intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp" sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN Năm học: 2023 - 2024 Môn : NGỮ VĂN - Lớp 11 MA TRẬN + BẢN ĐẶC TẢ Ngày kiểm tra: 02/01/2024 (Gồm 02 trang) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) A. MA TRẬN TT Kĩ năng Nội Mức độ Tổng % điểm dung/ nhận đơn vị thức kiến Nhận Thông Vận Vận thức biết hiểu dụng dụng cao TL TL TL TL 1 Đọc Thơ 4 4 1 1 60 hiểu 2 Viết Viết văn 1 1 1 1 40 bản NLXH. Tỉ lệ 30% 40% 20% 10% 100 điểm từng loại câu hỏi Tỉ lệ 30% 40% 20% 10% 100 điểm các mức độ nhận thức Tổng % điểm 70% 30% B. BẢN ĐẶC TẢ
  2. TT Kĩ năng Đơn vị Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức kiến đánh giá thức/Kĩ năng
  3. Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao
  4. 1 1. Nhận biết: Đọc - Nhận biết được thể thơ, từ hiểu Thơ ngữ, vần, nhịp, đối và các 04 câu 04 01 câu 01 câu biện pháp tu từ… trong bài câu thơ. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ,.… được sử dụng trong bài thơ. - Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ.
  5. Nhận biết: Viết - Xác định được hiện tượng 01* 01* 01* 01 câu 2 đời sống cần bàn luận. Viết Thông hiểu: văn bản - Hiểu được thực trạng/ nghị nguyên nhân/ các mặt lợi – luận về hại, đúng – sai của hiện một tượng đời sống. hiện Vận dụng: tượng - Vận dụng các kĩ năng dùng đời từ, viết câu, các phép liên sống. kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về hiện tượng đời sống. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. C. RA ĐỀ KIỂM TRA SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN Năm học 2023-2024 Môn: Ngữ văn - Lớp: 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 02/01/2024 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên:...................................................................Lớp:....................Số báo danh................... -----------------------------------------------.
  6. I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Lược dẫn: Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Một lần đến Bích Câu, thấy phong cảnh đẹp chàng bèn làm nhà ở đấy để học. Một hôm nhân tiết xuân, Tú Uyên đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, nhặt được một chiếc "lá hồng" có đề một câu thơ. Chàng định họa lại thì thấy một thiếu nữ tuyệt đẹp xuất hiện trước cửa tam quan. Cô gái ấy là Giáng Kiều, một nàng tiên giáng trần. Đoạn trích dưới đây nói về cuộc gặp gỡ ấy. Thấy người trước cửa tam quan Theo sau ba bảy con hoàn nhởn nhơ Lạ lùng con mắt người thơ Hoa còn phong nhụy, trăng vừa tròn gương Rành rành xuyến ngọc thoa vàng Quần Nghê tha thướt, sóng Tương rườm rà Yêu kiều nét ngọc làn hoa Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời Gần xem vẻ mặt thêm tươi Mùi hương thoang thoảng thơm rơi ít nhiều Làn thu lóng lánh đưa theo Não người nhăn chút lông nheo cũng tình Vốn mang cái bệnh Trương sinh Gặp người nghiêng nước nghiêng thành biết sao? Đưa tình một nét sóng đào Dẫu lòng sắt đá cũng xiêu, lọ người Nhân duyên ví chẳng tự trời Từ lang chưa dễ lạc vời non tiên. (Trích Bích Câu kì ngộ, Thi Nham Đinh Gia Thuyết đính chính và chú thích, Cổ văn Việt Nam, 1952) Câu 1: Xác định thể loại? Câu 2: Xác định ngôi kể của đoạn trích? Câu 3: Xác định biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau: “ Lạ lùng con mắt người thơ Hoa còn phong nhụy, trăng vừa tròn gương” Câu 4: Trong đoạn thơ sau, hình ảnh nào khắc họa chân dung Giáng Kiều? Yêu kiều nét ngọc làn hoa Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời Gần xem vẻ mặt thêm tươi Mùi hương thoang thoảng thơm rơi ít nhiều. Câu 5: Khái quát nội dung chính của đoạn thơ? Câu 6: Anh/chị hiểu thế nào về câu thơ “Hoa còn phong nhụy, trăng vừa tròn gương”? Câu 7: Câu thơ “Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời khái quát lên điều gì? Câu 8: Tác dụng của điển tích được sử dụng trong câu thơ: “Rành rành xuyến ngọc thoa vàng Quần Nghê tha thướt, sóng Tương rườm rà”
