Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định
lượt xem 6
download
Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định
- MA TRẬN VÀ ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận 1. Ma trận Mức độ nhận thức Tổng Thông Vận dụng % Nội Nhận biết Vận dụng T Kĩ hiểu cao điểm dung/đơn (Số câu) (Số câu) T năng (Số câu) (Số câu) vị kĩ năng TN TN TN TN TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ 1 Đọc Thơ Đường luật 4 0 3 1 0 1 0 1 60 2 Viết Viết bài 40 luận thuyết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. Tổng 15 5% 25 15 0 30% 0 10% % % % 100 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% 2. Bảng đặc tả T Kĩ Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận T năng thức/Kĩ năng thức Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu Dụng cao 1 1. 1. Thơ Đường Nhận biết: 3 câu 1 câu 1 câu Đọc luật - Nhận biết được thể thơ, từ 4 câu TN TL TL hiểu ngữ, vần, nhịp, đối và các TN 01 biện pháp tu từ trong bài thơ. câu - Nhận biết được bố cục, TL những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ. - Nhận biết được nhịp điệu, giọng điệu trong bài thơ.
- Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. - Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra. - Vận dụng những hiểu biết về tác giả để đánh giá ý nghĩa, giá trị của thơ. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2 Viết Viết bài luận Nhận biết: 1* 1* 1* 1 thuyết phục - Xác định được đúng yêu câu người khác từ cầu về nội dung và hình thức TL bỏ một thói của bài văn nghị luận. quen hay một - Nêu được thói quen hay quan niệm. quan niệm mang tính tiêu cực, cần phải từ bỏ. - Xác định rõ mục đích (khuyên người khác từ bỏ thói quen/ quan niệm), đối tượng nghị luận ( người/ những người mang thói quen/ quan niệm mang tính tiêu cực).
- -Đảm bảo cấu trúc, bố cục của bài văn nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Mô tả, lí giải được những khía cạnh mang tính tiêu cực, bất lợi của thói quen, quan niệm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. -Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: Thể hiện được thái độ tôn
- SỞ GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN Môn: Ngữ văn, lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề ĐỀ 1 I.ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CHỐN QUÊ Năm nay cày cấy vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ, Nửa công đứa ở, nửa thuê bò. Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu chè chẳng dám mua. Tằn tiện thế mà không khá nhỉ? Nhờ trời rồi cũng mấy gian kho. (Nguyễn Khuyến, dẫn theo Nguyễn Khuyến thơ và đời, NXB Văn học, 2012, tr10) Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Ngũ ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn bát cú C.Thất ngôn tứ tuyệt D. Thất ngôn bát cú Câu 2: Bài thơ diễn tả cảm xúc của ai? Về sự việc gì? A. Của nhân vật trữ tình về nỗi buồn mất mùa. B. Của nhân vật trữ tình về nỗi buồn thiếu ăn. C. Của nhân vật trữ tình về nỗi buồn đi ở. D. Của nhân vật trữ tình về nỗi buồn chưa trả hết nợ. Câu 3: Dòng nào sau đây nói lên đề tài của bài thơ? A. Đời sống thực tế. B. Tâm trạng ngày mùa. C. Sưu thuế. D. Nông thôn. Câu 4: Trong bài thơ, tác giả sử dụng các biện pháp tu từ: A. So sánh, liệt kê, phép điệp, phép đối B. Nói quá, phép đối, phép điệp, liệt kê C. Ẩn dụ, liệt kê, phép điệp, phép đối D. Nhân hóa, liệt kê, phép điệp, phép đối Câu 5: Bài thơ cho thấy đặc điểm gì trong phong cách sáng tác thơ Nguyễn Khuyến? A. Là tiếng nói yêu quê hương đất nước, sự đồng cảm sâu sắc trước cuộc sống nhọc nhằn, khốn khó của người dân quê hương. B.Trẻ trung, mạnh mẽ mang hơi thở dân gian. C. Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ. D. Là nỗi sầu thương tê tái trước hiện thực xã hội bất công. Câu 6: Hình ảnh cuộc sống của người lao động chốn quê trong bài thơ mang đặc điểm gì? A. Là một cuộc sống bình yên, no đủ. B. Là cuộc sống khốn khó, nhọc nhằn, thiếu thốn. C. Là cuộc sống đầy bất công, ngang trái. D. Là cuộc sống bị đè nén, áp bức.
