intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

61
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển là tài liệu luyện thi học kì hiệu quả dành cho các bạn học sinh lớp 12. Cùng tham khảo và tải về đề thi để ôn tập kiến thức, rèn luyện nâng cao khả năng giải đề thi để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới nhé. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

  1. SỞ GD & ĐT CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2020 – 2021 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 12 THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bạn có nghĩ rằng cuộc đời mình cho đến thời điểm này chịu ảnh hưởng của toàn bộ những lựa chọn và quyết định mà bạn đã thực hiện (hoặc không thực hiện) không? Nếu có bất cứ điều gì trong cuộc sống làm bạn thất vọng, bất mãn, thì chính bạn phải là người chịu trách nhiệm. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng thì chính bạn phải là người nghĩ ra cách thức nhằm thay đổi và cải thiện tình hình. Với tư cách là chủ nhân của chính mình, bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với mọi việc mình làm và cả kết quả của chúng nữa. Bạn phải chịu trách nhiệm cả với những rủi ro, hậu quả cho hành động của mình. Bạn phải hiểu rằng, để có được vị trí như hiện nay, trở thành con người như ngày nay là do chính bạn đã quyết định và lựa chọn như vậy. Nếu bạn không hài lòng với cuộc sống trong hiện tại, hãy quyết định tìm kiếm hoặc tự tạo ra những cơ hội để làm cho nó tốt đẹp hơn trong tương lai. Hãy xem đó là một mục tiêu, lập kế hoạch và bắt tay vào thực hiện để giành những gì bạn đáng được hưởng. Bạn luôn là người tự do trong những quyết định tạo nên cuộc đời của chính mình”. (Trích “Chinh phục mục tiêu” – Brian Tracy – Nguyễn Trung An, MBA dịch). Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? Câu 2. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết chúng ta cần phải làm gì nếu không hài lòng với cuộc sống trong hiện tại? Câu 3. Anh /chị hiểu như thế nào về quan niệm: bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với mọi việc mình làm và cả kết quả của chúng nữa? Câu 4. Anh / chị có đồng tình với ý kiến của tác giả “Bạn luôn là người tự do trong những quyết định tạo nên cuộc đời của chính mình” không? Lí giải vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý nghĩa của việc làm chủ chính mình. Câu 2. Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò, chất vàng mười của Tây Bắc, trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. -------HẾT------
  2. SỞ GD & ĐT CÀ MAU ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THPT Phan Ngọc Hiển MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12 THỜI GIAN: 90 PHÚT Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: 0,5 Nghị luận 2 Theo tác giả, hãy quyết định tìm kiếm hoặc tự tạo ra những cơ hội để 0,5 làm cho nó tốt đẹp hơn trong tương lai. Hãy xem đó là một mục tiêu, lập kế hoạch và bắt tay vào thực hiện để giành những gì bạn đáng được hưởng. 3 Quan niệm: bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với mọi việc mình 1,0 làm và cả kết quả của chúng nữa có thể được hiểu là: - Mỗi người là chủ nhân của chính mình, chịu trách nhiệm trước lời nói, việc làm hoặc không làm, những quyết định, lựa chọn của bản thân. - Chịu trách nhiệm có nghĩa là không đỗ lỗi cho số phận hay người khác. - Nhắc nhở mỗi người cần sống, hành động, suy nghĩ tích cực cho hiện tại và tương lai. 4 Hs trình bày theo suy nghĩ của mình. Lí giải hợp lí. 1,0 Có thể đồng tình. Lí giải: Con người có thể bị tác động bởi hoàn cảnh, ý kiến của người khác nhưng quyết định cuối cùng là của chúng ta. Không ai có thể ép buộc nếu chúng ta không đồng thuận. Vì chúng ta chính là chủ nhân của cuộc đời mình. Và những quyết định của mỗi người, tích cực hay tiêu cực cũng đã tạo nên bức tranh cuộc đời mình hôm nay. II LÀM VĂN 7,0 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn 2,0 (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý nghĩa của việc làm chủ chính mình. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Ý nghĩa của việc làm chủ chính mình.
