intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường PTDTBT THCS cụm xã Chà Vàl - Zuôich

Chia sẻ: Yunmengjiangshi Yunmengjiangshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

23
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường PTDTBT THCS cụm xã Chà Vàl - Zuôich. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường PTDTBT THCS cụm xã Chà Vàl - Zuôich

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 -2021 QUẢNG NAM Môn: Ngữ văn - Lớp 7 TRƯỜNG PTDTBT THCS Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) CỤM XÃ CHÀ VÀL - ZUÔICH ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ... (Vũ Bằng, Mùa xuân của tôi, Ngữ văn 7, tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, trang 173, 174) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.(1.0 điểm) Câu 2. Tìm các từ láy được sử dụng trong câu văn: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ...”. Cho biết chúng thuộc loại từ láy nào? (1.0 điểm) Câu 3. Chỉ ra quan hệ từ có trong cụm từ “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt” và cho biết quan hệ từ đó biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? (1.0 điểm) Câu 4. Qua đoạn trích, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với mùa xuân? (1.0 điểm) Câu 5. Bức tranh mùa xuân trong đoạn trích có khơi dậy trong em niềm khát khao, mong chờ “Tết đến, xuân về” hay không? Vì sao? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về một người mà em yêu quý nhất. ----------Hết---------- Họ và tên học sinh: ....................... Số báo danh: ...................................
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM Môn: Ngữ văn – Lớp 7 TRƯỜNG PTDTBT THCS CỤM XÃ CHÀ VÀL - ZUÔICH HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 - Phương thức biểu đạt chính: phương thức biểu cảm/biểu cảm 1.0 - Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa 0.5 * Xác định đúng 1 từ láy: 0.25 điểm; đúng 2 từ trở lên: 0.5 điểm. 2 - Những từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa thuộc loại từ láy toàn 0.5 bộ/láy hoàn toàn. - Quan hệ từ: của 0.5 3 - Biểu thị ý nghĩa quan hệ: sở hữu. 0.5 - Tình cảm của tác giả: yêu mến thiết tha, mê luyến trước vẻ đẹp của mùa xuân, nhất là mùa xuân của Hà Nội. Đồng thời, đoạn trích còn 4 thể hiện nỗi nhớ thương da diết của tác giả đối với quê hương miền 1.0 Bắc. * Học sinh nêu được ý ở câu thứ nhất: 0.75 điểm; nêu được ý ở câu thứ hai: 0.25 điểm. Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau. Song nội dung trả lời cần phải hợp lí, đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây chỉ là những gợi ý: - Có. Vì: + Không khí và cảnh sắc đất trời vào mùa xuân có sức quyến rũ hồn người. 5 1.0 + Tết đến xuân về là dịp để tri ân ông bà, gặp gỡ người thân sau những tháng ngày xa quê. + ... - Không. Vì: + Mùa xuân tuy đẹp nhưng đối với tuổi học trò, em thích nhất là mùa hè vì được nghỉ hè, vui chơi, thăm bà con xa...
  3. + Mùa xuân thì đẹp, Tết thì vui nhưng là học sinh, em còn bận việc học, không có thời gian, điều kiện để tham quan, tận hưởng. + ... - Vừa “có” vừa “không”: Học sinh có thể lí giải bằng việc kết hợp các gợi ý trên. * Cách cho điểm: - Định điểm theo các mức sau: + Thể hiện được thái độ: 0.25 điểm. + Lí giải: Mức 1: lí giải hợp lí, có sức thuyết phục (0.75 điểm) Mức 2: lí giải hợp lí, nhưng chưa có sức thuyết phục (0.5 điểm) Mức 3: có lí giải (0.25 điểm) Mức 4: không có lí giải (0.0 điểm) II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn biểu cảm; kết hợp được các yếu tố miêu tả, tự sự 0.5 trong bài văn; thể hiện được tình cảm chân thực, trong sáng. - Bài văn có bố cục rõ ràng. Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm. Thân bài: thể hiện cảm xúc, ấn tượng về đối tượng biểu cảm. Kết bài: khái quát được những ấn tượng, cảm xúc về đối tượng biểu cảm. 2. Yêu cầu về kiến thức 4.5 a. Xác định đúng yêu cầu bài văn: Phát biểu cảm nghĩ về một người mà 0.5 em yêu quý nhất. b. Triển khai nội dung biểu cảm: Học sinh có thể trình bày bài văn theo nhiều cách khác nhau; song cần đạt được các nội dung sau: * Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và nêu được ấn tượng, cảm xúc ban đầu về đối tượng biểu cảm. * Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với đối tượng biểu cảm: 3.0 Học sinh kết hợp biểu cảm với các yếu tố miêu tả, tự sự để làm rõ những nét tiêu biểu của đối tượng biểu cảm làm cho em yêu quý, cảm phục như: - Ngoại hình, tính tình, tài năng, sở thích... - Khơi gợi những kỉ niệm sâu sắc cùng đối tượng. * Khái quát vai trò, ý nghĩa của đối tượng được biểu cảm. Khẳng định tình cảm đối với đối tượng biểu cảm. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối 0.5 tượng biểu cảm. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: dùng từ, đặt câu đảm bảo các quy tắc chính 0.5 tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Hết-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1