intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Nấm Lư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Nấm Lư” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Nấm Lư

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2023-2024 Môn: Ngữ văn 6 Kĩ năng Nội dung Mức độ nhận thức Tổng Nhận Thôn Vận Vận % biết g hiểu dụng dụng cao TNK TL TNK TL TNK TL TNK TL Q Q Q Q Đọc Văn hiểu bản 3 0 5 0 0 2 0 0 60 thơ Viết - Viết bài văn kể lại 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 một trải nghiệ m. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ 20% 40% 30% 10% 100 % Tỉ lệ chung 60% 40%
  2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2023-2024 Môn: Ngữ văn 6 Chủ đề Nội dung Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức đánh giá Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng hiểu cao Đọc hiểu Văn bản *Nhận 3TN 5TN 2TL thơ lục bát biết: - Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần nhịp để xác định thể thơ lục bát. - Biết được biện pháp tu từ, ý nghĩa các hình ảnh thơ. - Nhận biết được từ láy trong câu. *Thông hiểu: - Xác định đề tài, nội dung bài thơ - Tác dụng của điệp ngữ, nhân
  3. hóa - Cảm nhận về hình ảnh thơ. - Nhận xét về ý nghĩa lời thơ. *Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. Viết - Viết bài Nhận 1* 1* 1* 1TL* văn kể lại biết: một trải Thông nghiệm. hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: - Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng 3TN 5TN 2TL 1TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ 60% 40%
  4. chung TRƯỜNG PTDTBT THCS Nấm Lư ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ và tên: ......................................... Môn: Ngữ văn 6 Lớp: .............. Năm học: 2023-2024 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ 1 Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: “Yêu từng bờ ruộng, lối mòn, Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu. Yêu con sông mặt sóng xao, Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca. Yêu hàng ớt đã ra hoa Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông. Yêu sao tiếng mẹ ru nồng, Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.” (Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân, Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017, tr.94) Khoanh tròn vào một đáp án đúng (từ câu 1 đến câu 8) Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ? A. Thể thơ tự do C. Thể thơ lục bát B. Thể thơ tám chữ D. Thể thơ sáu chữ Câu 2 (0,5 điểm). Trong 4 câu thơ đầu cảnh vật quê hương được hiện lên qua những hình ảnh nào ? A. Bờ ruộng, lối mòn, hàng ớt, đám dưa, đám cà B. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, ngàn dâu, con sông C. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, dâu tằm D. Bờ ruộng, lối mòn, đám dưa, đám cà, dâu tằm Câu 3 (0,5 điểm). Trong câu thơ “Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca” có mấy từ láy? A. Một từ láy C. Ba từ láy B. Hai từ láy D. Bốn từ láy Câu 4 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên ? A. Thể hiện tình cảm yêu mến bạn bè B. Thể hiện tình cảm yêu thương với con người C. Thể hiện tình cảm gia đình. D. Thể hiện tình cảm yêu thương với quê hương Câu 5 (0,5 điểm). Điệp từ “yêu” trong văn bản trên có tác dụng gì ? A. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với dòng sông. B. Nhấn mạnh tình yêu quê hương da diết của tác giả. C. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với mẹ. D. Nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của tác giả đối với gia đình.
  5. Câu 6 (0,5 điểm). Cảm nhận nào đúng nhất về cảnh vật quê hương hiện lên trong hai dòng thơ. “Yêu từng bờ ruộng, lối mòn, Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu”. A. Cảnh sông nước mênh mông. B. Cảnh đồng ruộng bao la. C. Cảnh hoàng hôn thơ mộng. D. Cảnh tươi đẹp, thân thuộc, bình dị của quê hương. Câu 7 (0,5 điểm). Nhận xét nào đúng nhất về ý nghĩa lời ru của mẹ qua hai dòng thơ sau: “Yêu sao tiếng mẹ ru nồng, Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm”. A. Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, bồi đắp tâm hồn con. B. Lời ru của mẹ động viên, khích lệ con nỗ lực học tập tốt. C. Lời ru của mẹ là khúc hát xua tan mệt mỏi trong lao động. D. Lời ru của mẹ gợi nhắc những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp. Câu 8 (0,5 điểm). Hiệu quả của biện pháp nhân hóa trong câu thơ: “Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca” là gì ? A. Nhấn mạnh kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào gắn với dòng sông. B. Câu thơ khơi gợi trí tưởng tượng bay bổng ở người đọc. C. Dòng sông trở nên sinh động, gần gũi, gắn bó với con người. D. Giúp đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Câu 9 (1,0 điểm). Qua bài thơ tác giả muốn gửi tới người đọc những thông điệp gì ? Câu 10 (1,0 điểm). Từ nội dung của văn bản, em nhận thấy mình cần làm gì để góp phần xây dựng quê hương ? Phần II. Viết (4,0 điểm) - Viết bài văn kể lại một trải nghiệm vui, hạnh phúc.
