intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH Bài kiểm tra môn: Ngữ Văn - Khối 11 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 03 trang) Họ, tên học sinh:………………………………………………………………. Lớp: …………………………. Số báo danh………………………………….. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Anh/ chị hãy đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới. “Không gia đình” là tiểu thuyết nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn chương của Hector Malot. Hơn một trăm năm nay, tác phẩm giành giải thưởng của Viện Hàn Lâm Văn học Pháp này đã trở thành người bạn thân thiết của tất cả những người yêu mến trẻ em trên khắp thế giới. 1. “Không gia đình” kể chuyện một em bé không cha mẹ, không họ hàng thân thích, đi theo một đoàn xiếc, rồi dẫn đầu đoàn ấy đi lưu lạc khắp nước Pháp, sau đó bị tù ở Anh, cuối cùng tìm thấy mẹ và em. Em bé Rêmi ấy đã lớn lên trong gian khổ. Em đã chung đụng với mọi hạng người, sống khắp mọi nơi, “Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương”. Em đã tự lao động để sống, lúc đầu dưới quyền điều khiển của ông già tốt bụng, cụ Vitali, về sau thì tự lập và không những lo cho mình mà còn bảo đảm việc biểu diễn và sinh sống cho cả một gánh hát rong. Đã có khi em và cả đoàn lang thang suốt mấy ngày không có chút gì trong bụng. Đã có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm. Đã có khi em mắc oan, bị giải ra trước toà án và bị ở tù. Và cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm. Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, em vẫn noi theo nếp rèn dạy của ông già Vitali: giữ phẩm chất làm người. 2. Cuốn tiểu thuyết đã phản ánh cuộc sống lao động của nhân dân và công nhân trong chế độ tư sản, đồng thời ca ngợi sự lao động bền bỉ, tinh thần tự lập, chịu đựng gian khó, khích lệ tình bạn chân chính và lòng nhân ái, tình yêu cuộc sống, ý chí vươn lên không ngừng. Nó mang đến một bài học quý giá cho mỗi chúng ta về tình yêu thương giữa con người với con người, về tính tự lập, tự bước đi trên đường đời. Quan trọng nhất, để những ai có gia đình phải suy ngẫm, trân trọng may mắn, hạnh phúc mà mình đang có. Cuốn sách chứa đựng giá trị của tình thân mà không bao giờ lỗi thời. Một câu chuyện cảm động về tình yêu thương con người trong những hoàn cảnh gian nan nhất. “Không gia đình” có lẽ vì thế đã vượt qua biên giới nước Pháp và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả toàn thế giới trong suốt hơn một thế kỉ qua. (Theo http://thcsphandinhphungdh.quangtri.edu.vn) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) A. Thuyết minh, tự sự, miêu tả, biểu cảm
  2. B. Thuyết minh, tự sự, nghị luận, biểu cảm C. Thuyết minh, tự sự, hành chính – công vụ, biểu cảm D. Thuyết minh, miêu tả, hành chính – công vụ Câu 2. Đoạn văn sa-pô (in đậm) ở đầu văn bản có tác dụng gì? (0,5 điểm) A. Giới thiệu tóm tắt nội dung văn bản B. Thể hiện quan điểm của người viết C. Thu hút sự chú ý của người đọc D. Cả A và C Câu 3. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của phần 1? (0,5 điểm) A. Nêu giá trị của quyển sách B. Nêu thông điệp của quyển sách C. Tóm tắt nội dung của quyển sách D. Kể lại quá trình viết quyển sách Câu 4. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của phần 2? (0,5 điểm) A. Nêu giá trị nội dung của quyển sách B. Nêu tác động của quyển sách đối với bản thân C. Nêu lên bối cảnh xã hội được phản ánh trong quyển sách D. Nêu lên vẻ đẹp của tâm hồn con người được thể hiện trong quyển sách Câu 5. Mục đích của tác giả khi viết văn bản trên là gì? (0,5 điểm) A. Đánh giá giá trị của quyển sách B. Đánh giá tài năng của tác giả C. Cung cấp những thông tin cơ bản về quyển sách D. Cả A và C Câu 6. Tác giả bảy tỏ thái độ gì đối với quyển sách qua văn bản trên? (0,5 điểm) A. Ca ngợi B. Phê phán C. Ngưỡng mộ D. Không thể hiện thái độ Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 7. Cách sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của chúng với việc biểu đạt thông tin chính của văn bản. (1.0 điểm)
  3. Câu 8. Xác định cách trình bày thông tin của phần văn bản “Không gia đình” kể chuyện một em bé không cha mẹ… cả một gánh hát rong”. Chỉ ra hiệu quả cách trình bày ấy. (1.0 điểm) Câu 9. Trình bày cảm xúc của bản thân về quyển sách “Không gia đình” sau khi đọc văn bản trên? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích sau: Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều Người lên ngựa kẻ chia bào Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Dặm hồng bụi cuốn chinh an Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học,1987, tr. 20) * Sơ lược về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích Thúc sinh từ biệt Thúy Kiều – Trích Đoạn trường tân thanh (thường được gọi là “Truyện Kiều”). - Nguyễn Du (1765 – 1820) là đại thi hào của nền văn học dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông có tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ. - .Vị trí đoạn trích: Bị Mã Giám Sinh lừa về nhà chứa của mụ Tú Bà, Kiều phải sống cuộc đời tiếp khách lầu xanh. Đau đớn vì nhân phẩm bị chà đạp, nên sau khi gặp Thúc Sinh, Kiều nhận lời lấy lẽ Thúc Sinh, Kiều khuyên thúc Sinh về gặp vợ cả là Hoạn Thư để trình bày sự thật. Đoạn trích từ câu 1519 - 1526 - Thúy Kiều tiễn Thúc Sinh về gặp Hoạn Thư. - Quan san: quan: cửa ải, san: núi. Nghĩa bóng: Nơi xa cách. - Chinh an: chinh là đi đường xa, an là yên ngựa. Người ta thường dùng hai chữ chinh an để chỉ việc đi đường xa. -------------------Hết------------------ Học sinh không dùng tài liệu; giám thị không giải thích gì thêm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2