  3. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa vấn đề ý nghĩa của việc làm chủ chính mình. Có thể theo hướng sau: *Giải thích vấn đề: - Làm chủ bản thân là kiểm soát và định hướng những suy nghĩ, hành 0,25 động của bản thân, chịu trách nhiệm về kết quả của những suy nghĩ, hành động đó. *Phân tích, bàn luận vấn đề 0,5 - Làm chủ chính mình giúp con người sống chuẩn mực, kiểm soát được lời nói, hành vi, quyết định và lựa chọn của mình. Nhờ vậy, sẽ hạn chế được những hành động, lời nói tiêu cực gây tổn thương đến những người xung quanh hoặc bản thân. - Làm chủ chính mình giúp con người hiểu hơn về bản thân mình, sáng suốt nhận ra niềm đam mê, sở trường của bản thân. Từ đó hoạch định được tương lai. - Làm chủ chính mình giúp chúng ta rèn luyện bản lĩnh, hình thành thái độ tự tin, tư duy độc lập; không bị tác động tiêu cực từ dư luận, không chạy theo số đông một cách mù quáng. - Người làm chủ chính mình biết rằng mình có toàn quyền cũng như toàn bộ trách nhiệm trong việc vẽ lên bức tranh cuộc đời mình. Vì vậy, họ không than trách quá khứ, không đổ lỗi cho hoàn cảnh và người khác. Họ luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân, khắc phục khó khăn để vượt qua thất bại để thay đổi cuộc đời theo hướng họ muốn. - Làm chủ chính mình sẽ luôn kiểm soát được suy nghĩ, hành động của mình nên học có đời sống nội tâm bình an hơn, hạnh phúc hơn. - Phê phán những con người sống thiếu lập trường, hèn nhát. => Khẳng định: Làm chủ chính mình là chiếc chìa khóa quan trọng mở ra cánh cửa hạnh phúc. *Liên hệ bản thân 0,25 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.
  4. 2 Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò, chất vàng 5,0 mười của Tây Bắc trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò, chất vàng mười của Tây Bắc trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 3,5 Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tùy bút Người lái đò sông Đà, vẻ đẹp 0,5 hình tượng người lái đò, chất vàng mười của Tây Bắc. * Vẻ đẹp hình tượng người lái đò: 1,5 - Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối diện với thiên nhiên hung bạo. - Về lai lịch: tác giả xóa mờ xuất thân, tập trung miêu tả ngoại hình để ngợi ca những con người vô danh âm thầm cống hiến: “tay lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh,... chất mun”, đó là ngoại hình khỏe khoắn của con người lao động luôn gắn bó với nghề. - Là người có lòng dũng cảm, tình yêu nghề: “giữ mái chèo, nén vết thương, hai chân kẹp chặt lấy cuống lái”. - Có thể liên hệ đến hình ảnh Huấn Cao - người anh hùng trong quan niệm của Nguyễn Tuân trước cách mạng để dẫn dắt sang hình tượng ông lái đò. - Công việc: lái đò trên sông Đà, hằng ngày đối diện với con thủy quái hung bạo. - Là người từng trải, hiểu biết và thành thạo trong nghề lái đò: “trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ... những luồng nước”, “sông Đà đối với ông lái đò ấy như một thiên anh hùng mà ông đã thuộc ... xuống dòng”, ... - Là người mưu trí dũng cảm, bản lĩnh và tài ba: + Ung dung đối đầu với thác dữ “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo...” để phá trùng vi thạch trận thứ nhất + Ông lái đò “không chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá luôn vòng vây thứ hai và đổi chiến thuật”, ông "nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luận phục kích của lũ đá nơi ải nước”, động
  5. tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác...” + Là người nghệ sĩ tài hoa: ưa những khúc sông nhiều ghềnh thác, không thích lái đò trên khúc sông bằng phẳng, coi việc chiến thắng “con thủy quái” là chuyện thường: sau khi vượt thác nhà đò đốt lửa nướng cơm lam và toàn bàn về chuyện cá anh vũ, cá dầm xanh, ... * Chất vàng mười của Tây Bắc: - Khái quát về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: là nhà văn tài hoa uyên bác, suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa, thẩm mĩ, luôn miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. - Nêu cảm nhận về hình tượng nhân vật ông lái đò: là đại diện cho con người lao động Tây Bắc trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã 1,0 hội, là con người vừa có phẩm chất anh hùng vừa tài hoa nghệ sĩ, chứa đựng chất vàng mười đã qua thử lửa. * Khái quát chung, khẳng định lại vẻ đẹp hình tượng người lái đò, chất 0,5 vàng mười của Tây Bắc trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Nghệ thuật khắc họa nhân vật. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. TỔNG ĐIỂM: 10,0 ------------------------HẾT----------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2