- Câu 7: Những từ ngữ, hình ảnh: vẫn chân thua; phần trả nợ, không dám mua; dưa muối gợi lên điều gì? A. Cho thấy sự khắc nghiệt của ông trời. B. Mất mùa triền miên… cuộc sống thiếu hụt, vay nợ từ vụ này sang vụ khác. C. Cuộc sống gánh nặng đủ loại tô thuế của người nông dân. D. Mong mỏi cuộc sống khá hơn. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8: Bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình? Câu 9: Nêu hiệu quả của những từ thuần Việt được sử dụng trong bài thơ. Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, anh/chị hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người (trả lời trong khoảng 5 -7 dòng). II. VIẾT (4.0 điểm) Anh/chị viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại. -------------------Hết--------------------
- SỞ GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN Môn: Ngữ văn, lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề ĐỀ 2 I.ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CHỐN QUÊ Năm nay cày cấy vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ, Nửa công đứa ở, nửa thuê bò. Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu chè chẳng dám mua. Tằn tiện thế mà không khá nhỉ? Nhờ trời rồi cũng mấy gian kho. (Nguyễn Khuyến, dẫn theo Nguyễn Khuyến thơ và đời, NXB Văn học, 2012, tr10) Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Ngũ ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú C.Thất ngôn tứ tuyệt D. Ngũ ngôn bát cú Câu 2: Bài thơ diễn tả cảm xúc của ai? Về sự việc gì? A. Của nhân vật trữ tình về nỗi buồn chưa trả hết nợ. B. Của nhân vật trữ tình về nỗi buồn thiếu ăn. C. Của nhân vật trữ tình về nỗi buồn đi ở. D. Của nhân vật trữ tình về nỗi buồn mất mùa. Câu 3: Dòng nào sau đây nói lên đề tài của bài thơ? A. Đời sống thực tế. B. Tâm trạng ngày mùa. C. Nông thôn. D. Sưu thuế. Câu 4: Trong bài thơ, tác giả sử dụng các biện pháp tu từ: E. Ẩn dụ, liệt kê, phép điệp, phép đối F. So sánh, liệt kê, phép điệp, phép đối G. Nói quá, phép đối, phép điệp, liệt kê H. Nhân hóa, liệt kê, phép điệp, phép đối Câu 5: Bài thơ cho thấy đặc điểm gì trong phong cách sáng tác thơ Nguyễn Khuyến? A. Trẻ trung, mạnh mẽ mang hơi thở dân gian. B. Là tiếng nói yêu quê hương đất nước, sự đồng cảm sâu sắc trước cuộc sống nhọc nhằn, khốn khó của người dân quê hương. C. Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ. D. Là nỗi sầu thương tê tái trước hiện thực xã hội bất công. Câu 6: Hình ảnh cuộc sống của người lao động chốn quê trong bài thơ mang đặc điểm gì? E. Là cuộc sống bị đè nén, áp bức. F. Là một cuộc sống bình yên, no đủ. G. Là cuộc sống khốn khó, nhọc nhằn, thiếu thốn. H. Là cuộc sống đầy bất công, ngang trái.
