ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2017 - 2018<br />
Môn: NGỮ VĂN – Khối: 12<br />
Thời gian: 120 phút<br />
(Không tính thời gian phát đề)<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
THỨC<br />
<br />
(Đề gồm có 02 trang)<br />
Họ và tên: .................................................................................................... SBD: ............................<br />
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):<br />
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:<br />
Đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt những ngày gần đây của PGS.TS Bùi Hiền đang phải<br />
hứng chịu một làn sóng chỉ trích, thậm chí chửi rủa thậm tệ. Tuy nhiên, với những người quen<br />
với những đề xuất đổi mới, chuyện này là rất bình thường. Theo ông Lương Hoài Nam (Tiến sĩ<br />
kinh tế), chuyện xuất hiện đề xuất như vậy là rất bình thường và đáng khích lệ.<br />
Thưa ông, những ngày vừa qua, đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt đã gây ra một làn sóng<br />
chỉ trích hết sức nặng nề. Ông thấy những chỉ trích như vậy có đúng không?<br />
Đầu tiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng đó là một nỗ lực nghiên cứu và mạnh dạn trong việc<br />
đề xuất cải tiến. Từ đó, nên tránh việc xử sự thái quá với việc làm này. Chúng ta hay nói về “tự<br />
do học thuật”, đòi hỏi “tự do học thuật”, thì nên cởi mở với các sáng kiến.(...)<br />
Vậy ông ủng hộ đề xuất này?<br />
(...) Việc chuyển thể chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền sẽ khiến chúng ta thấy xa lạ với thói<br />
quen chúng ta viết hàng ngày. Nhưng hãy nhìn đề xuất này như một tập hợp của nhiều đề xuất<br />
nhỏ. Trong các đề xuất nhỏ đó, có ý nào hợp lý, dễ áp dung thì áp dụng. Trong 100 đề xuất nhỏ<br />
mà áp dụng được một vài đề xuất cũng đã là tốt. Chẳng hạn, tôi thấy thay chữ “ph” sang “f” có<br />
thể xem xét được, có thể thay đổi được nếu có sự đồng thuận. Có những đề xuất khác phức tạp<br />
hơn, trong thời điểm hiện tại khó chấp nhận được thì cứ để đấy. Có thể trong tương lai, con cháu<br />
chúng ta thấy hợp lý để thay đổi thì sao? (...)<br />
Ông có ngạc nhiên khi đề xuất này bị chỉ trích, “ném đá” dữ dội như vậy không?<br />
Tôi không ngạc nhiên. Chính tôi và một số người cũng từng bị chỉ trích như vậy khi đưa ra<br />
một đề xuất khác với thói quen, suy nghĩ của số đông. Đây có thể là hậu quả của một nền giáo<br />
dục thiếu tự do học thuật, thiếu phản biện, chỉ học theo sách giáo khoa và ý của thầy cô. Ở nhiều<br />
nước, học sinh được khuyến khích phản biện, tranh luận với nhau và với thầy cô. Học sinh cũng<br />
được giáo dục, trang bị các kỹ năng để tranh luận có văn hóa và chung sống với sự khác biệt<br />
quan điểm. Văn hóa tranh luận trong xã hội ta vẫn còn kém.<br />
Cần khuyến khích đề xuất và khuyến khích xã hội tranh luận, phản biện trên tinh thần cầu<br />
thị và có văn hóa. Chúng ta đang có một cách hiểu rằng mọi đề xuất đều có thể đi vào cuộc<br />
sống, từ đó, sợ hãi trước đề xuất của ai đó đưa ra và phản ứng tiêu cực, kể cả xúc phạm cá nhân.<br />
(Nguồn: Báo Thanh Niên Online)<br />
1<br />
<br />
1. Xác định thể loại của văn bản báo chí trên? (0,5đ)<br />
A. Bản tin<br />
<br />
B. Phóng sự<br />
<br />
C. Phỏng vấn<br />
<br />
D. Tiểu phẩm<br />
<br />
2. Nội dung đoạn phỏng vấn xoay quanh vấn đề gì? (0,5đ)<br />
3. Theo ông Lương Hoài Nam, vì sao cần khuyến khích xã hội tranh luận? Tranh luận, phản biện<br />
phải dựa trên tinh thần gì? (1,0đ)<br />
4. Anh/ chị hiểu như thế nào là tranh luận có văn hóa và chung sống với sự khác biệt quan<br />
điểm? (1,0đ)<br />
II.LÀM VĂN (7,0 điểm):<br />
Câu 1 (2,0 điểm):<br />
Việc đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền có người đồng tình cũng có<br />
người phản đối. Bản thân anh/chị có ý kiến như thế nào về đề xuất này? Hãy trình bày suy nghĩ<br />
của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ.<br />
Câu 2 (5,0 điểm):<br />
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn văn sau đây:<br />
a.<br />
“…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn<br />
hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo<br />
đốt nương xuân… Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua<br />
đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ<br />
nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà<br />
lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người<br />
bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về…”<br />
(Nguyễn Tuân – Người lái đò Sông Đà)<br />
b.<br />
“…Từ tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua<br />
một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi<br />
giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam<br />
Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc<br />
thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản<br />
quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như<br />
người Huế thường miêu tả …”<br />
(Hoàng Phủ Ngọc Tường – Ai đã đặt tên cho dòng sông?)<br />
<br />
............................ Hết.....................................<br />
Thí sinh không sử dụng tài liệu<br />
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.<br />
<br />
2<br />
<br />
Phần<br />
<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU<br />
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2017 - 2018<br />
Môn: NGỮ VĂN – Khối: 12<br />
Câu<br />
Nội Dung<br />
<br />
ĐỌC HIỂU<br />
1<br />
I<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
1<br />
<br />
