intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 (chung) năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

60
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 (chung) năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Bắc Giang’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 (chung) năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Bắc Giang

  1. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN BG NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Dành cho các lớp 11: Toán, Tin, Lí, Hoá, Sinh, Sử - Địa, Anh, Pháp, Trung, Nhật, Hàn (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: BUỔI CHIỀU ĐÓN CON Sau mỗi ngày bận rộn Thành phố rộng mênh mông Tiếng còi giục ngoài ga Bố có niềm vui lớn: Bao la chiều gió thổi Con tàu về bến đỗ Buổi chiều đi đón con. Ở cuối con đường kia Con chim bay về tổ Có con đang đứng đợi Ngọn gió tới chân trời Nhà trẻ con đã quen Trước kia bố biết đâu Tia nắng tắt sau cây Không còn hờn khóc nữa. Con sẽ chờ ở đấy Mặt trời sau ráng đỏ Nhưng cứ độ tan tầm Cái con người bé dại Giữa vô tận hoàng hôn Con lại ra đứng cửa Vì mình mà buồn vui. Giữa trập trùng phố xá Mong mẹ và mong bố Bố len giữa dòng người Có một người bé nhỏ Mắt nhìn về phố đông Vội vàng chân đạp gấp Đứng ở cửa mong chờ. Ôi tấm lòng thơ nhỏ Quên cả đèn đỏ bật Đã thuộc giờ ngóng trông. Cuống quýt, sợ con chờ. Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002 Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0.5 điểm) Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0.5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 3 (0.5 điểm) Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? Câu 4 (0.5 điểm) Xác định các sự việc của câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ. Câu 5 (1.0 điểm) Nêu cảm nhận của anh/chị về câu chuyện đó. Câu 6 (1.0 điểm) Phân tích tác dụng của phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ sau: Giữa vô tận hoàng hôn Giữa trập trùng phố xá Có một người bé nhỏ Đứng ở cửa mong chờ. Câu 7 (1.0 điểm) Trong bài thơ, hình ảnh hoặc chi tiết nào khiến anh/chị xúc động nhất? Vì sao? Câu 8 (1.0 điểm) Anh/chị rút ra được thông điệp gì từ câu chuyện trên? II. VIẾT (4.0 điểm) Phải chăng, con cái càng lớn lên càng khó nói lời yêu thương với cha mẹ? Hãy viết một bài văn nghị luận để trả lời câu hỏi trên. -------------HẾT--------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Họ tên học sinh:............................................................... Số báo danh:..............................................
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 11 NÂNG CAO + CƠ BẢN Phần Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC 1 Thể thơ: 5 chữ 0.5 HIỂU Hướng dẫn chấm: (6,0 - Trả lời 5 chữ hoặc ngũ ngôn cho 0,5 điểm điểm) - Không trả lời hoặc trả lời sai 0 điểm 2 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0.5 Hướng dẫn chấm: - Chỉ ra được phương thức biểu đạt chỉnh là biểu cảm cho 0,5 điểm - Nêu 2 phương thức biểu đạt trở lên, trong đó có biểu cảm chỉ cho 0,25 điểm - Không trả lời hoặc trả lời sai 0 điểm 3 Nhân vật trữ tình: người bố 0.5 Hướng dẫn chấm: - Trả lời người bố, bố, tác giả, tác giả Lưu Quang Vũ cho 0,5 điểm - Không trả lời hoặc trả lời sai 0 điểm 4 - Nhân vật trữ tình kể về niềm vui của mình sau mỗi ngày bận rộn. Đó là 0.5 niềm vui của buổi chiều đi đón