intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh dành cho các bạn học sinh lớp 10 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi học kì 1. Hy vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kỳ thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I BẮC NINH NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn- lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu: Biển rung, gió bấc thổi băng băng, Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Ðằng. Kình ngạc băm vằm non mấy khúc, Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng. Quan hà hiểm yếu trời kia đặt, Hào kiệt công danh đất ấy từng. Việc cũ quay đầu, ôi đã vắng, Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng. (Bản dịch của Nguyễn Đình Hồ, Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, NXB Văn hoá, 1962) Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 3. Hãy cho biết phong thái của tác giả qua hai câu thơ đầu. Câu 4. Anh/chị nhận xét gì về cảnh thiên nhiên của biển Bạch Đằng được miêu tả trong bài thơ? Câu 5. Nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu luận. Câu 6. Anh/chị hãy nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão: Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. Dịch thơ: Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. (Ngữ văn 10, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010) ------------------Hết------------------
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I BẮC NINH NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn- lớp 10 (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật 1 0,5 Hướng dẫn chấm: HS trả lời thơ thất ngôn: 0,25 điểm . 2 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5 Phong thái của tác giả qua hai câu đầu: Tác giả dạo chơi, ngắm cảnh thiên nhiên với phong thái ung dung, thư thái. 3 0,5 Hướng dẫn chấm: HS trả lời đúng nhưng có cách diễn đạt khác vẫn đạt điểm tối đa. Thiên nhiên của biển Bạch Đằng được miêu tả trong bài thơ: - Hiểm trở, hoang sơ và hùng vĩ. 0,75 - Cảnh thiên nhiên in đậm dấu vết lịch sử những cuộc đấu tranh của dân tộc. 4 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. - HS trả lời chỉ một trong hai ý của đáp án đạt 0,5 điểm. Tác dụng của phép đối trong hai câu luận: - Phép đối: Quan hà - hào kiệt, trời - đất. 0,25 -Tác dụng: 0,5 + Ca ngợi và tự hào núi sông hiểm trở, dân tộc Đại Việt có nhiều anh hùng hào kiệt 5 với những chiến công lẫy lừng bảo vệ đất nước. + Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng cho câu thơ. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. - HS trả lời chỉ một trong các ý của đáp án: 0,25 điểm. Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ: - Tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên. - Hoài niệm quá khứ hào hùng, bồi hồi nhớ về các hào kiệt thuở trước. 6 1,0 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. - HS trả lời chỉ một trong hai ý của đáp án: 0,5 điểm II LÀM VĂN 6,0 Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão. 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão. c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Ngũ Lão (0,25 điểm) và bài thơ “Tỏ lòng” 0,5 (Thuật hoài) (0,25 điểm). 1
  3. * Nội dung: 3,0 - Vẻ đẹp của hình tượng tráng sĩ và sức mạnh quân đội nhà Trần: + Hình tượng tráng sĩ: hiện lên qua tư thế cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) trấn giữ non sông đã mấy thu (kháp kỉ thu). Đó là tư thế hiên ngang, lẫm liệt, nổi bật giữa không gian, thời gian, mang hào khí ôm trùm giang sơn, vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. + Hình ảnh ba quân: quân đội nhà Trần có sức mạnh như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu, át cả sao Ngưu, sao Đẩu (tì hổ khí thôn ngưu). Câu thơ không chỉ thể hiện sức mạnh của quân đội nhà Trần mà còn gợi lên sức mạnh của dân tộc Đại Việt, hùng tâm tráng trí của của thời đại Đông A. - Vẻ đẹp của chí làm trai và nỗi thẹn làm nên nhân cách: + Ý chí, khát vọng muốn được cống hiến, muốn được làm tròn sứ mệnh của đấng nam nhi đối với nhân dân, đất nước (công danh trái-món nợ công danh của kẻ làm trai). Đó là khát vọng diệt giặc, giữ yên bờ cõi, giang sơn. + Thẹn với Vũ hầu (Gia Cát Lượng)-Danh tướng thời Tam Quốc (Trung Quốc) - người tài mưu lược lớn trừ giặc cứu nước. Đó là biểu hiện của thái độ khiêm nhường, lòng tự trọng đáng quý của đấng nam nhi. Nỗi thẹn ấy còn được hiểu là thẹn với chính mình, thẹn vì chưa trả được món nợ công danh với dân với nước. Nỗi thẹn nâng cao nhân cách của Phạm Ngũ Lão. * Nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, cô đọng, hàm súc. - Hình ảnh thơ mang tính tượng trưng, ước lệ, giàu giá trị biểu cảm… - Thủ pháp so sánh, phóng đại góp phần tô đậm sức mạnh của quân đội nhà Trần và nhân dân Đại Việt. * Đánh giá chung: 0,5 - Khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lý tưởng, có nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại. - Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão. - Khơi dậy tình yêu và ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với Tổ quốc. Hướng dẫn chấm: - HS đáp ứng được 02-03 yêu cầu: 0,5 điểm. - HS đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình cảm nhận, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc thơ Phạm Ngũ Lão; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. + Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,5 điểm. Tổng điểm 10,0 2
  4. ------------------Hết------------------ 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2