- Câu 7: Những từ ngữ, hình ảnh: vẫn chân thua; phần trả nợ, không dám mua; dưa muối gợi lên điều gì? A. Cho thấy sự khắc nghiệt của ông trời. B. Mong mỏi cuộc sống khá hơn. C. Cuộc sống gánh nặng đủ loại tô thuế của người nông dân. D. Mất mùa triền miên… cuộc sống thiếu hụt, vay nợ từ vụ này sang vụ khác. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8: Bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình? Câu 9: Nêu hiệu quả của những từ thuần Việt được sử dụng trong bài thơ. Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, anh/chị hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người (trả lời trong khoảng 5 -7 dòng). II. VIẾT (4.0 điểm) Anh/chị viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại. -------------------Hết--------------------
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, Lớp: 10 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 02 trang) ĐỀ 1 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 A 0,5 3 D 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 B 0,5 7 B 0,5 8 Sự đồng cảm sâu sắc trước cuộc sống khốn khó của người lao động 1,0 nghèo và khát vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy cho người dân quê hương. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý: 0,5 điểm 9 Hiệu quả: tạo nên ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi; âm điệu 1,0 đan xen giữa chua chát với trầm lắng và lạc quan. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý: 0,5 điểm 10 Học sinh có thể trình bày theo hướng sau: 0,5 - Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người. - Quê hương là cội nguồn sinh trưởng và điểm tựa cho sự trưởng thành của mỗi người. - Yêu mến, trân trọng, gắn bó với quê hương là một đạo lí tốt đẹp, cũng là thước đo nhân cách của mỗi người. ... Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời 2 ý : 0,25 điểm II VIẾT 4,0 Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. Giới thiệu và dẫn dắt vào sự sáng tạo. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: *Mở bài 2,0 - Giới thiệu: Trong xã hội chúng ta đang sống, con người phải chịu rất nhiều áp lực. Bên cạnh nhiều người đang rất cố gắng vươn lên để tồn tại, thành đạt và khẳng định mình, vẫn có những người sống thụ động, chỉ biết trông chờ vào người khác, vào may rủi. - Nêu vấn đề: “Thói quen dựa dẫm, ỷ lại.” rất cần được chúng ta cùng xem xét, bàn luận. *Thân bài - Khái niệm của việc dựa dẫm, ỷ lại: sự ỷ lại vào người khác trong một việc làm gì đó. Người thường xuyên dựa dẫm được cho là người bất tài, vô dụng, lười biếng. Chính vì vậy mà dựa dẫm thường mang chiều hướng tiêu cực, bị người khác lên án, chê bai, xem thường. - Nguyên nhân của sự dựa dẫm ỷ lại vào người khác: + Do sự lười biếng trong cả vận động và tư duy. + Do được gia đình nuông chiều. + Do ăn sung mặc sướng từ nhỏ + Do sống không có kỷ luật… - Biểu hiện của sự dựa dẫm ỷ lại vào người khác: luôn thờ ơ với cuộc sống, công việc học tập của chính mình, không suy nghĩ cho tương lai, để mặc bố mẹ sắp đặt mọi việc... Hay đơn giản hơn, từ những việc nhỏ nhất như dọn dẹp phòng ở, giặt giũ,... cũng lười nhác, để bố mẹ làm; gặp bài tập khó thì nhờ vả bạn bè,... - Tác hại: + Những người sống ỷ lại, quen dựa dẫm thường lười lao động; khiến mỗi người mất đi những khả năng vốn có; suy nghĩ, tư duy, thiếu năng lực đưa ra quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết. + Thói quen ỷ lại sẽ khiến bạn trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp nếu những chủ nhân tương lai của đất nước đều lười biếng, ỷ lại như bạn vậy. - Dự đoán lập luận của người có thói quen dựa dẫm ỷ lại vào người khác. - Giải pháp khắc phục: + Bạn cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình, không được tự biến mình thành cây tầm gửi trong cuộc sống. + Tự thân làm chủ cuộc đời: Mỗi con người chúng ta chỉ có một cuộc đời, vì vậy hãy tự sống cho mình đừng bám vào người khác, đó là điều hèn kém đáng xấu hổ. + Gia đình, nhà trường, xã hội cần thay đổi quan niệm về tình yêu thương và giáo dục, không nuông chiều hay quá bao bọc, cần hình thành và rèn luyện tính tự lập cho con mình. *Kết bài - Khẳng định lại vấn đề: Thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào người khác là