con. - Các sự việc trong câu chuyện được kể: mỗi buổi chiều bố đi đón con; con đã quen với nhà trẻ nên không còn khóc nữa; đến giờ tan tầm con lại ra đứng cửa ngóng đợi bố mẹ; sợ con chờ bố vội vàng đạp chân ga, quên cả đèn đỏ; em bé vẫn đang đứng đợi giữa hoàng hôn con tàu, con chim, ngọn gió, tia nắng, mặt trời, mọi người đều đang trên đường trở về tổ ấm. Hướng dẫn chấm: - Chỉ ra được các sự việc như đáp án: 0,5 điểm - Chỉ ra 02 sự việc trở lên nhưng không đầy đủ: 0,25 điểm - Không chỉ ra được sự việc nào hoặc sai: 0 điểm 5 HS nêu được cảm nhận riêng của mình về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại. 1.0 Có thể dựa trên một số cảm nhận sau để cho điểm: - Bài thơ là một câu chuyện thường nhật, gần gũi, dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống. - Câu chuyện đã để lại trong lòng độc giả ấn tượng sâu sắc về tình cảm cha con vô cùng ấm áp, tuy giản dị nhưng lại xúc động vô cùng. - Câu chuyện thể hiện tình yêu thương của người bố thông qua sự lo lắng, quan tâm, ân cần của bố dành cho con. - Xúc động và xót xa trước nhìn ảnh người bố không ngại vất vả, không sợ nguy hiểm để che chở cho con, người bố đã cố gắng để hiểu con mình, không muốn con phải buồn và luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. … Hướng dẫn chấm: - HS trả lời được cái ý tương tự đáp án: 1,0 điểm
  3. - HS trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,25 – 0,75 điểm - Không trả lời hoặc trả lời không hợp lý: 0 điểm * Lưu ý: HS có thể trả lời khác đáp án, diễn đạt theo nhiều cách miễn là thuyết phục và hợp lý thì có thể cho điểm tối đa. 6 - Phép điệp cấu trúc: Giữa vô tận hoàng hôn/ Giữa trập trùng phố xá 1.0 - Tác dụng: + Nhấn mạnh giữa không gian bao la, rộng lớn của buổi chiều tàn trên phố đông người qua có người con bé nhỏ đang đứng chờ bố đón về. + Thể hiện cảm xúc lo lắng, sốt ruột của người bố trên đường đón con giữa phố xá đông đúc vào giờ tan tầm ai ai cũng đang trở về nhà. + Tạo nhịp điệu cho lời thơ. Hướng dẫn chấm: - Chỉ ra được phép điệp cấu trúc: 0,25 điểm - Nêu được 2 tác dụng: 0,5 điểm - Nêu được 1 tác dụng: 0,25 điểm 7 Hướng dẫn chấm: 1.0 HS có thể trả lời theo suy nghĩ và trải nghiệm cá nhân, căn cứ vào diễn đạt có thuyết phục, hợp lí hay không để cho điểm. HS nêu được tối thiểu 01 hình ảnh hoặc chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc với bản thân trong bài thơ và lí giải thuyết phục, diễn đạt tốt cho điểm tối đa: 1,0 điểm HS nêu được tối thiểu 01 hình ảnh hoặc chi tiết nhưng lí giải chưa tốt: 0,25- 0,75 điểm Không trả lời: 0 điểm 8 HS rút ra được những ý nghĩa, thông điệp tích cực sau khi đọc bài thơ. 1.0 Thông điệp: - Niềm vui của bố mẹ chỉ là những điều thật giản dị. - Thấu hiểu và chia sẻ với những sự hi sinh thầm lặng của bố. - Trân trọng, biết ơn những điều mà bố đã làm cho chúng ta. - Dù cuộc sống có bận rộn đến đâu thì bố luôn hướng về con, là bờ vai vững chãi cho con cái dựa vào, là nguồn động lực to lớn giúp con vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc đời. - Yêu thương và quan tâm tới bố mẹ, gia đình… Hướng dẫn chấm: HS rút ra được thông điệp như đáp án hoặc phát hiện thông điệp riêng, lí giải thuyết phục theo trải nghiệm cá nhân: 1,0 điểm HS rút ra được một số thông điệp tích cực nhưng chưa đầy đủ, sâu sắc: 0,25- 0,75 điểm HS không trả lời hoặc trả lời không chính xác: 0 điểm II. LÀM Đề Phải chăng, con cái càng lớn lên càng khó nói lời yêu thương với cha mẹ? 4.0 VĂN (4.0 bài điểm Hãy viết một bài văn nghị luận để trả lời câu hỏi trên. điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5
