intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 90 phút (Đề có 2 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ tên : ........................................................ Số báo danh : ................... I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ : Dưới gốc đa già, trong vũng bóng Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai. Ve ve rung cánh, ruồi say nắng. Gà gáy trong thôn những tiếng dài. Trời lơ cao vút không buông gió Đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng, Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng. Quán cũ nằm lười trong sóng nắng Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm… Đứng lặng trong mây một cánh diều. Cành thưa, nắng tưới, chim không đứng Quả chín bâng khuâng rụng trước hè. Vài cô về chợ buông quang thúng Sửa lại vành khăn dưới bóng tre. Thời gian dừng bước trên đồng vắng Lá ngập ngừng sa nhẹ lướt ao. Như mơ đường khói lên trời nắng Trường học làng kia tiếng trống vào. Trưa hè - Bàng Bá Lân (Dẫn nguồn: https://www.thivien.net) Thực hiện các yêu cầu sau: - Lựa chọn đáp án đúng Câu 1: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai.” A. Nhân hóa. B. Hoán dụ. C. Ẩn dụ. D. So sánh
  2. Câu 2: Xác định thể thơ được sử dụng trong bài thơ. A. Thơ bảy chữ. B. Thơ thất ngôn trường thiên. C. Thơ tự do. D. Thơ lục bát. Câu 3: Câu thơ “Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa” gợi lên hình ảnh gì? A. Đồng lúa mượt mà chuyển động như làn sóng êm đềm. B. Đồng lúa tốt tươi chuyển động trong gió. C. Đồng lúa quanh co, uốn lượn. D. Đồng lúa yếu mềm chao nghiêng trong gió như sắp ngã. Câu 4: Cảnh sắc trong bài thơ Trưa hè có đặc điểm như thế nào? A. Ồn ào, náo nhiệt. B. Ngột ngạt, oi bức. C. Yên bình, vắng lặng. D. U buồn, nhạt nhòa. Câu 5: Chỉ ra cách ngắt nhịp chủ yếu của bài thơ. A. 2/2/1/2 B. 2/2/3 C. 4/3 D. 3/4 Câu 6: Chỉ ra hình ảnh đặc trưng của mùa hè được nêu trong khổ thơ thứ nhất. A. Ve ve. B. Vũng bóng. C. Gà gáy. D. Đàn trâu. Câu 7: Nội dung của những câu thơ sau là gì? “Quán cũ nằm lười trong sóng nắng Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm…” A. Miêu tả giấc ngủ khó nhọc của người bán hàng. B. Miêu tả khung cảnh quán vắng và sự nóng bức của trưa hè cùng sức khỏe yếu ớt của người bán hàng. C. Miêu tả sự nhễ nhại của mồ hôi trên người bán hàng. D. Miêu tả khung cảnh quán vắng và sự nóng bức của trưa hè cùng nỗi nhọc nhằn của người bán hàng. - Trả lời các câu hỏi Câu 8. Bài thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả ? Câu 9. Từ khung cảnh trưa hè trong bài thơ, hãy trình bày điều anh/chị yêu thích nhất ở làng quê và lý giải vì sao? Câu 10. Theo anh/chị, để giảm sự oi bức của mùa hè, chúng ta cần phải có những hành động thiết thực nào đối với môi trường? II. VIẾT (4,0 điểm) Chọn một trong hai câu sau: Câu 1. Viết một bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc học tập. Câu 2. Viết bài văn nghị luận phân tích khung cảnh làng quê trong bài thơ “Trưa hè” của Bàng Bá Lân. - HẾT -
  3. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 90 phút (Đề có 2 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ tên : ........................................................ Số báo danh : ................... I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ : Dưới gốc đa già, trong vũng bóng Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai. Ve ve rung cánh, ruồi say nắng. Gà gáy trong thôn những tiếng dài. Trời lơ cao vút không buông gió Đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng, Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng. Quán cũ nằm lười trong sóng nắng Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm… Đứng lặng trong mây một cánh diều. Cành thưa, nắng tưới, chim không đứng Quả chín bâng khuâng rụng trước hè. Vài cô về chợ buông quang thúng Sửa lại vành khăn dưới bóng tre. Thời gian dừng bước trên đồng vắng Lá ngập ngừng sa nhẹ lướt ao. Như mơ đường khói lên trời nắng Trường học làng kia tiếng trống vào. Trưa hè - Bàng Bá Lân (Dẫn nguồn: https://www.thivien.net) Thực hiện các yêu cầu sau: - Lựa chọn đáp án đúng Câu 1: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai.” A. Nhân hóa. B. Hoán dụ. C. So sánh D. Ẩn dụ. Câu 2: Chỉ ra cách ngắt nhịp chủ yếu của bài thơ. A. 3/4 B. 4/3 C. 2/2/3 D. 2/2/1/2
  4. Câu 3: Nội dung của những câu thơ sau là gì? “Quán cũ nằm lười trong sóng nắng Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm…” A. Miêu tả sự nhễ nhại của mồ hôi trên người bán hàng. B. Miêu tả khung cảnh quán vắng và sự nóng bức của trưa hè cùng nỗi nhọc nhằn của người bán hàng. C. Miêu tả giấc ngủ khó nhọc của người bán hàng. D. Miêu tả khung cảnh quán vắng và sự nóng bức của trưa hè cùng sức khỏe yếu ớt của người bán hàng. Câu 4: Chỉ ra hình ảnh đặc trưng của mùa hè được nêu trong khổ thơ thứ nhất. A. Gà gáy. B. Vũng bóng. C. Ve ve. D. Đàn trâu. Câu 5: Xác định thể thơ được sử dụng trong bài thơ. A. Thơ lục bát. B. Thơ thất ngôn trường thiên. C. Thơ bảy chữ. D. Thơ tự do. Câu 6: Cảnh sắc trong bài thơ Trưa hè có đặc điểm như thế nào? A. Ngột ngạt, oi bức. B. U buồn, nhạt nhòa. C. Ồn ào, náo nhiệt. D. Yên bình, vắng lặng. Câu 7: Câu thơ “Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa” gợi lên hình ảnh gì? A. Đồng lúa quanh co, uốn lượn. B. Đồng lúa mượt mà chuyển động như làn sóng êm đềm. C. Đồng lúa yếu mềm chao nghiêng trong gió như sắp ngã. D. Đồng lúa tốt tươi chuyển động trong gió. - Trả lời các câu hỏi Câu 8. Bài thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả ? Câu 9. Từ khung cảnh trưa hè trong bài thơ, hãy trình bày điều anh/chị yêu thích nhất ở làng quê và lý giải vì sao? Câu 10. Theo anh/chị, để giảm sự oi bức của mùa hè, chúng ta cần phải có những hành động thiết thực nào đối với môi trường? II. VIẾT (4,0 điểm) Chọn một trong hai câu sau: Câu 1. Viết một bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc học tập. Câu 2. Viết bài văn nghị luận phân tích khung cảnh làng quê trong bài thơ “Trưa hè” của Bàng Bá Lân. - HẾT -
  5. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 90 phút (Đề có 2 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ tên : ........................................................ Số báo danh : ................... I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ : Dưới gốc đa già, trong vũng bóng Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai. Ve ve rung cánh, ruồi say nắng. Gà gáy trong thôn những tiếng dài. Trời lơ cao vút không buông gió Đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng, Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng. Quán cũ nằm lười trong sóng nắng Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm… Đứng lặng trong mây một cánh diều. Cành thưa, nắng tưới, chim không đứng Quả chín bâng khuâng rụng trước hè. Vài cô về chợ buông quang thúng Sửa lại vành khăn dưới bóng tre. Thời gian dừng bước trên đồng vắng Lá ngập ngừng sa nhẹ lướt ao. Như mơ đường khói lên trời nắng Trường học làng kia tiếng trống vào. Trưa hè - Bàng Bá Lân (Dẫn nguồn: https://www.thivien.net) Thực hiện các yêu cầu sau: - Lựa chọn đáp án đúng Câu 1: Cảnh sắc trong bài thơ Trưa hè có đặc điểm như thế nào? A. U buồn, nhạt nhòa. B. Ồn ào, náo nhiệt. C. Yên bình, vắng lặng. D. Ngột ngạt, oi bức.