- vấn đề phức tạp, khó kiểm soát trong thực tế đời sống và chi phối đến từng cá nhân và cộng đồng rất cần được xem xét, tuyên truyền giáo dục. Đừng sống dựa dẫm nữa, làm chủ cuộc đời mình chưa bao giờ là quyết định sai lầm. Hướng dẫn chấm: - Phân tích, đánh giá đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích, đánh giá chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, chưa rõ các ý: 0,75 điểm - 1,0 điểm. - Phân tích chung chung, không rõ các ý: 0,25 điểm - 0,5 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, Lớp: 10 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 02 trang) ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 D 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 D 0,5 8 Sự đồng cảm sâu sắc trước cuộc sống khốn khó của người lao động 1,0 nghèo và khát vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy cho người dân quê hương. Hướng dẫn chấm:
- - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý: 0,5 điểm 9 Hiệu quả: tạo nên ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi; âm điệu 1,0 đan xen giữa chua chát với trầm lắng và lạc quan. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý: 0,5 điểm 10 Học sinh có thể trình bày theo hướng sau: 0,5 - Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người. - Quê hương là cội nguồn sinh trưởng và điểm tựa cho sự trưởng thành của mỗi người. - Yêu mến, trân trọng, gắn bó với quê hương là một đạo lí tốt đẹp, cũng là thước đo nhân cách của mỗi người. ... Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời 2 ý : 0,25 điểm II VIẾT 4,0 Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. Giới thiệu và dẫn dắt vào sự sáng tạo. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: *Mở bài 2,0 - Giới thiệu: Trong xã hội chúng ta đang sống, con người phải chịu rất nhiều áp lực. Bên cạnh nhiều người đang rất cố gắng vươn lên để tồn tại, thành đạt và khẳng định mình, vẫn có những người sống thụ động, chỉ biết trông chờ vào người khác, vào may rủi. - Nêu vấn đề: “Thói quen dựa dẫm, ỷ lại.” rất cần được chúng ta cùng xem xét, bàn luận. *Thân bài - Khái niệm của việc dựa dẫm, ỷ lại: sự ỷ lại vào người khác trong một việc làm gì đó. Người thường xuyên dựa dẫm được cho là người bất tài, vô dụng, lười biếng. Chính vì vậy mà dựa dẫm thường mang chiều hướng tiêu cực, bị người khác lên án, chê bai, xem thường. - Nguyên nhân của sự dựa dẫm ỷ lại vào người khác: + Do sự lười biếng trong cả vận động và tư duy. + Do được gia đình nuông chiều.
- + Do ăn sung mặc sướng từ nhỏ + Do sống không có kỷ luật… - Biểu hiện của sự dựa dẫm ỷ lại vào người khác: luôn thờ ơ với cuộc sống, công việc học tập của chính mình, không suy nghĩ cho tương lai, để mặc bố mẹ sắp đặt mọi việc... Hay đơn giản hơn, từ những việc nhỏ nhất như dọn dẹp phòng ở, giặt giũ,... cũng lười nhác, để bố mẹ làm; gặp bài tập khó thì nhờ vả bạn bè,... - Tác hại: + Những người sống ỷ lại, quen dựa dẫm thường lười lao động; khiến mỗi người mất đi những khả năng vốn có; suy nghĩ, tư duy, thiếu năng lực đưa ra quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết. + Thói quen ỷ lại sẽ khiến bạn trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp nếu những chủ nhân tương lai của đất nước đều lười biếng, ỷ lại như bạn vậy. - Dự đoán lập luận của người có thói quen dựa dẫm ỷ lại vào người khác. - Giải pháp khắc phục: + Bạn cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình, không được tự biến mình thành cây tầm gửi trong cuộc sống. + Tự thân làm chủ cuộc đời: Mỗi con người chúng ta chỉ có một cuộc đời, vì vậy hãy tự sống cho mình đừng bám vào người khác, đó là điều hèn kém đáng xấu hổ. + Gia đình, nhà trường, xã hội cần thay đổi quan niệm về tình yêu thương và giáo dục, không nuông chiều hay quá bao bọc, cần hình thành và rèn luyện tính tự lập cho con mình. *Kết bài - Khẳng định lại vấn đề: Thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào người khác là vấn đề phức tạp, khó kiểm soát trong thực tế đời sống và chi phối đến từng cá nhân và cộng đồng rất cần được xem xét, tuyên truyền giáo dục. Đừng sống dựa dẫm nữa, làm chủ cuộc đời mình chưa bao giờ là quyết định sai lầm. Hướng dẫn chấm: - Phân tích, đánh giá đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích, đánh giá chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, chưa rõ các ý: 0,75 điểm - 1,0 điểm. - Phân tích chung chung, không rõ các ý: 0,25 điểm - 0,5 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 433 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 344 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 327 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 944 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 316 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 564 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 276 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 428 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 129 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn