SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH<br />
TRƯỜNG PTDTNT TỈNH<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM 2011-2012<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11<br />
Thời gian: 90 phút<br />
<br />
I.Trắc nghiệm: (3 điểm): Chọn đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau, mỗi câu trả lời đúng được<br />
0,25điểm.<br />
1. Ý nào dưới đây thể hiện đúng nhất quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp qua cảnh cho<br />
chữ?<br />
A.Cái đẹp thuần túy hình thức,không cần nội dung.Nó được đặt lên trên mọi thiện ác ở đời<br />
B.Cái đẹp được nảy sinh bên trong cái ác, cái xấu.<br />
C.Cái đẹp gắn liền với cái thiện, cái cao cả, có sức mạnh cảm hóa cái ác, cái xấu.<br />
D.Cái đẹp có thể ăn đời ở kiếp với cái xấu, cái ác.<br />
2. Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, có thể thấy lối viết kí của Lê Hữu Trác có gì đặc sắc?<br />
A. Miêu tả cụ thể, chi tiết những sự vật, sự việc, con người mà tác giả đã chứng kiến và<br />
trải nghiệm.<br />
B. Không chỉ miêu tả, ghi chép về sự việc, con người mà còn bộc lộ những tâm tư, tình<br />
cảm sâu sắc của tác giả.<br />
C. Miêu tả cụ thể,chi tiết những sự vật, sự việc, con người bằng một lối văn giàu hư cấu.<br />
D. Xây dựng được những hình tượng nhân vật sinh động, qua đó bộc lộ tình cảm, cảm xúc<br />
một cách trực tiếp.<br />
3. Trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” sự chuyển biến từ người nông dân trở thành người<br />
nghĩa sĩ được miêu tả theo quá trình nào?<br />
A. Hành động tình cảm nhận thức.<br />
<br />
B.Tình cảm hành động nhận thức.<br />
<br />
C. Nhận thức tình cảm hành động.<br />
<br />
D. Tình cảm nhận thức hành động.<br />
<br />
4.Viết “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam muốn bày tỏ tình cảm gì đối với cuộc sống và con người<br />
phố huyện?<br />
A.Đồng cảm với mơ ước, khát vọng của con người nơi phố huyện.<br />
B.Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phong kiến đã chà đạp lên những con người nghèo khổ<br />
nhỏ bé .<br />
C.Thông cảm, xót thương cho những người lao động nghèo; đồng cảm với mơ ước, khát<br />
vọng của họ.<br />
D. Cả ba phương án trên.<br />
<br />
5. Lập luận so sánh trong văn nghị luận có tác dụng:<br />
A. Làm sáng rõ sự giống nhau giữa các đối tượng, làm cho bài nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh<br />
động và có sức thuyết phục.<br />
B. Thể hiện quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó.<br />
C. Làm sáng rõ sự khác nhau giữa các đối tượng, làm cho bài nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh<br />
động và có sức thuyết phục .<br />
D. Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác, làm cho<br />
bài nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.<br />
6. Sự kiện nào dưới đây có thể viết bản tin?<br />
A. Một bạn trong lớp có rất nhiều tiến bộ trong học tập.<br />
B. Tử vong vì đua xe ăn mừng bóng đá.<br />
C. Vương quốc đá quý ngày ấy, bây giờ.<br />
D. Lễ sinh nhật của một bạn trong lớp bị hủy bỏ<br />
7. Trong các cụm từ sau, cụm từ nào không phải là thành ngữ?<br />
A. Cỡi ngựa xem hoa<br />
<br />
B. Đầu trâu mặt ngựa<br />
<br />
C. Gót chân A-sin<br />
<br />
D. Chân ướt chân ráo<br />
<br />
8. Ngữ cảnh là gì?<br />
A. Là không gian, thời gian diễn ra hoạt động giao tiếp.<br />
B. Là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời<br />
làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.<br />
C. Là các vai giao tiếp gồm có người nói (viết) và người nghe (đọc).<br />
