intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ I (NĂM HỌC: 2022 – 2023) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: NGỮ VĂN – Khối: 10 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC/ (Đề có 02 trang) PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM Lưu ý: Thí sinh viết đáp án vào giấy làm bài tự luận. Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: ……. là một trong những thể loại truyện dân gian. Truyện kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật văn hóa; qua đó phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người. A. Thần thoại C. Truyền thuyết B. Sử thi D. Cổ tích Câu 2. “Chủ thể trữ tình” là khái niệm chỉ A. người thể hiện thái độ, cảm xúc, tư tưởng của mình trong suốt văn bản thơ. B. những cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, những con người, sự kiện xuất hiện trong văn bản thơ. C. đối tượng được tác giả sử dụng như một ẩn dụ nghệ thuật để thể hiện quan niệm của mình về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. D. con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng xuất hiện trong suốt chiều dài văn bản thơ; chứa đựng quan niệm của tác giả về nghệ thuật và cuộc sống. Câu 3. Nhân vật anh hùng sử thi không mang đặc điểm nào dưới đây? A. Luôn sẵn sàng đối mặt với thử thách, hiểm nguy. B. Mang tính đại diện cho một cá nhân trong một giai đoạn lịch sử nhất định. C. Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng. D. Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường. Câu 4. “Nhìn xem phong cảnh làng ta Có sơn có thủy bao la hữu tình” (Ca dao) Vần “a” trong chữ “ta” và “la” ở câu ca dao trên, xét ở vị trí gieo vần, gọi là vần gì? A. Vần chân. C. Vần lưng. B. Cước vận. D. Câu A và B đúng. Câu 5. Cách nào dưới đây dùng để đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản? A. Dùng kí hiệu dấu chấm lửng. B. Bỏ trống. C. Dùng một đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược. D. Cả A và C đều đúng. Câu 6. Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả? A. trống trãi. B. sâu sắt. C. xát phạt. D. vững chãi. Câu 7. Sắp xếp các câu văn dưới đây theo trình tự hợp lý để tạo thành một đoạn văn mạch lạc: (1) Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ báo cũ, để xuống dưới nệm nằm cho đỡ lạnh. (2) Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. (3) Buổi sáng, trước khi đi làm Bác để một viên gạch vào bếp lò. (4) Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. A. 1 – 2 – 3 – 4. C. 2 – 4 – 3 – 1. B. 2 – 1 – 3 – 4. D. 2 – 3 – 4 – 1. Trang 1
  2. Câu 8. Trong những câu sau đây, câu nào có từ dùng không đúng nghĩa? A. Điểm yếu của lớp ta là chưa thật đoàn kết. B. Việc có nhiều bạn đi học muộn là một yếu điểm của lớp ta. C. Tự giác học tập là điểm chủ yếu giúp bạn tiến bộ. D. Yếu điểm của việc giữ gìn an toàn giao thông là mọi người phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ. PHẦN 2. TỰ LUẬN (8 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Mùa hạ (Xuân Quỳnh1) (1) Đó là mùa của những tiếng chim reo (3) Đó là mùa của những buổi chiều Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút Đất thành cây, mật trào lên vị quả Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức Bước chân người bỗng mở những đường đi Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa. (2) Đó là mùa không thể giấu che (4) Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết? Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển Từ những miền cay đắng hoá thành thơ. Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa. […] 28-6-1986 (“Mùa hạ”, Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997) Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt của văn bản. (1.0 điểm) Câu 2. Anh/chị hãy tìm ít nhất 04 từ ngữ, hình ảnh gợi tả mùa hè rực rỡ, căng tràn nhựa sống ở khổ thơ (1) và (2). (1.0 điểm) Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc trong bài thơ. (1.0 điểm) Câu 4. Những gì tác giả miêu tả về mùa hạ khiến anh/chị liên tưởng đến những vẻ đẹp nào của tuổi trẻ? (1.0 điểm) Câu 5. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá 2 khổ thơ sau trong bài thơ Mùa hạ của nhà thơ Xuân Quỳnh (4.0 điểm): “Đó là mùa của những buổi chiều Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa. Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết? Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.” ---Hết--- 1 Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, đồng thời cũng là một cây bút nữ sáng giá của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một trái tim phụ nữ đôn hậu, chân thành nhưng cũng thật mạnh mẽ, quyết liệt trong khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc đời thường. Thơ của bà giàu sự tinh tế, hình ảnh thơ được lấy từ chất liệu đời sống nhưng ẩn giấu sau đó là những tư tưởng, triết lí sâu sắc. Trang 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2