <br /> ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I<br /> <br /> TRƯỜNG THCS- THPT VÕ NGUYÊN GIÁP<br /> <br /> NĂM HỌC: 2017 – 2018<br /> Môn: NGỮ VĂN 12<br /> Thời gian: 90 phút<br /> (không kể thời gian phát đề)<br /> <br /> (Đề thi có 02 trang)<br /> I. ĐỌC HIỂU. (4,0 điểm)<br /> Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:<br /> VẾT NỨT VÀ CON KIẾN<br /> Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng.<br /> Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.<br /> Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại<br /> giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó.<br /> Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt<br /> qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và<br /> tiếp tục cuộc hành trình.<br /> Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia,<br /> biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai<br /> tươi sáng hơn!<br /> (Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)<br /> Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.<br /> Câu 2: Nêu ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”.<br /> Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: “tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến<br /> những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi<br /> sáng hơn!”? Câu 4: Từ văn bản trên, anh/chị hãy rút ra bài học mà mình tâm đắc nhất.<br /> <br /> II. LÀM VĂN. (6,0 điểm)<br /> Trình bày cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:<br /> Những đường Việt Bắc của ta<br /> Đêm đêm rầm rập như là đất rung<br /> Quân đi điệp điệp trùng trùng<br /> Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.<br /> Dân công đỏ đuốc từng ngày<br /> Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.<br /> Nghìn đêm thăm thẳm sương dày<br /> Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.<br /> (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12 (Tập một),<br /> NXB Giáo dục 2011, tr. 112)<br /> <br /> ------ Hết ------<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ I<br /> NĂM HỌC 2017 - 2018<br /> Môn: NGỮ VĂN – LỚP 12<br /> (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)<br /> 1.<br /> <br /> Hướng dẫn chung<br /> - Hội đồng chấm cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà.<br /> <br /> - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát<br /> bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.<br /> - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong<br /> việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng<br /> tạo.<br /> - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với<br /> tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm.<br /> B. Đáp án và thang điểm<br /> ĐÁP ÁN<br /> <br /> ĐIỂM<br /> <br /> I. ĐỌC HIỂU. (4,0 điểm)<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> Câu 1.<br /> <br /> Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự<br /> <br /> 1,0đ<br /> <br /> Câu 2.<br /> <br /> Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”: những khó khăn, trở ngại, thách thức mà<br /> 1,0đ<br /> chúng ta luôn phải đối mặt trong cuộc sống. Đó là quy luật tất yếu.<br /> <br /> Câu 3.<br /> <br /> Vì: Trong cuộc sống, con người cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách<br /> như “vết nứt” mà con kiến bé nhỏ kia gặp phải. Điều quan trọng là con người<br /> vượt qua những khó khăn, trở ngại ấy như thế nào. Hình ảnh con kiến đã cho<br /> chúng ta một bài học, hãy biến những khó khăn, trở ngại của hôm nay thành trải<br /> nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai đạt thành công. Ý kiến của tác<br /> giả cũng gián tiếp lên tiếng trước một thực trạng: trong cuộc sống, còn có nhiều<br /> người bi quan, tiêu cực, bỏ cuộc.. . trước những khó khăn, trở ngại…đó là thái<br /> độ cần phải thay đổi để vươn lên.<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, giải thích vì sao bài học đó khiến em<br /> tâm đắc.<br /> - Có thể lựa chọn một trong các bài học sau:<br /> Câu 4.<br /> <br /> + Trước bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày, phải kiên trì, nhẫn nại,<br /> đối mặt với thử thách, không nên chỉ mới gặp trở ngại đã vội vàng bỏ cuộc.<br /> + Để theo đuổi được mục đích của bản thân, phải luôn nỗ lực, sáng tạo, khắc<br /> phục hoàn cảnh.<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> II. LÀM VĂN. (6,0 điểm)<br /> Cảm nhận đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu.<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> 1.<br /> Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở<br /> bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề<br /> b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận, suy nghĩ về nội dung, nghệ thuật<br /> trong đoạn thơ.<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập<br /> luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng<br /> * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.<br /> * Nội dung, nghệ thuật đoạn thơ:<br /> - Bức tranh toàn cảnh quân dân ta ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục,<br /> khẩn trương:<br /> + Hai câu thơ đầu: gợi không gian rộng lớn và thời gian đằng đẵng của cuộc kháng<br /> chiến trường kì, vĩ đại.<br /> + Đại từ sở hữu “của ta” vang lên dõng dạc, khẳng định niềm tự hào và khẳng định sự<br /> thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, khẳng định Việt Bắc là chiến khu tự do.<br /> + Khí thế xung trận có sức gợi hình, gợi cảm, gợi sức mạnh của đoàn quân trong kháng<br /> chiến (rầm rập, đất rung). Đó là sức mạnh tổng hpwj làm rung chuyển cả mặt đất.<br /> + Hình ảnh so sánh cường điệu: “Đêm đêm rầm rập như là đất rung”.<br /> - Hình ảnh bộ đội hành quân ra trận:<br /> + Hình ảnh hào hùng của đoàn quân kháng chiến: điệp điệp, trùng trùng.<br /> + Nghệ thuật sử dụng từ láy vừa tái hiện không khí sôi nổi trong những ngày chiến dịch<br /> của cuộc kháng chiến vừa gợi sự đông đảo, khí thế hào hùng như từng đợt sóng dâng trào<br /> của đoàn quân.<br /> + Hình ảnh người lính vừa hùng tráng và đầy lạc quan vừa lãng mạn và đậm chất hiện<br /> thực: “Ánh sao… mũ nan”<br /> - Hình ảnh quần chúng nhân dân trong kháng chiến:<br /> + Dân công đỏ đuốc từng đoàn: đẹp, hào hùng và đầy lạc quan không kém gì những<br /> người lính.<br /> + Hình ảnh cường điệu: Bước chân nát đá => khẳng định ý chí, sức mạnh phi thường,<br /> sức mạnh to lớn của nhân dân trong kháng chiến. Họ đã góp phần rất lớn để đưa cuộc<br /> kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi.<br /> + Là những con người bất chấp hy sinh, gian khổ, bất chấp mưa bom bão đạn của kẻ<br /> thù, đạp bằng mọi trở lực để đi theo tiếng gọi của lòng yêu nước và lý tưởng cách mạng.<br /> - Khẳng định niềm tin lạc quan, vững chắc về thắng lợi của cuộc kháng chiến:<br /> <br /> 0,5<br /> 3,0<br /> <br /> + Hai câu cuối: sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng=> niềm tin vào ngày mai chiến<br /> thắng huy hoàng, như “ngọn đèn pha bật sáng”<br /> * Khẳng định, đánh giá chung về tác giả và về đoạn trích.<br /> d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị<br /> luận<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu<br /> <br /> 1,0<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2