intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN MA TRẬN TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIÊRI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ------------ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút Đơn Mức Tổng Kĩ vị % TT năng kiến điểm Vận thứ Nhậ Thôn Vận d c/ n g dụng ụn kĩ biết hiểu năng g ca o TNK TL TNK TL TNK TL TNK TL Q Q Q Q 1 Đọc Th hiểu ơ 3 0 5 0 0 2 0 60 l ụ c b á t 2 Viết Viết đoạn văn bày 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 tỏ cảm xúc về một đoạn/ bài th ơ lụ c bá t T 15 5 25 15 0 30 0 10 ổ
  2. n 100 g T 2 4 3 1 0 0 0 0 % % % % ệ % Tỉ lệ chung 60% 40% PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIÊRI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ------------ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Đơn vị Thôn g Vận Nhận Vận TT Kĩ năng kiến Mứ hiểu dụng biết dụng cao thức / kĩ c năng độ đán h giá 1 Đọc hiểu Thể loại Nhận biết: thơ - Nhận biết - Thể thơ được thể lục thơ lục bát, bát các đặc trưng của thể thơ lục bát. Thông hiểu: - Phân tích được tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ, giọng 3 TN 5 TN 2TL điệu. - Hiểu và phân tích được tác dụng của việc sử
  3. dụng biện pháp tu từ. - Bước đầu phân tích được những đặc sắc về nghệ thuật từ đó bày tỏ được cảm xúc của bản thân về giá trị nội dung của đoạn thơ/ bài thơ lục bát. - Giải thích được nghĩa của từ/ Phân biệt từ đồng âm, đa nghĩa. Vận dụng: Từ nội dung bài học rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử trong đời sống. 2 Viết Viết đoạn Nhận văn bày biết: Kiểu tỏ cảm bài, xác xúc về định được một yêu cầu đoạn/bài của đề. 5 15 30 10 thơ lục Thông bát hiểu: Xác định được các đặc sắc nghệ thuật -> bày tỏ
  4. cảm xúc về giá trị nội dung, tư tưởng của đoạn thơ. Vận dụng: Viết được đoạn văn kể thể hiện cảm xúc trước một đoạn thơ/ bài thơ lục bát. Vận dụng cao: có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc. T 3 TN 5TN 2 TL 1 TL ổ n g T 20 40 30 10 i l ê % Tỉ lệ chung 60 40 PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIÊRI NĂM HỌC 2022 - 2023 ------------ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút ( Đề gồm 03 trang) Phần I. Đọc - hiểu (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn
  5. Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Mặt người vất vả in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa Việt Nam đất nắng chan hoà Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh Mắt đen cô gái long lanh Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung Đất trăm nghề của trăm vùng Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem Tay người như có phép tiên Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ. (Nguyễn Đình Thi, Việt Nam quê hương ta) *Ghi lại chữ cái trước đáp án đúng cho những câu hỏi trắc nghiệm sau: (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ năm chữ B. Thơ bốn chữ C. Thơ lục bát D. Thơ tự do Câu 2: Nội dung chính của bài thơ trên là gì?
  6. A. Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho con người và quê hương Việt Nam. B. Tác giả hồi tưởng về một thời kì “vất vả in sâu” nhưng rất “anh hùng” của dân tộc Việt Nam C. Ngợi ca nền văn hóa ngàn năm của quê hương Việt Nam. D. Ngợi ca vẻ đẹp giàu có của thiên nhiên, đất nước Việt Nam.
  7. Câu 3: Bốn câu thơ Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều được gieo vần ở những tiếng nào? A. ơi– trời ; hơn – rờn – Sơn. B. ơi– trời; đẹp – tập – chiều. C. đất – đâu; hơn – rờn – Sơn. D. ơi– trời ; hơn – rờn – sớm. Câu 4: Nghĩa của từ “tay” trong câu thơ: “Tay người như có phép tiên/ Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ” với từ “tay” trong câu “Anh ấy là một tay đua cừ khôi” là A. từ đồng âm B. từ đa nghĩa C. từ trái nghĩa D. từ đồng nghĩa Câu 5: Biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong bốn câu thơ cuối? A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Điệp ngữ Câu 6: Vẻ đẹp phẩm chất nào của con người Việt Nam được nói đến trong khổ thơ sau? Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa A. Cần cù, chịu khó B. Kiên trung, bất khuất. C. Tài hoa, khéo léo. D. Chung thủy, nghĩa tình. Câu 7: Nhận định nào không nêu đúng tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện trong văn bản? A. Tự hào trước sự trù phú, giàu đẹp, yên bình của quê hương đất nước. B. Yêu mến, trân trọng vẻ đẹp của con người Việt Nam: cần cù, kiên trung, thủy chung và hết mực tài hoa . C. Thể hiện sự quyết tâm giữ gìn và phát huy những truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam ngàn đời. D. Đồng cảm với những mất mát đau thương của dân tộc. Câu 8: Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ gì về con người và cảnh sắc quê hương? A. Tự hào với sự giàu có của thiên nhiên, với những nét đẹp về văn hóa và tinh thần được hun đúc qua nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam. B. Có ý thức tiếp nhận văn hóa của các nước phát triển nhằm mở rộng văn hóa của dân tộc. C. Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc. D. Yêu mến, tự hào đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ những vùng đất xa xôi của Tổ quốc. *Thực hiện yêu cầu bài tập: Câu 9: Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được dùng trong bốn câu thơ đầu của bài “Việt Nam quê hương ta” – Nguyễn Đình Thi. (1.0 điểm)
  8. Câu 10: Từ nội dung gợi ra qua bài thơ “Việt Nam quê hương ta”, em thấy mình phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương Việt Nam mãi giàu đẹp? (Trả lời câu hỏi bằng một chuỗi câu từ 2-3 câu) (1.0 điểm) Phần II. Viết (4.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều ( Nguyễn Đình Thi, Việt Nam quê hương ta ) Viết một đoạn văn (8-10 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có dùng một câu có cụm danh từ (Gạch chân dưới từ láy, cụm danh từ vừa sử dụng và chú thích rõ bên dưới đoạn văn) (4.0 điểm) HẾT PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIÊRI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ------------ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm 6,0 I 1 C 0,5 2 A 0,5 3 A 0,5
  9. 4 B 0,5 5 A 0,5 6 B 0,5 7 C 0,5 8 A 0,5 9 HS có thể lựa chọn: -Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa 1,0 - Chỉ rõ: “Việt Nam đất nước ta ơi” gọi đất nước Việt Nam – giống như gọi, trò chuyện với con người. -Tác dụng: + Khiến câu thơ hay hơn, độc đáo hơn + Câu thơ như lời gọi thân thuộc, gần gũi của tác giả với quê hương, đất nước mình + Thể hiện cảm xúc yêu mến của tác giả dành cho quê hương Việt Nam 10 - Học sinh trình bày được chuỗi câu (2-3 câu) nêu trách nhiệm của 1,0 bản thân: + Vâng lời ông bà bố mẹ, là học sinh chăm ngoan... + Cố gắng học tập chăm chỉ sau này góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương... GV chấm linh hoạt tôn trọng ý kiến riêng (nhưng phải đúng) của HS
