intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Dĩ An

Chia sẻ: Jiayounanhai Jiayounanhai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Dĩ An sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Dĩ An

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Môn: Ngữ văn – Lớp 7. Năm học: 2020-2021 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I/ Mục đích bài kiểm tra : 1. Kiến thức: - Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của hs thông qua hình thức kiểm tra tự luận. - Qua bài kiểm tra gv rút kinh nghiệm, điều chỉnh phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp. 2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài. 3. Thái độ: HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài. II/ Hình thức kiểm tra: - Tự luận. III/ Xây dựng ma trận: Mức độ Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Sáng tạo cộng Chủ đề - Nhớ và - Hiểu được ý 1. Văn học chép chính nghĩa và phương Viết một đoạn hiện đại thơ thức biểu đạt của văn ngắn - Nhớ tên tác bài thơ. phẩm, tác giả Số câu: 1ý 2ý 1 Số điểm: 0.5 1 3 Tỉ lệ: 5% 10% 30% 2. Tiếng Việt - Nêu khái - Xác định được từ niệm và nhận ghép biết được từ - Xác định được đồng nghĩa. loại từ ghép. Số câu: 2ý 2ý 1 Số điểm: 1.25 0.75 2,0 Tỉ lệ: 10.25% 0.75% 20% . Làm một 3.Tập làm văn bản văn biểu cảm hoàn chỉnh. Số câu: 1 1 Số điểm: 5 5 Tỉ lệ: 50% 50% Số câu: 0.75 0.75 1 1 3 Số điểm: 1.75 1.75 1.5 5 10,0 Tỉ lệ: 10.75.% 10.75% 15% 50% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT TP BÌNH DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS DĨ AN Môn: Ngữ văn – Lớp 7.Năm học: 2020-2021 (Đề chính thức số 1) Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ tên, chữ ký giám thị Họ và tên :. ...................................................... ... 1 :....................................................... Lớp:..........SBD:....................Phòng thi:............ 2 :....................................................... Điểm bài thi Họ tên, chữ ký giám khảo Bằng số Bằng chữ 1 :....................................................... 2 : ...................................................... Đề bài: Câu 1: (3.5 điểm) Cho câu thơ sau: Nam quốc sơn hà Nam đế cư, a. Em hãy chép 3 câu thơ còn lại để hoàn thành bài thơ. b. Hãy cho biết tên của bài thơ trên là gì? Tác giả là ai? c. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? d. Nêu ý nghĩa của bài thơ trên? Câu 2: ( 2 điểm) Cho hai câu thơ: “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta” (“Qua Đèo Ngang” – Bà Huyện Thanh Quan) a. Tìm đại từ trong hai câu thơ trên và cho biết đại từ đó dùng để làm gì? b. Hai câu thơ diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ? Hãy viết đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) nêu cảm nhận của em về cách thể hiện tâm sự của Bà Huyện Thanh Quan trước cảnh Đèo Ngang. Câu 3: (5 điểm) Cảm nghĩ về một loài cây em yêu ………………… HẾT…………….
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Môn: Ngữ văn – Lớp 7. Năm học: 2020-2021 (Đề chính thức số 1) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 (3. đ) a Hs chép đúng, chính xác 3 câu thơ còng lại: 1. đ b Tên của bài thơ trên là: Nam quốc sơn hà. Tác giả là: Lí Thường Kiệt. 0.5.đ c Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Biểu cảm 0,5 .đ d Ý nghĩa bài thơ: - Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta. - Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta. 1.0 đ Câu 2 (2.đ) a. - Đại từ: ta 0,5đ - Đại từ xưng hô. 0,5đ -Tâm trạng của nhà thơ: cô đơn, hoài cổ trước không gian bao la, rộng lớn của Đèo Ngang. 0.5đ b. Viết đoạn văn: + Tác giả đã sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình, chơi chữ, sử dụng cách nói đa nghĩa để bộc lộ tâm trang nhớ nước, thương nhà của mình. 0.25đ + Ngoài ra tác giả còn sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản, điệp đại từ đề nhấm mạnh nỗi cô đơn thầm lặng, một mình đối diện với chính mình trước cảnh Đèo Ngang. 0.25 đ Câu 3 (5 đ) 1. Yêu cầu chung: Hình thức: - Kiểu văn bản biểu cảm. - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, đánh giá hay những suy tư đậm màu sắc cảm xúc về một hay thế giới loài cây. - Bài viết có bố cục 3 phần: Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, giàu hình ảnh. Câu viết đúng ngữ pháp, không sai những lỗi chính tả thông thường. 2. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo nội dung sau: a. Mở bài: 1.0 - Giới thiệu về tên loài cây (cây tre, cây xoài, cây na…). - Lí do em yêu thích loài cây đó. b.Thân bài: 3.0