  6. Câu 2: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai.” A. Ẩn dụ. B. Nhân hóa. C. Hoán dụ. D. So sánh Câu 3: Chỉ ra cách ngắt nhịp chủ yếu của bài thơ. A. 3/4 B. 2/2/1/2 C. 4/3 D. 2/2/3 Câu 4: Chỉ ra hình ảnh đặc trưng của mùa hè được nêu trong khổ thơ thứ nhất. A. Đàn trâu. B. Ve ve. C. Vũng bóng. D. Gà gáy. Câu 5: Nội dung của những câu thơ sau là gì? “Quán cũ nằm lười trong sóng nắng Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm…” A. Miêu tả khung cảnh quán vắng và sự nóng bức của trưa hè cùng nỗi nhọc nhằn của người bán hàng. B. Miêu tả sự nhễ nhại của mồ hôi trên người bán hàng. C. Miêu tả giấc ngủ khó nhọc của người bán hàng. D. Miêu tả khung cảnh quán vắng và sự nóng bức của trưa hè cùng sức khỏe yếu ớt của người bán hàng. Câu 6: Câu thơ “Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa” gợi lên hình ảnh gì? A. Đồng lúa yếu mềm chao nghiêng trong gió như sắp ngã. B. Đồng lúa quanh co, uốn lượn. C. Đồng lúa mượt mà chuyển động như làn sóng êm đềm. D. Đồng lúa tốt tươi chuyển động trong gió. Câu 7: Xác định thể thơ được sử dụng trong bài thơ. A. Thơ lục bát. B. Thơ bảy chữ. C. Thơ thất ngôn trường thiên. D. Thơ tự do. - Trả lời các câu hỏi Câu 8. Bài thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả ? Câu 9. Từ khung cảnh trưa hè trong bài thơ, hãy trình bày điều anh/chị yêu thích nhất ở làng quê và lý giải vì sao? Câu 10. Theo anh/chị, để giảm sự oi bức của mùa hè, chúng ta cần phải có những hành động thiết thực nào đối với môi trường? II. VIẾT (4,0 điểm) Chọn một trong hai câu sau: Câu 1. Viết một bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc học tập. Câu 2. Viết bài văn nghị luận phân tích khung cảnh làng quê trong bài thơ “Trưa hè” của Bàng Bá Lân. - HẾT -
  7. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 90 phút (Đề có 2 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ tên : ........................................................ Số báo danh : ................... I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ : Dưới gốc đa già, trong vũng bóng Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai. Ve ve rung cánh, ruồi say nắng. Gà gáy trong thôn những tiếng dài. Trời lơ cao vút không buông gió Đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng, Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng. Quán cũ nằm lười trong sóng nắng Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm… Đứng lặng trong mây một cánh diều. Cành thưa, nắng tưới, chim không đứng Quả chín bâng khuâng rụng trước hè. Vài cô về chợ buông quang thúng Sửa lại vành khăn dưới bóng tre. Thời gian dừng bước trên đồng vắng Lá ngập ngừng sa nhẹ lướt ao. Như mơ đường khói lên trời nắng Trường học làng kia tiếng trống vào. Trưa hè - Bàng Bá Lân (Dẫn nguồn: https://www.thivien.net) Thực hiện các yêu cầu sau: - Lựa chọn đáp án đúng Câu 1: Câu thơ “Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa” gợi lên hình ảnh gì? A. Đồng lúa mượt mà chuyển động như làn sóng êm đềm. B. Đồng lúa tốt tươi chuyển động trong gió. C. Đồng lúa yếu mềm chao nghiêng trong gió như sắp ngã. D. Đồng lúa quanh co, uốn lượn.
  8. Câu 2: Chỉ ra hình ảnh đặc trưng của mùa hè được nêu trong khổ thơ thứ nhất. A. Đàn trâu. B. Ve ve. C. Gà gáy. D. Vũng bóng. Câu 3: Chỉ ra cách ngắt nhịp chủ yếu của bài thơ. A. 3/4 B. 4/3 C. 2/2/3 D. 2/2/1/2 Câu 4: Cảnh sắc trong bài thơ Trưa hè có đặc điểm như thế nào? A. U buồn, nhạt nhòa. B. Yên bình, vắng lặng. C. Ngột ngạt, oi bức. D. Ồn ào, náo nhiệt. Câu 5: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai.” A. Nhân hóa. B. Ẩn dụ. C. So sánh D. Hoán dụ. Câu 6: Xác định thể thơ được sử dụng trong bài thơ. A. Thơ bảy chữ. B. Thơ tự do. C. Thơ thất ngôn trường thiên. D. Thơ lục bát. Câu 7: Nội dung của những câu thơ sau là gì? “Quán cũ nằm lười trong sóng nắng Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm…” A. Miêu tả khung cảnh quán vắng và sự nóng bức của trưa hè cùng sức khỏe yếu ớt của người bán hàng. B. Miêu tả giấc ngủ khó nhọc của người bán hàng. C. Miêu tả sự nhễ nhại của mồ hôi trên người bán hàng. D. Miêu tả khung cảnh quán vắng và sự nóng bức của trưa hè cùng nỗi nhọc nhằn của người bán hàng. - Trả lời các câu hỏi Câu 8. Bài thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả ? Câu 9. Từ khung cảnh trưa hè trong bài thơ, hãy trình bày điều anh/chị yêu thích nhất ở làng quê và lý giải vì sao? Câu 10. Theo anh/chị, để giảm sự oi bức của mùa hè, chúng ta cần phải có những hành động thiết thực nào đối với môi trường? II. VIẾT (4,0 điểm) Chọn một trong hai câu sau: Câu 1. Viết một bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc học tập. Câu 2. Viết bài văn nghị luận phân tích khung cảnh làng quê trong bài thơ “Trưa hè” của Bàng Bá Lân. - HẾT -