  4. Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Bàn về tầm quan trọng của việc bày tỏ tình yêu thương đối với cha mẹ bằng 0,5 lời nói. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Để trả lời cho câu hỏi được nêu trên, HS có thể trình bày, lập luận theo những 2,5 các khác nhau (trả lời cho câu hỏi được gợi ra từ đề bài: đồng tình/không đồng tình), song cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; nêu được vấn đề và thể hiện được quan điểm rõ ràng về vấn đề thông qua hệ thống luận điểm chặt chẽ, các lí lẽ sắc bén và những bằng chứng phù hợp, sinh động; dẫn được những ý kiến trái chiều để củng cố lập luận cho bài viết; rút ra được ý nghĩa của việc nhận thức đúng vấn đề. * Giải thích vấn đề: Hiện nay con cái càng trưởng thành càng khó nói lời yêu thương với cha mẹ. Ngày còn nhỏ ai cũng dễ dàng để trao cho cha mẹ những cái ôm, những nụ hôn và những câu nói tình cảm. Tuy nhiên, càng lớn thì những câu nói như “con yêu mẹ”, “con yêu bố” ngày một ít dần. Dù ở thời điểm nào, việc bày tỏ tình cảm với cha mẹ bằng lời nói là rất cần thiết. * Bàn luận: - Nguyên nhân vì sao khi lớn lên, con cái lại “ngại” bày tỏ tình cảm với bố mẹ: Không phải vì tình cảm mai một, mà vì rất nhiều lý do khác nhau khiến người trẻ ngần ngại thể hiện tình yêu của mình với cha mẹ. + Khoảng cách thế hệ. + Con cái bận rộn của công việc không có cơ hội thường xuyên gặp gỡ bố mẹ. + Các phương tiện truyền thông phát triển, ai cũng có điện thoại thông minh nên cả bố mẹ lẫn con cái đều ít khi ngồi nói chuyện cùng nhau. + Khi con cái trưởng thành về cả thể chất lẫn tinh thần, có nhiều mối quan tâm hơn, và ngại, xấu hổ khi nói lời yêu với cha mẹ. … - Tác hại nếu không nói lời yêu thương với cha mẹ thì sao? + Nếu tình yêu không được thổ lộ, cha mẹ sẽ không thể biết được tình cảm cảm xúc của con cái với mình. + Vô tình xây bức tường khoảng cách thế hệ và cảm xúc sẽ khiến các thành viên trong gia đình không thấu hiểu được nhau, không khí gia đình trở nên xa cách, lạnh nhạt với nhau. … - Ý nghĩa của việc bày tỏ tình yêu thương với cha mẹ: + Để cha mẹ có thể cảm nhận được tình cảm, sự chân thành của con cái đối với bản thân.
  5. + Giúp xóa nhòa khoảng cách giữa con và cha mẹ, giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn. + Bày tỏ tình yêu thương với cha mẹ cũng là cách thức giúp cha mẹ có thể nhanh chóng vượt qua những áp lực cuộc sống. + Bày tỏ tình yêu thương giúp gia đình sống hòa thuận và hạnh phúc hơn. - Bàn luận mở rộng: + Không nói lời yêu liệu có phải là “không yêu”? Chỉ hành động thôi liệu có đủ? + Phê phán những người không yêu thương đấng sinh thành, sẵn sàng đánh đập mắng chửi cha mẹ. Đó là hành vi, biểu hiện của sự băng hoại đạo đức, lối sống. Những hành vi đó cần lên án và loại bỏ. * Bài học: – Học cách bày tỏ tình cảm: nói lời yêu thương cha mẹ nhiều hơn mỗi ngày. – Giúp đỡ cha mẹ công việc trong gia đình, chăm ngoan học tập. – Luôn thấu hiểu sự vất vả của cha mẹ. … Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc các ý: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, các ý chưa thật rõ ràng: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2