  4. - Tả những nét nổi bật của loài cây đó khiến em ấn tượng và yêu thích: thân, cành, lá, hoa, quả... - Tình cảm, cảm xúc của em đối với loài cây đó thay đổi như thế nào theo thời gian? + Ban đầu khi nhìn thấy loài cây đó em có suy nghĩ , tình cảm gì? + Trải qua năm tháng, thời gian tình cảm của em có thay đổi không? Em có thấy gắn bó và coi cây đó như một người bạn không? - Mối quan hệ gần gũi giữa loài cây đó với đời sống của em. ( Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần) - Ý nghĩa, vai trò của loài cây đó trong cuộc sống của con người. c. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. *Biểu điểm: - Điểm 4 - 5: Bài viết có bố cục rõ ràng, kỉ niệm chân thành gợi được 1.0 những rung động, lời văn trong sáng có sức truyền cảm, biết kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật nội dung - Điểm 3 - 4: Bài viết đảm bảo yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc, sai ít lỗi các loại - Điểm 2 - 3: Bài viết còn sơ sài, chưa thật sự đảm bảo yêu cầu của đề, lời văn còn vụng sai nhiều lỗi các loại. - Điểm 0,5 – 1,5: Bài viết sơ sài, lời văn lủng củng, mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
  5. PHÒNG GD&ĐT TP. BÌNH DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS DĨ AN Môn: Ngữ văn – Lớp 7. Năm học: 2020-2021 (Đề chính thức số 2 ) Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ tên, chữ ký giám thị Họ và tên :. ...................................................... ... 1 :....................................................... Lớp:..........SBD:....................Phòng thi:............ 2 :....................................................... Điểm bài thi Họ tên, chữ ký giám khảo Bằng số Bằng chữ 1 :....................................................... 2 : ...................................................... Đề bài: Câu 1 (3 điểm): Cho câu thơ sau: Cháu chiến đấu hôm nay a. Chép tiếp 5 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối trong một bài thơ em đã học: b. Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào, của ai? c. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì? d. Nhân vật trữ tình được nhắc tới trong khổ thơ trên là ai? Nêu ý nghĩa văn bản chứa đoạn thơ bài thơ trên? Câu 2: ( 2 điểm) a. Thế nào là điệp ngữ? Nêu các dạng điệp ngữ mà em biết? b. Chỉ ra biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên. Viết đoạn văn ngắn từ 4 - 6 câu phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ đó. Câu 3 (5 điểm): Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý. ................................ Hết ...............................…
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Môn: Ngữ văn – Lớp 7. Năm học: 2020-2021 (Đề chính thức số 2) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 (3. đ) a Hs chép đúng, chính xác những câu thơ còng lại: 1đ b Tên của bài thơ trên là: Tiếng gà trưa. Tác giả là: Xuân Quỳnh. 0.5đ c Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Biểu cảm 0,5 đ d - Nhân vật trữ tình là Người cháu – anh chiến sĩ. 0.5 đ - Ý nghĩa bài thơ: Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận. 0.5 đ Câu 2 (2.đ) a. - Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một 0,5đ câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. 0,5đ - Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). 0.25đ - Điệp từ “ vì” -> Điệp ngữ cách quãng - Tác dụng: Điệp từ “ vì” trong khổ thơ khẳng định mục đích chiến đấu b. của người chiến sĩ cao cả, thiêng liêng nhưng cũng rất bình dị. Cháu chiến 0.75 đ đấu vì Tổ quốc, nhân dân, vì xóm làng thân thuộc, vì người thân và vì kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. Câu 3 (5 đ) 1.Yêu cầu chung: Hình thức: - Kiểu văn bản biểu cảm. - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, đánh giá hay những suy tư đậm màu sắc cảm xúc về một hay thế giới loài cây. - Bài viết có bố cục 3 phần: Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, giàu hình ảnh. Câu viết đúng ngữ pháp, không sai những lỗi chính tả thông thường. 2.Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo nội dung sau: 0.5 - Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu về người thầy (người cô), lí do em viết về người thầy (người cô) ấy. . Thân bài: (4,0 điểm) Những cảm xúc, đánh giá, nhận xét của bản thân về người thầy (người cô): 4.0 - Hình dáng, lời nói, cử chỉ... của người thầy (người cô) để lại trong em nhiều ấn tượng. - Những việc làm, hành động đáng nhớ của người thầy (người cô) ấy. - Thái độ cư xử của người thầy (người cô) với mọi người, với bản thân làm em cảm phục, quý mến,...
  7. - Những việc em đã làm hoặc định làm đối với người thầy (người cô) để thể hiện lòng biết ơn. 0.5 . Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định tình cảm, thái độ của em đối với người thầy (người cô). *Biểu điểm: - Điểm 4 - 5: Bài viết có bố cục rõ ràng, kỉ niệm chân thành gợi được những rung động, lời văn trong sáng có sức truyền cảm, biết kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật nội dung - Điểm 3 - 4: Bài viết đảm bảo yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc, sai ít lỗi các loại - Điểm 2 - 3: Bài viết còn sơ sài, chưa thật sự đảm bảo yêu cầu của đề, lời văn còn vụng sai nhiều lỗi các loại. - Điểm 0,5 – 1,5: Bài viết sơ sài, lời văn lủng củng, mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0