intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

22
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương

  1. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG Môn: Ngữ Văn 11 ( Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) - Họ và tên thí sinh : .................................................... – Số báo danh : ........................ ĐỀ DÀNH CHO CA 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ: Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu, nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng, rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây ta với ta. (Bạn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến – Tủ sách văn học trong nhà trường – Hồ Sĩ Hiệp, NXB văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1997, tr. 22) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Theo nội dung của câu thơ thứ nhất, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn như thế nào khi đến chơi nhà? Câu 3. Cụm từ “ta với ta” trong câu thơ: “Bác đến chơi đây ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ đó, khẳng định vai trò về tình bạn của nhà thơ như thế nào? Câu 4. Qua cách ứng xử của nhà thơ, anh/chị rút ra được bài học gì về tình bạn? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng ước mơ. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao: Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu. Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say. Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn! (Trích Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2019, tr.149) _______ Hết _______ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  2. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2021 - 2022 ( HDC gồm có 03 trang) Môn: Ngữ Văn 11 ĐÁP ÁN DÀNH CHO CA 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Thể thơ thất ngôn bát cú (hoặc thất ngôn bát cú Đường luật). 0,75 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm 2 Theo nội dung của câu thơ thứ nhất, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo, ân 0,75 cần, nồng hậu. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm 3 - Cụm từ “ta với ta” nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ 1,0 cần cái tình chân thực: Chỉ có tôi với bác, ta với ta. - Tình bạn của nhà thơ: Thân thiết, giản dị… Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 1,0đ - HS trả lời được 1 ý hoặc trả lời chung chung: 0,5đ 4 Bài học về tình bạn: 0,5 + Chân thành, không vụ lợi, không lừa dối. + Tin tưởng…. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5đ - HS trả lời chung chung: 0,25đ II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của việc nuôi 2,0 dưỡng ước mơ. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 150 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng ước mơ. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được vấn đề cần nghị luận. Có thể theo hướng sau: Nuôi dưỡng ước mơ là sự vun đắp, sự kiên trì theo đuổi những mong muốn tốt đẹp, phấn đấu nỗ lực bồi đắp những điều kiện cần thiết để thực hiện ước mơ của mình; Khiến con người xác định được mục đích, động cơ học tập và làm việc, từ đó khiến bản thân có động lực phấn đấu hơn; Có ước mơ, hoài bão khiến bạn không lãng phí thời gian, cuộc đời sẽ trở nên ý nghĩa hơn; Người biết nuôi dưỡng ước mơ luôn có suy nghĩ và hành động chín chắn và quyết đoán, dễ thành công hơn; Nếu không nuôi dưỡng ước mơ, cuộc sống sẽ tẻ nhạt, và mọi công việc sẽ trở nên nặng nề, vô nghĩa… Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp
  3. nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75đ). - Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5đ). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25đ). * Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: 0,25 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho 0,5 lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5đ - Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25đ 2 Cảm nhận về đoạn văn trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn; Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những cung bậc cảm xúc khác nhau của Chí 0,5 Phèo sau khi tỉnh rượu. Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5đ - HS xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25đ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được các yêu cầu sau đây: * Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận. 0,5 * Cảm nhận về đoạn trích: 2,5 - Đoạn trích diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau của Chí Phèo sau khi tỉnh rượu: + Chí tỉnh ngộ sau bao năm triền miên trong cơn say nên luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn một cái gì đó không rõ ràng: “bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài”. + Cảm giác của một người đang ốm, mệt mỏi rã rời nhưng lại cô đơn: “miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc”. + “Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí”. Chí hiểu chính rượu đã khiến hắn ra nông nỗi này, để rồi hắn “sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm”. + Lần đầu tiên trong cuộc đời Chí Phèo tỉnh dậy, Chí Phèo nghe thấy âm thanh của cuộc sống thường nhật: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!”. Những âm thanh ấy gợi Chí nhớ về một thời xa xôi – ước mơ về một cuộc sống lao động bình thường và được sống dưới một mái nhà yên ấm, giản dị. Cái quá khứ trong mơ ấy giờ đây đối lập gay gắt với hiện thực mà Chí Phèo đang sống. - Ngôn ngữ kết hợp lời kể của tác giả và độc thoại nội tâm của nhân vật; đan xen giữa những câu kể, tả là những câu hỏi và câu cảm thán… Hướng dẫn chấm: - HS cảm nhận được những cung bậc cảm xúc của Chí Phèo khi tỉnh rượu một cách đầy đủ, sâu sắc: 2,0đ – 2,5đ - HS cảm nhận được những cung bậc cảm xúc của Chí Phèo khi tỉnh rượu nhưng chưa thật đầy đủ, sâu sắc: 1,0đ – 1,75đ - HS cảm nhận và phân tích chung chung: 0,25đ – 0,75đ. * Đánh giá: Miêu tả những cảm giác, diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong 0,5
  4. tâm trạng tỉnh táo của Chí Phèo sau cơn say dài; nhận ra tình trạng bi đát của mình và khát khao trở lại làm người lương thiện. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5đ - HS đánh giá được 1 ý: 0,25đ d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề nghị luận; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5đ - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25đ -------------- Hết------------