D. Là hoàn cảnh của phát ngôn.<br />
9. Tại sao Vũ Như Tô ban đầu không chịu nhưng sau đó lại chịu xây Cửu Trùng Đài cho<br />
vua?<br />
A.Vì lời khuyên của Đan Thiềm và trách nhiệm đối với nhân dân.<br />
B.Vì sắc đẹp và lời khuyên của Đan Thiềm.<br />
C.Vì lời khuyên của Đan Thiềm hợp với khát vọng nghệ thuật của ông.<br />
D.Vì sắc đẹp của Đan Thiềm và chữ “trung” đối với vua.<br />
10. Muốn tiến hành tốt thao tác lập luận bác bỏ, cần:<br />
A. Giữ thái độ khách quan, lựa chọn mức độ bác bỏ và sử dụng lời văn phù hợp.<br />
B. Giữu thái độ khách quan.<br />
C. Kết hợp cả thái độ khách quan và chủ quan.<br />
D. Phải nghe ý kiến của người thứ ba.<br />
<br />
11. Việc Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát là hành động xuất phát từ đâu?<br />
A. Muốn trả thù.<br />
<br />
B. Muốn giải phóng cho dân làng khỏi ách áp bức, bóc lột.<br />
<br />
C. Say rượu.<br />
<br />
D. Khao khát được sống lương thiện.<br />
<br />
12. Vua Quang Trung “cầu hiền” nhằm mục đích gì?<br />
A.Xoa dịu mâu thuẫn giữa những bề tôi cũ của triều đình Lê – Trịnh với Tây Sơn.<br />
B.Thuyết phục người tài phục vụ cho triều đại mới, góp sức xây dựng đất nước.<br />
C.Tăng thêm thế lực cho triều đại Tây Sơn.<br />
D.Huy động sức mạnh nhân dân để đối đầu với họa ngoại xâm.<br />
II. Tự luận: (7 điểm)<br />
Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”<br />
của Nguyễn Tuân.<br />
....................Hết...................<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
I.Trắc nghiệm: (3 điểm), mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm<br />
Câu<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
Đ.A<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
A<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
II. Tự luận: (7 điểm)<br />
Yêu cầu<br />
1. Kỹ năng:<br />
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận phân tích.<br />
- Bài viết có bố cục rõ ràng, dùng từ đúng nghĩa, không mắc lỗi các loại.<br />
- Trình bày cẩn thận, sạch đẹp.<br />
2. Kiến thức: Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý<br />
sau:<br />
a. Nội dung:<br />
Huấn Cao hội tụ cả ba vẻ đẹp: tài hoa, thiên lương và khí phách.<br />
*Mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa:<br />
+Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp;có tài viết chữ nhanh và đẹp, chữ<br />
của Huấn Cao trở tành vật báu đối với quản ngục.<br />
*Có khí phách hiên ngang:<br />
+ Thái độ bình thản của Huấn cao khi nhập lao, trước sự sỉ nhục của bọn lính ngục.<br />
+ Cách sống điềm nhiên, thư thái của ông trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình.<br />
+ Tỏ ra khinh bạc đến điều với quản ngục.<br />
+ Đêm cuối cùng trước khi ra pháp trường vẫn ung dung cho chữ và khuyên bảo viên quản ngục.<br />
*Có thiên lương trong sáng:<br />
+ Ý thức về giá trị của nghệ thuật<br />
+ Thái độ của ông đối với quản ngục (khi biết được sở thích của quản ngục)<br />
*Ba vẻ đẹp của Huấn Cao hội tụ trong cảnh cho chữ:<br />
+ Để viết được những nét chữ cuối cùng của cuộc đời không chỉ cần đôi bàn tay tài hoa của một<br />
nghệ sĩ, mà còn phải có khí phách hiên ngang, bất khuất của một đấng anh hùng.<br />
+ Trong cảnh tượng “ xưa nay chưa từng có” này, Huấn cao hiện thân cho cái đẹp chân chính với<br />
sức mạnh phi thường. cái đẹp ấy đã chiến thắng cái ác, nâng đỡ cái thiện ngay trong chốn ngục tù.<br />
b. Nghệ thuật: xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao- con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.<br />
<br />