intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trường Chinh, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trường Chinh, Kon Tum” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trường Chinh, Kon Tum

  1. SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn Lớp: 12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ( Đề gồm 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: GỞI CON TUỔI HAI MƯƠI […] Thoắt cái, con trai mẹ đã hai mươi. Cái tuổi thật đẹp. Chia tay đứa trẻ hồn nhiên, đáng yêu luôn nấp vào lòng mẹ bi bô, cái thời ngọt ngào và hạnh phúc nhất của mẹ, dù cuộc sống lúc bấy giờ nhiều nỗi niềm và muôn trùng khó khăn, cái thời ấy đã qua. Chào đón chàng trai tuổi hai mươi! Mẹ tự hào lắm, vì con chăm học, chăm làm. Là sinh viên giỏi của khoa, là giảng viên khi đang còn là sinh viên (giảng dạy ở một trung tâm Anh ngữ của thành phố) tham gia học thuật, biên phiên. Mẹ vui, vì con đi đúng hướng, đúng với khả năng mình. Nhưng con ạ! Học giỏi, làm giỏi,… chỉ mới là cất công đổ cát làm nền. Muốn có ngôi nhà đẹp và vững chãi, con đừng quên dựng cây cột chắc, đẽo kèo, lợp ngói với kết cấu hài hòa…con nhé! Một chàng trai dịu dàng là đẳng cấp của thời 4.0 đấy. Và điềm tĩnh, khiêm hạ là chìa khóa để giảm bớt những nỗi ưu phiền vốn rất nhiều ở cuộc trần ai này. Không ai có nghĩa vụ yêu thương con và lo lắng cho con ngoài bản thân mình. Ba mẹ rồi cũng đến lúc rời đi. Nếu vấp phải một vật cản trên đường, con bình tĩnh đưa nó vào nơi nó thuộc về, rồi từ từ mà đi tiếp, đừng nóng vội; nếu đó là thứ mà sức con không đủ, thì hãy bình tâm kêu gọi những người ở cạnh bên, chắc chắn vấn đề sẽ được giải quyết. Khó khăn là vô cùng trong cuộc sống này, đừng vì mệt mỏi mà bỏ cuộc. Để có món trang sức quý và đẹp, vàng phải chịu đau đớn tan mình trong lửa đỏ. Nếu ai đó khiến con không hài lòng, con hãy mỉm cười cho qua. Bởi đó là những gì con sẽ thường xuyên gặp, bởi con cũng sẽ làm không hài lòng rất nhiều người. Đó là qui luật về tính hai mặt, là từ trường thuận và nghịch. Mây cùng tầng nhất định sẽ hòa vào nhau, mây khác tầng sẽ chỉ bay qua nhau, hà tất con phải bực mình? Ai có oán với mình, con hãy quên. Bởi đó là sự thường tình của thế gian. Đôi khi mình kết oán với ai đó, lúc nào đó mà cũng chẳng hề hay biết, nên hãy để gió cuốn đi. Cho người bình an, cũng là cho mình cơ hội. Ai có ơn, nhớ đừng quên, hãy tri ân bằng tấm lòng chân thành nhất, trong khả năng mình. Nhân quả cuộc đời là tất yếu, chỉ là sớm muộn, không tránh được, nên hãy gieo những nhân lành, con nhé! Trân quý từng bước chân và hơi thở trên đường đời, trân quý những người ở cạnh bên, đó là những gì mẹ muốn gởi đến con trai. Và mẹ chúc chàng trai đã trưởng thành của mẹ sẽ đạt thành sở nguyện, tài đức song hành, sống đời vui vẻ, bình thường nhưng nhất định không tầm thường con nhé!