  7. Câu 9: Qua đoạn trích, anh/chị hãy cho biết chàng trai là người như thế nào? Vì sao? Câu 10: Thông điệp mà anh/chị rút ra từ đoạn trích? Vì sao? II. VIẾT Viết bài văn nghị luận (500 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại và giải pháp đối với vấn đề tai nạn giao thông hiện nay. . -------Hết------ SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN Năm học: 2023-2024
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 Ngày thi: 02/01/2024 Hướng dẫn chấm gồm có: 02 trang A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Nếu học sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án nhưng đúng, chính xác, chặt chẽ thì cho đủ số điểm của câu đó. - Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải bảo đảm không làm sai lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện trong tổ chấm. B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Truyện thơ Nôm bác 0,5 học. 2 Ngôi kể thứ 3. 0,5 3 Ẩn dụ. 0,5 4 Hình ảnh khắc họa 0,5 chân dung Giáng Kiều: Nét ngọc làn hoa, cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời, vẻ mặt thêm tươi… 5 Sự say đắm của Tú 0,5 Uyên trước vẻ đẹp của Giáng Kiều. 6 Câu thơ “Hoa còn 0,5 phong nhụy, trăng vừa tròn gương”? Nói lên vẻ đẹp trinh nguyên, e ấp, xuân thì của Giáng Kiều. 7 Câu thơ “Cá chìm mặt 0,5 nước, nhạn sa lưng trời “ khái quát lên vẻ đẹp chim sa cá lặn, nhằm ca ngợi sắc đẹp tuyệt trần của Giáng Kiều. 8 - Tăng sức gợi hình gợi 0,5 cảm. - Đồng thời, thể hiện sâu sắc vẻ đẹp yêu kiều, nghiêng nước
  9. nghiêng thành của Giáng Kiều. 9 - Đó là chàng trai si 1,0 tình. - Khi gặp Giáng Kiều, chàng đã ngay lập tức đắm đuối trước vẻ đẹp và cũng ngay lập tức đem lòng yêu cô gái. 10 - Ca ngợi vẻ đẹp kì 1,0 diệu của tình yêu đôi lứa. - Tình yêu trong sáng cần được ủng hộ, cổ vũ để xóa bỏ những rào cản trong quan niệm xưa. II VIẾT 4,0 Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại và giải pháp đối với vấn đề tai nạn giao thông hiện nay. a. Đảm bảo cấu trúc 0,5 bài nghị luận văn học b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần nghị luận. Tác hại và giải pháp đối với vấn đề tai nạn giao thông hiện nay c. Triển khai vấn đề 2,25 nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Sau đây là một số gợi ý: - Thế nào là TNGT: TNGT là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý
  10. muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường gặp phải tình huống, sự cố không kịp phanh, tránh, gây ra thiệt hại về người và vật chất. - Tác hại của TNGT: + Đối với bản thân người bị TNGT: Có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, từ những chấn thương nhẹ đến những hậu quả tàn phế hoặc thậm chí tử vong. Họ cần phải trải qua quá trình điều trị, phục hồi và thích nghi lại với cuộc sống. Những hậu quả này không chỉ gây ảnh hưởng về mặt vật chất, mà còn có tác động đáng kể đến tâm lý và tinh thần của người bị tai nạn + Đối với gia đình: Phải trải qua những cảm xúc đau đớn, lo lắng và sợ hãi. Họ phải đối mặt với tình huống khó khăn và cảm nhận áp lực từ việc chăm sóc người thân bị tai nạn khiến tâm lý có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, tài chính cũng là một khía cạnh quan trọng khi phải chi trả chi phí y tế, chăm sóc sau tai nạn.
  11. + Đối với xã hội: Tai nạn giao thông gây mất mát đáng kể về nguồn nhân lực, đặc biệt là trong nhóm độ tuổi lao động. - Một số giải pháp: + Cần tăng cường hơn sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng trong công tác bảo đảm an toàn giao thông.. + Tăng cường quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ, tiến hành xử phạt nghiêm minh với các trường hợp vi phạm. + Tập trung huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông hiện đại, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi khi tham gia giao thông. + Chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ để có hành vi đúng đắn trong tham gia giao thông, ngăn ngừa hiểm họa tai nạn giao thông. + Đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho người tham gia giao thông.
  12. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có 0,5 giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. Tổng điểm 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2