  10. II 4,0 * Hình thức: 1,0 - Đảm bảo dung lượng; trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; - Sử dụng đúng một cụm danh từ (gạch dưới và chú thích rõ). - Bố cục: đủ 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) * Nội dung: Biết bám sát ngữ liệu và khai thác hiệu quả ngôn ngữ, 3,0 giọng điệu, biện pháp tu từ,... để nêu cảm nhận về đoạn thơ. - Mở đoạn giới thiệu bài thơ, cảm xúc chung; -Thân đoạn: Học sinh đảm bảo được một số ý chính sau + Chỉ rõ nghệ thuật; thành công trong việc dùng thể thơ lục bát, nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, sử dụng từ láy... + Nội dung: Mỗi ý phần nội dung 0.25đ  Câu thơ đầu như tiếng gọi đầy tha thiết mà tự hào của tác giả đối với đất nước, dân tộc...  Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương.  Hình ảnh “cánh cò bay lả rập rờn” gợi vẻ nên thơ, cuộc sống yên bình.  Đất nước mang vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. -> Đất nước Việt Nam hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp, nên thơ và hùng vĩ. - Kết đoạn: + Khẳng định lại cảm xúc của bản thân về đoạn thơ. + Liên hệ bản thân *Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý, GV linh hoạt để đánh giá phù hợp nhất với bài làm của học sinh. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIÊRI NĂM HỌC 2022 - 2023 ------------ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút ( Đề gồm 03 trang) Phần I. Đọc - hiểu (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Biết rằng xa lắm Trường Sa Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào Viết làm sao, viết làm sao
  11. Câu thơ nào phải con tàu ra khơi Thế mà đã có lòng tôi Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ Phải đâu chùm đảo san hô Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành Hỡi quần đảo cuối trời xanh Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con Sóng bào mãi vẫn không mòn Vẫn còn biển có vẫn còn Trường Sa [ ] Ở nơi sừng sững niềm tin Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua Tấm lòng theo mũi tàu ra Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần. (“Gần lắm Trường Sa” Lê Thị Kim - Nguyễn Nhật Ánh, Thành phố tháng Tư, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984) *Ghi lại chữ cái trước đáp án đúng cho những câu hỏi trắc nghiệm sau: (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A.Thơ năm chữ B. Thơ bốn chữ C. Thơ lục bát D. Thơ tự do Câu 2: Nội dung chính của bài thơ trên là gì? A. Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả với quần đảo Trường Sa. B. .Khát khao được ra thăm đảo Trường Sa của tác giả. C. Ngợi ca vẻ đẹp gàu có của biển đảo quê hương. D. Ngợi ca vẻ đẹp giàu có của thiên nhiên, đất nước Việt Nam. Câu 3: Bốn câu thơ Hỡi quần đảo cuối trời xanh Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con Sóng bào mãi vẫn không mòn Vẫn còn biển có vẫn còn Trường Sa được gieo vần ở những tiếng nào? A. xanh – thành ; con – mòn – còn. B. cuối – vãi – mãi ; mòn – còn.
  12. C. trời – thóc – bào; mòn – còn. D. đảo – thóc - bào ; vẫn – còn. Câu 4: Cụm từ: “trăm hạt thóc” được tác giả sử dụng trong bài thơ là cụm từ loại nào trong tiếng Việt? A. Cụm động từ B.Cụm tính từ Cụm danh từ Câu 6: Nghĩa của từ “mũi” trong câu thơ: “Tấm lòng theo mũi tàu ra / Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.” với từ “mũi” trong câu “Cô ấy có chiếc mũi dọc dừa rất đẹp” là loại từ nào? A. Từ đồng âm B. Từ đa nghĩa C. Từ đồng nghĩa D. Từ trái nghĩa Câu 7: Nhận định nào đúng về nội dung hai dòng thơ: “Sóng bào mãi vẫn không mòn/ Vẫn còn biển có vẫn còn Trường Sa” A. Khẳng định vị trí trường tồn của Trường Sa cùng với dân tộc Việt Nam dù có vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức. B. Thời tiết, khí hậu nơi Trường Sa rất khắc nghiệt. C. Hứa hẹn một ngày không xa tác giả sẽ ghé thăm Trường Sa yêu dấu. D. Thể hiện niềm tin, tự hào của tác giả về sự giàu đẹp của Trường Sa. Câu 8: Theo em vì sao nhà thơ khẳng định: “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần”? A. Vì quần đảo Trường Sa rất gần với đất liền. B. Vì quần đảo Trường Sa là hình ảnh quen thuộc, gắn bó, gần gũi với nhà thơ. C. Vì quần đảo Trường Sa tuy xa xôi về mặt địa lý nhưng luôn nằm trong trái tim của nhà thơ với niềm yêu mến và tự hào. D. Vì quần đảo Trường Sa là một phần không thể thiếu của quê hương Việt Nam, gắn bó với nhân dân Việt Nam như máu thịt. Câu 9: Bài thơ đã gợi cho em trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương? A. Phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ biển đảo quê hương, có thái độ yêu mến, tự hào đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ những vùng đất xa xôi của Tổ quốc. B. Phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ biển đảo quê hương C. Quyết tâm ra quần đảo Trường Sa để ngày đêm bảo vệ. D. Có thái độ yêu mến, tự hào đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ những vùng đất xa xôi của Tổ quốc. *Thực hiện yêu cầu bài tập: Phần II. Viết (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hỡi quần đảo cuối trời xanh Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con Sóng bào mãi vẫn không mòn Vẫn còn biển có vẫn còn Trường Sa (“Gần lắm Trường Sa” Lê Thị Kim - Nguyễn Nhật Ánh, Thành phố tháng Tư, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984) Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn thơ trên. (1.0 điểm)
  13. Câu 2: Viết một đoạn văn (8-10 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có dùng một câu có cụm động từ (Gạch chân dưới từ láy, cụm động từ vừa sử dụng và chú thích rõ bên dưới đoạn văn) (3.0điểm) Câu 3: Từ nội dung đoạn thơ trên (kết hợp bài thơ phần I) em thấy bản thân mình phải làm gì để góp phần bảo vệ biển đảo quê hương Việt Nam? Học sinh trả lời câu hỏi bằng một chuỗi câu (2-3 câu) (1.0 điểm) HẾT PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIÊRI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ------------ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm 6,0 I 1 C 0,5 2 A 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5
  14. 5 B 0,5 6 A 0,5 7 C 0,5 8 A 0,5 9 - Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng qua hai câu thơ “Hỡi quần 1,0 đảo cuối trời xanh / Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con” - Chỉ rõ: Ví quần đảo Trường Sa, gồm nhiều đảo nhỏ, với hàng trăm hạt thóc. - Tác dụng: + Diễn đạt: Câu thơ giàu giá trị gợi hình, gợi cảm + Nội dung: Bạn đọc hình dung rõ hơn sự giàu có của Trường Sa với hàng trăm đảo nhỏ; Việc so sánh mỗi đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa như hạt thóc - thứ thân thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam giúp người đọc cảm thấy quần đảo xa xôi với tổ quốc trở nên gần gũi yêu thương. + Gợi cảm: tình yêu thương dành cho Trường Sa 10 -Học sinh trình bày được chuỗi câu (2-3 câu) nêu việc làm ý nghĩa 1,0 của bản thân: + Cố gắng học tập chăm chỉ sau này góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương... +Tuyên truyền, vận động mọi người cùng bảo vệ biển đảo... GV chấm linh hoạt tôn trọng ý kiến riêng (nhưng phải đúng) của HS II 4,0
  15. * Hình thức: 1,0 - Đảm bảo dung lượng; trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; - Sử dụng đúng một câu có cụm động từ (gạch dưới và chú thích rõ). - Bố cục: đủ 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) * Nội dung: Biết bám sát ngữ liệu và khai thác hiệu quả ngôn ngữ, 3,0 giọng điệu, biện pháp tu từ,... để nêu cảm nhận về đoạn thơ. - Mở đoạn giới thiệu bài thơ, cảm xúc chung; -Thân đoạn: Học sinh đảm bảo được một số ý chính sau + Chỉ rõ nghệ thuật; thành công trong việc dùng thể thơ lục bát, nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, sử dụng từ láy... + Nội dung:  Câu thơ đầu như tiếng gọi thể hiện cảm xúc yêu mến của tác giả dành cho Trường Sa.  Hình ảnh so sánh mỗi đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa như hạt thóc - thứ thân thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam giúp người đọc cảm thấy quần đảo xa xôi với tổ quốc trở nên gần gũi yêu thương.  Khẳng định Trường Sa mãi trường tồn, còn mãi với biển, với đất nước -> Tình yêu, niềm tự hào của tác giả về Trường Sa yêu dấu... - Kết đoạn: + Khẳng định lại cảm xúc của bản thân về đoạn thơ. + Liên hệ bản thân * Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý, GV linh hoạt để đánh giá phù hợp nhất với bài làm của học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0