Thể loại của văn bản báo chí trên: đáp án C. Phỏng vấn<br />
Nội dung cuộc phỏng vấn xoay quanh vấn đề: thái độ, ý kiến của<br />
ông Lương Hoài Nam trước phản ứng của dư luận về đề xuất cải<br />
tiến chữ viết tiếng Việt những ngày gần đây của PGS.TS Bùi Hiền<br />
-Theo ông Lương Hoài Nam, cần khuyến khích xã hội tranh luận<br />
vì: Văn hóa tranh luận trong xã hội ta vẫn còn kém.<br />
- Tranh luận, phản biện phải dựa trên tinh thần cầu thị và có văn<br />
hóa.<br />
HS có thể trình bày suy nghĩ tự do trong 3-5 dòng :<br />
Tranh luận có văn hóa và chung sống với sự khác biệt quan điểm:<br />
Tranh luận trên tinh thần cầu thị, không nhìn nhận đánh giá một<br />
cách phiến diện, tôn trọng ý kiến cá nhân, không phản ứng tiêu cực<br />
và xúc phạm cá nhân..<br />
LÀM VĂN<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
3,0<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Việc đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền có 2,0<br />
người đồng tình cũng có người phản đối. Bản thân anh/chị có ý<br />
kiến như thế nào về đề xuất này? Hãy trình bày suy nghĩ của mình<br />
bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ.<br />
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Đoạn văn phải có câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung thể hiện chủ<br />
đề.<br />
b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Nghị luận về đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi<br />
Hiền<br />
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành luận điểm: kết hợp chặt<br />
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.<br />
II<br />
<br />
Một vài định hướng về nội dung:<br />
-<br />
<br />
HS có thể trình bày ý kiến riêng: đồng tình hay không đồng<br />
tình nhưng phải lý giải thuyết phục, tranh luận một cách có<br />
văn hóa, tránh xúc phạm cá nhân.<br />
3<br />
<br />
1,0<br />
<br />
-<br />
<br />
GV tùy vào lập luận của HS để đánh giá.<br />
<br />
d. Sáng tạo<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn<br />
đề nghị luận.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
2<br />
<br />
Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của hai dòng sông qua hai 5,0<br />
đoạn văn trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn<br />
Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc<br />
Tường.<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và<br />
nêu được vấn đề; thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên<br />
kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, kết bài khái quát<br />
được vấn đề.<br />
b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Vẻ đẹp của Sông Đà và Sông Hương qua hai đoạn văn trong tác<br />
phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt<br />
tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.<br />
c. Triển khai vấn để cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp,<br />
vận dụng tốt các thao tác lập luận (trong đó phải có thao tác phân<br />
tích, so sánh); kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài<br />
học nhận thức và hành động.<br />
<br />
3,0<br />
<br />
- Giới thiệu khái quát phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân và<br />
Hoàng Phủ Ngọc Tường, khái quát tác phẩm:<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn văn:<br />
+ Đoạn văn trong bài: “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân:<br />
*Nội dung:<br />
Tập trung miêu tả vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn của Sông Đà<br />
(hình dáng thơ mộng, đường nét mềm mại, màu sắc thay đổi<br />
độc đáo...)<br />
Cái tôi tài hoa, đắm say trước cảnh đẹp của Nguyễn Tuân.<br />
*Nghệ thuật:<br />
Hình ảnh, ngôn từ mới lạ, câu văn dài trùng điệp, âm điệu<br />
nhịp nhàng<br />
So sánh nhân hóa độc đáo, từ ngữ giàu chất tạo hình, phối<br />
4<br />
<br />
1,5<br />
<br />
hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh.<br />
+ Đoạn văn trong bài: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của<br />
Hoàng Phủ Ngọc Tường:<br />
*Nội dung:<br />
Miêu tả vẻ đẹp sông Hương đoạn chảy qua đồng bằng: thủy<br />
trình, sự linh hoạt của dòng chảy, vẻ biến ảo của màu sắc, vẻ<br />
uy nghi, trầm mặc của cảnh vật...<br />
Tình yêu xứ Huế, tự hào về sông Hương; cách cảm nhận<br />
bình dị nhưng tinh tế, tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.<br />
*Nghệ thuật:<br />
Hình ảnh chân thực, gợi cảm; câu văn dài nhưng khúc chiết,<br />
thanh điệu hài hòa, tiết tấu nhịp nhàng.<br />
So sánh gần gũi, xác thực, đưa địa danh khéo léo..<br />
- So sánh để thấy được vẻ đẹp riêng của hai đoạn văn:<br />
+ Sự tương đồng:<br />
Cùng miêu tả vẻ đẹp kỳ ảo của hai dòng sông; cùng bộc lộ<br />
tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên đất nước;<br />
Cảm xúc tinh tế, năng lực cảm nhận và phân tích tuyệt vời;<br />
thể văn tùy bút đậm đà chất trữ tình, giàu hình ảnh nhạc<br />
điệu, cái tôi tài hoa...<br />
+ Sự khác biệt:<br />
Nguyễn Tuân xúc cảm nồng nàn, liên tưởng phóng túng, so<br />
sánh táo bạo, cảnh sắc được miêu tả bao quát ở nhiều khía<br />
cạnh, góc độ, thời gian...<br />
Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm xúc sâu lắng, cảm giác gắn với<br />
suy tư, cảnh sắc được bao quát từ một góc nhìn..<br />
d. Sáng tạo<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ. Văn<br />
viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
Lưu ý : HS có thể viết theo cách riêng của mình, giám khảo dựa vào kĩ năng và nội dung bài<br />
làm của HS để đánh giá.<br />
<br />
5<br />
<br />