  9. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn lớp 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 Phần đáp án câu trắc nghiệm: 15 260 35 457 1 9 8 2 3 1 A A C A 4 2 A B B B 5 3 A B C B 6 4 C C B B 7 5 C C A A 6 A D C A 7 D B B D 8 Tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ: 1,0 - Tình yêu thiên nhiên - Tình yêu cuộc sống, con người nơi làng quê. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời các ý có nội dung như đáp án và không mắc lỗi chính tả, diễn đạt: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý có nội dung như đáp án và không mắc lỗi chính tả, diễn đạt: 0,5 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: 9 Từ bức tranh trưa hè trong bài thơ, HS trình bày những điều mình yêu 0,75 thích ở làng quê và lí giải rõ lý do mình yêu thích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu và lý giải rõ điều mình thích nhưng phải đảm bảo những yếu tố của làng quê và không mắc lỗi chính tả, diễn đạt : 0,75 điểm. - Học sinh nêu được điều mình thích nhưng không lí giải: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trình bày những ý không liên quan: 0,0 điểm. 10 Để giảm sự oi bức của mùa hè, chúng ta cần phải có những hành động 0,75 thiết thực đối với môi trường: - Trồng cây xanh. - Tiết kiệm điện. - Hạn chế sử dụng những đồ dùng sinh hoạt bằng nhựa, nilon khó phân hủy. ... Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2-3 ý như đáp án hoặc theo nhận thức của mình nhưng hợp lý và không mắc lỗi chính tả, diễn đạt: 0,75 điểm.
  10. - Học sinh trả lời được 1 ý như đáp án hoặc theo nhận thức của mình nhưng hợp lý và không mắc lỗi chính tả, diễn đạt: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc viết ý không liên quan: 0,0 điểm. II VIẾT 4,0 Đề 1: 0,25 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Cảm nhận khung cảnh làng quê buổi trưa hè trong bài thơ Trưa hè của Bàng Bá Lân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ: đề tài, nhan đề, tác giả, thể thơ,... - Khung cảnh làng quê buổi trưa hè: + Cảnh vật yên bình, tĩnh lặng mang đặc trưng của buổi trưa hè ở làng quê. + Người dân quê dung dị, nhọc nhằn đầy niềm thương mến. - Đặc sắc nghệ thuật: + Ngôn ngữ mộc mạc, hình ảnh thơ đậm nét quê. + Bút pháp miêu tả tinh tế, giàu chất thơ. + Sử dụng biện pháp tu từ đa dạng làm nổi bật ý thơ. Hướng dẫn chấm: - Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc kết hợp giữa nội dung và nghệ thuật: 2,0 điểm. - Cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Cảm nhận chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . - Đánh giá chung: 0,5 + Ngòi bút miêu tả tinh tế, kết hợp thơ, nhạc, họa. + Bức tranh làng quê trưa hè dung dị đầy chất thơ in đậm tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương tha thiết đắm say của tác giả. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý đánh giá nội dung và nghệ thuật: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 trong 2 ý nội dung hoặc nghệ thuật; 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn 0,5 đạt mới mẻ. Đề 2: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
  11. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Thuyết phục người khác từ bỏ 0,25 thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc học tập. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Nêu được thói quen cần từ bỏ. - Chỉ ra được các biểu hiện của thói quen cần từ bỏ. - Phân tích, đánh giá được những ảnh hưởng và tác động tiêu cực của thói quen đó đối với cá nhân và mọi người. - Đưa ra được những giải pháp mà người được thuyết phục có thể thực hiện được để có thể từ bỏ một thói quen ảnh hưởng xấu đến cá nhân và mọi người. - Bày tỏ thái độ ân cần, cảm thông, chia sẻ với đối tượng được thuyết phục. Xây đựng được niềm tin mà mình đang hướng tới. Hướng dẫn chấm: - Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc kết hợp giữa nội dung và nghệ thuật: 2,0 điểm. - Cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Cảm nhận chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn 0,5 đạt mới mẻ. I + II 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2