  5. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC: 2021- 2022 TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG Môn: Ngữ Văn 11 ( Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) - Họ và tên thí sinh:………………………………….. - Số báo danh :…………………… ĐỀ DÀNH CHO CA 2 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. (Thu ẩm, Nguyễn Khuyến – Tủ sách văn học trong nhà trường – Hồ Sĩ Hiệp, NXB văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1997, tr. 22) Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Chỉ ra các từ láy gợi tả trong bài thơ? Câu 3: Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong bài thơ? Câu 4: Tâm trạng của nhà thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về sức mạnh của tính kỉ luật trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam: Chợ họp giữa phố đã từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó. (Trích Hai đứa trẻ, Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 95,96) _______ Hết _______ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  6. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2021- 2022 (HDC chấm gồm 03 trang) Môn: Ngữ Văn, lớp 11 ĐÁP ÁN DÀNH CHO CA 2 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Thể thơ thất ngôn bát cú (hoặc thất ngôn bát cú Đường luật). 0,75 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - HS trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm 2 Các từ láy gợi tả trong văn bản: le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh. 0,75 Hướng dẫn chấm: - HS nêu đúng như đáp án: 0,75 điểm. - HS trả lời đúng 3 từ: 0,5 điểm; đúng 2 từ: 0,25 điểm. - HS trả lời sai: 0 điểm. 3 - Câu hỏi tu từ: Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? 1,0 - Hiệu quả: Tạo giọng điệu suy tư, bộc lộ sự trăn trở, băn khoăn tự hỏi của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan trong khi mình không thể làm gì... Hướng dẫn chấm - HS nêu trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - HS chỉ nêu chung chung: 0,5 điểm. 4 Học sinh có thể trình bày theo cảm nhận của riêng mình. Có thể theo hướng: 0,5 - Tâm trạng u hoài của nhà thơ Nguyễn Khuyến thấm đượm vào cảnh vật, đồng điệu với dáng thu, hồn thu của làng cảnh quê hương. - Nhà thơ buồn bã, day dứt khôn nguôi trước tình cảnh nô lệ của dân tộc, đất nước mà mình thì lực bất tòng tâm. Mượn rượu giải sầu mà nỗi sầu càng thêm chồng chất. - HS trả lời giống như đáp án: 0,5 điểm. - HS chỉ nêu chung chung: 0,25 điểm. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tính kỉ 2,0 luật trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 150 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của tính kỉ luật trong cuộc sống. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được vấn đề cần nghị luận. Có thể theo hướng sau: Tính kỉ luật là sự tuân thủ các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong công việc và thành công trong
  7. cuộc sống; Giúp con người xác định rõ mục tiêu cần hướng đến, vạch rõ kế hoạch và tập trung được mọi nguồn sức mạnh để hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất; Giúp con người rèn luyện được tinh thần kiên trì, không bỏ cuộc, vượt qua mọi khó khăn để với tới được sự thành công; Sống kỉ luật sẽ được mọi người tôn trọng, tin tưởng, có thể nắm bắt được những cơ hội tốt trong cuộc sống; Nếu không có tính kỉ luật, con người dễ rơi vào lối sống buông thả, sống không mục đích và dễ thất bại… Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75đ). - Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5đ). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25đ). * Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: 0,25 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm 0,5 cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5đ - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25đ 2 Cảm nhận được đoạn trích trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố 0.5 huyện nghèo. Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - HS xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được các yêu cầu sau đây: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận. 0.5 * Cảm nhận đoạn trích: - Cảnh chợ tàn cộng hưởng với khung cảnh thiên nhiên ngày tàn gợi sự nghèo đói, tù túng: + Chợ họp vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. + Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Khung cảnh buồn, tàn tạ, trống vắng, quạnh hiu. - Con người: 2,5 + Một vài người đi chợ đang đứng nói chuyện, mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ;... Gợi lên sự tàn lụi của những kiếp người tàn tạ; sự nghèo đói, khó khăn và tiêu điều đến thảm hại của phố huyện và dường như gánh nặng cuộc đời cũng đè lên đôi vai chúng. - Trước giờ khắc của ngày tàn Liên: + Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này” từ tâm hồn nhạy cảm. + “Động lòng thương” bọn trẻ con nhà nghèo nhưng chính chị cũng không có tiền mà
  8. cho chúng. + Xót xa, thương cảm cho những con người nơi phố huyện nghèo, những kiếp người nghèo khổ. - Nghệ thuật miêu tả đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình; Giọng điệu chậm rãi, nhẹ nhàng mà thấm đẫm nỗi buồn. Hướng dẫn chấm: - HS cảm nhận về đoạn trích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm – 2,5 điểm. - HS cảm nhận về đoạn trích nhưng chưa thật đầy đủ, sâu sắc: 1,0 điểm – 1,75 điểm. * Đánh giá: 0.5 - Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn vừa khắc họa được bức tranh thiên nhiên đẹp mà đượm buồn, vừa cho thấy cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo nàn của những con người nơi đây. - Đằng sau bức tranh phố huyện ta còn thấy được tình yêu thiên nhiên, cũng như tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả: trân trọng nâng niu những số phận và ước mơ đổi đời của họ. Hướng dẫn chấm: - HS đánh giá được 02 ý: 0,5 điểm. - HS đánh giá được 01 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề nghị luận; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm. -------------- Hết------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2