  2. Tặng con câu danh ngôn mẹ thích: “Người hạnh phúc không phải là người được sống trong hoàn cảnh thuận lợi nào mà là một người có thái độ sống tốt trước bất kỳ hoàn cảnh nào”. Đón tuổi hai mươi hạnh phúc nhé, con trai! Mẹ của con. (Bảo Bình, theo https://www.facebook.com/groups) * Chú thích: - “khiêm hạ”: là khiêm tốn, biết hạ mình, không tự đề cao bản thân. - “trân quý”: là rất trân trọng, yêu quý một người hay một điều nào đó Câu 1 (0,75 điểm). Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 2 (0,75 điểm). Người mẹ trong văn bản đã khuyên con trai mình cần trân quý những điều gì? Câu 3 (1,0 điểm). Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Mây cùng tầng nhất định sẽ hòa vào nhau, mây khác tầng sẽ chỉ bay qua nhau”? Câu 4 (0,5 điểm). Anh/Chị có đồng tình với câu danh ngôn được trích dẫn trong văn bản: “ Người hạnh phúc không phải là người được sống trong hoàn cảnh thuận lợi nào mà là một người có thái độ sống tốt trước bất kỳ hoàn cảnh nào”? Tại sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ ý kiến: “Để có món trang sức quý và đẹp, vàng phải chịu đau đớn tan mình trong lửa đỏ” trong văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về giá trị của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống đối với mỗi người. Câu 2 (5,0 điểm). Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân có đoạn viết: […] Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra. Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như của cống cái bị sặc. Trên mặt những cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào cũng chèo nhanh để lướt qua quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. (Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2017, tr. 186 - 187)
  3. Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn văn. --------------- Hết --------------- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không được giải thích gì thêm. SỞ GD & ĐT KON TUM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn Lớp: 12 (Bản hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Bản Hướng dẫn chấm chỉ định hướng các yêu cầu cơ bản cần đạt của đề, giám khảo cần nắm vững đáp án, biểu điểm để đánh giá hợp lí các mức độ năng lực của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Do đặc trưng bộ môn, nhất là những câu dạng đề mở, giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm. - Tổng điểm toàn bài là 10.0, điểm lẻ được làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Ví dụ: 0,25 → 0,3; 0,75 → 0,8. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM PHẦN CÂU KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG ĐIỂM I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/nghệ thuật 0,75 * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời sai, hoặc không trả lời: 0,0 điểm. 2 Người mẹ trong văn bản đã khuyên con trai mình cần trân quý: 0,75 - Từng bước chân và hơi thở trên đường đời - Những người ở cạnh bên * Hướng dẫn chấm: - Chấp nhận cách trình bày khác miễn hướng đến Đáp án. - HS trình bày đúng 02 được 0,75 điểm - HS trình bày đúng 01 được 0,5 điểm - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng ý như Đáp án:0,0 điểm . 3 Ý kiến:“Mây cùng tầng nhất định sẽ hòa vào nhau, mây khác tầng sẽ chỉ bay 1,0 qua nhau” có nghĩa là: những người phù hợp với ta về trình độ, quan điểm, sở thích... tất sẽ gắn bó hài hòa lâu dài với ta; còn những người không phù hợp về những điều ấy sẽ chỉ thoáng qua trong cuộc đời ta. Thế nên không cần phải bận tâm về những điều họ khiến ta không hài lòng. * Hướng dẫn chấm: - Chấp nhận cách diễn đạt khác miễn hướng đến nội dung trên. - Học sinh diễn đạt đúng mỗi ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời ý lan man chưa rõ: 0,25 điểm
  4. - Học sinh diễn đạt ý không phù hợp/chưa làm phần này: 0,0 điểm 4 - HS nêu thái độ đồng tình/không đồng tình: 0,25 điểm 0,5 - HS lí giải một cách hợp lí, thuyết phục về mối quan hệ giữa hạnh phúc với hoàn cảnh sống: 0,25 điểm. Ví dụ: - Lí giải theo hướng đồng tình: một người có thái độ sống tốt nghĩa là luôn tự tin, vui vẻ, lạc quan cho dù gặp bất kỳ hoàn cảnh khó khăn, thử thách nào. Vì thế người đó sẽ luôn hạnh phúc. Còn người được sống trong hoàn cảnh thuận lợi nhưng luôn lo lắng, sợ hãi, buồn chán thì sao có thể hạnh phúc được. - Lí giải theo hướng không đồng tình: Không phải người nào được sống trong hoàn cảnh thuận lợi đều không hạnh phúc và không phải người có thái độ sống tốt, vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, thử thách đều luôn hạnh phúc. * Hướng dẫn chấm: - Học sinh diễn đạt rõ ý, thuyết phục: 0,25 điểm - Học sinh trả lời ý lan man chưa rõ hoặc không làm: 0,0 điểm. II. LÀM VĂN 7,0 1 Từ ý kiến: “Để có món trang sức quý và đẹp, vàng phải chịu đau đớn tan 2,0 mình trong lửa đỏ” trong văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về giá trị của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống đối với mỗi người. a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận 0,25 Có đủ kết cấu của đoạn văn gồm: Mở đoạn, Phát triển đoạn, Kết đoạn. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,25 Giá trị của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống đối với mỗi người. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 1,0 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải trình bày rõ giá trị của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống đối với mỗi người. Có thể theo hướng sau: - Khó khăn, thử thách là những trở ngại, những tình huống bất lợi đòi hỏi phải có nghị lực và khả năng mới có thể vượt qua (0,25 điểm). - Giá trị của những khó khăn, thử thách trong cuộc sống đối với mỗi người (0,75 điểm): + Giúp tôi luyện ý chí, bản lĩnh, tạo lối sống tích cực, mạnh mẽ, sẵn sàng vượt qua bất cứ tình huống nào trong cuộc sống. + Là cơ hội để hiểu rõ giới hạn của bản thân, khám phá giá trị của chính mình và vươn đến thành công. +… (HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ) * Hướng dẫn chấm: - Do thời lượng làm bài không nhiều nên giám khảo không yêu cầu cao về mức độ triển khai ý của học sinh. - HS có thể triển khai theo cách khác miễn phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và có tính thuyết phục.
  5. - HS trình bày tốt hai ý cho 0,75 điểm. - HS trình bày tốt một ý hoặc trình bày rõ hai ý nhưng chưa thật thuyết phục cho 0,5 điểm. - HS trình bày ý lan man, chưa thật rõ cho 0,25 điểm. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về 0,25 vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. 2. Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích. Từ 5,0 đó, nhận xét những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. * Yêu cầu chung: - Học sinh thể hiện được năng lực làm kiểu bài nghị luận văn học và khả năng cảm thụ văn học. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ; bố cục rõ ràng; vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề; hành văn mạch lạc, giàu cảm xúc. Không mắc lỗi dùng từ, chính tả, đặt câu. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đầy đủ các phần Mở bài, 0,25 Thân bài, Kết bài. Mở bài: nêu được vấn đề; Thân bài: triển khai được vấn đề; Kết bài: kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình tượng Sông Đà trong đoạn 0,5 trích và nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3,5 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần triển khai được các ý sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. (0,5 điểm) - Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của con Sông Đà trong đoạn văn (2,0 điểm): + Đá bờ sông cao, dựng đứng và chẹt lòng sông khiến cho lòng sông hẹp, âm u, lạnh lẽo, lưu tốc của nước lớn, nguy hiểm. + Quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài, dữ dội bởi sự phối hợp các chuyển động của nước, sóng, gió khi đập vào đá và các âm thanh ghê rợn của gió. + Những cái hút nước to, sâu, xoáy mạnh rất nguy hiểm và phát ra âm thanh rùng rợn. (HS lấy dẫn chứng, phân tích các nghệ thuật so sánh, liên tưởng, nhân hóa, liệt kê, từ láy, động từ, phép điệp cấu trúc, điệp từ, điệp nhịp, phối hợp nhịp ngắn, nhịp dài ... kết hợp nhiều phương thức biểu đạt làm rõ những đặc điểm trên) - Nhận xét nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.(0,5 điểm): + Quan sát, khám phá con sông Đà ở phương diện thẫm mĩ với vẻ đẹp mãnh
  6. liệt, dữ dội. + Ngôn ngữ phong phú, sinh động, giàu hình ảnh, có sức gợi cảm cao; ngữ nghĩa, ngữ điệu biến đổi, chuyển hóa; câu văn đa dạng, lúc ngắn, lúc dài với cấu trúc nhiều tầng bậc. + Vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của sông Đà. - Đánh giá chung (0,5 điểm): + Nghệ thuật: Những liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị; ngôn ngữ phong phú, sinh động, giàu hình ảnh, có sức gợi cảm cao; ngữ nghĩa, ngữ điệu biến đổi, chuyển hóa; câu văn đa dạng, lúc ngắn, lúc dài với cấu trúc nhiều tầng bậc; vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của sông Đà. + Giá trị nội dung: Khắc họa một cách sinh động và ấn tượng hình ảnh con sông Đà. Qua đó, giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc và thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước Việt Nam. * Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc vẻ đẹp của hình tượng Sông Đà qua đoạn văn: 2,0 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm - 1,75 điểm. - Học sinh phân tích có ý đúng nhưng sơ sài: 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, không rõ: 0,25 điểm - 0,5 điểm. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,5 nghị luận; có liên hệ, mở rộng hoặc vận dụng kiến thức lí luận để làm nổi bật vấn đề. ………….HẾT…………… Duyệt của BCM Giáo viên ra đề Trần Thị Mỹ Hạnh Lê Thị Thanh Hường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2