  6. TRƯỜNG PTDTBT THCS Nấm Lư ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ và tên: ........................................ Môn: Ngữ văn 6 Lớp: .............. Năm học: 2023-2024 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ 2 Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu. “Mẹ là cơn gió mùa thu Cho con mát mẻ lời ru năm nào Mẹ là đêm sáng trăng sao Soi đường chỉ lối con vào bến mơ Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ Cho con thành tựu được nhờ tấm thân Mẹ thường âu yếm ân cần Bảo ban chỉ dạy những lần con sai” (“Mẹ là tất cả” - Lăng Kim Thanh) Khoanh tròn vào một đáp án đúng (từ câu 1 đến câu 8) Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên được viết theo thể thơ nào ? A. Thể thơ tự do C. Thể thơ lục bát B. Thể thơ tám chữ D. Thể thơ sáu chữ Câu 2 (0,5 điểm). Biện pháp tu từ nào được sử dụng đoạn thơ sau ? “Mẹ là cơn gió mùa thu Cho con mát mẻ lời ru năm nào Mẹ là đêm sáng trăng sao Soi đường chỉ lối con vào bến mơ” A. Nhân hóa C. Ẩn dụ B. So sánh D. Chơi chữ. Câu 3 (0,5 điểm). Trong dòng thơ: “Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ” có mấy từ láy ? A. Một từ láy C. Ba từ láy B. Hai từ láy D. Bốn từ láy Câu 4 (0,5 điểm). Đề tài của văn bản trên là gì ? A. Tình cảm bạn bè C. Tình yêu quê hương, đất nước B. Tình cảm gia đình. D. Tình đồng chí, đồng đội Câu 5 (0,5 điểm). Điệp ngữ “Mẹ là” trong văn bản trên có tác dụng gì ? A. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với quê hương. B. Nhấn mạnh tình yêu quê hương da diết của tác giả. C. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với mẹ. D. Nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của tác giả đối với ông bà. Câu 6 (0,5 điểm). Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nghĩa của từ “âu yếm”. A. Tình yêu thương dịu dàng thắm thiết. C. Ân cần, khuyên nhủ
  7. B. Thờ ơ, lạnh nhạt. D. Thân mật, gắn bó Câu 7 (0,5 điểm). Nhân vật trữ tình trong bài thơ bày tỏ tình cảm, cảm xúc gì với mẹ ? A. Yêu thương mẹ, giúp đỡ mẹ những việc nhỏ. B. Yêu thương mẹ, ca ngợi sự dịu dàng của mẹ. C. Luôn biết ơn, yêu thương, kính trọng mẹ. D. Yêu thương mẹ, chia sẻ với nỗi vất vả của mẹ Câu 8 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là A. nhấn mạnh kỉ niệm đẹp của tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào gắn với dòng sông. B. thể hiện tình cảm yêu thương của ông bà đối với con cháu và lòng kính trọng, biết ơn của con cháu đối với ông bà. C. tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ đối với con và lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của con đối với mẹ. D. thể hiện ước mơ của người con về một tương lai tốt đẹp, luôn sống vui vẻ bên mẹ. Câu 9 (1,0 điểm). Qua bài thơ tác giả muốn gửi tới người đọc những thông điệp gì? Câu 10 (1,0 điểm). Từ nội dung của văn bản, em nhận thấy mình cần làm gì để góp phần xây dựng gia đình đầm ấm? Phần II. Viết (4,0 điểm) - Viết bài văn kể lại một trải nghiệm vui, hạnh phúc.
  8. TRƯỜNG PTDTBT THCS Nấm Lư ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ và tên: ........................................ Môn: Ngữ văn 6 Lớp: .............. Năm học: 2023-2024 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ HSHN Chép lại nôi dung sau “Mẹ là cơn gió mùa thu Cho con mát mẻ lời ru năm nào Mẹ là đêm sáng trăng sao Soi đường chỉ lối con vào bến mơ Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ Cho con thành tựu được nhờ tấm thân Mẹ thường âu yếm ân cần Bảo ban chỉ dạy những lần con sai” (“Mẹ là tất cả” - Lăng Kim Thanh) BÀI LÀM ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. . ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Phần I. Đọc -hiểu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Mỗi ý Điểm đúng 0,5 điểm) Đáp án C B A D B D A C 9 HS đưa ra được một vài thông điệp phù hợp với nội dung bài thơ. Có thể đưa ra 1,0 những thông điệp sau: - Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. - Quê hương giáo dục chúng ta, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta để ta được trở thành một con người tốt, thành một công dân tốt. - Chúng ta cần phải nhớ đến, yêu quý, trân trọng và biết ơn quê hương của mình. (HS đưa ra 2 thông điệp cho điểm tối đa) 10 HS nêu được hành động cụ thể của bản thân góp phần xây dựng quê hương. (Nêu tối 1,0 thiểu 3 hành động) Ví dụ: - Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng… sống trở thành người công dân tốt góp phần xây dựng quê hương. - Giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp… - Sống đoàn kết, yêu thương, chia sẻ… - Giữ gìn phong tục, truyền thống tốt đẹp của quê hương. - Không làm điều xấu gây tổn hại đến quê hương. - Quảng bá, giới thiệu hình ảnh của quê hương đến với mọi người. Phần II. a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 0.25 Viết b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể về một trải nghiệm vui vẻ 0.25 c. Kể về một trải nghiệm vui vẻ. 1. Mở bài: 0,5 - Giới thiệu về trải nghiệm sẽ kể: một trải nghiệm vui vẻ. 2. Thân bài: 2,0 + Giới thiệu chung - Xảy ra ở đâu? Khi nào? - Những đối tượng cùng tham gia trải nghiệm:người thân, bạn bè, thầy cô… + Kể lại trải nghiệm - Kể lần lượt những sự kiện diễn ra theo trình tự cụ thể. - Bài học rút ra từ trải nghiệm: hiểu được sự vất vả của cha mẹ, biết thêm về truyền thống của dân tộc, khám phá những vùng đất mới… - Suy nghĩ, cảm xúc sau trải nghiệm: Cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, thích thú. 3. Kết bài 0,5 - Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm đối với người viết.
  10. d. Chính tả ngữ pháp đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Kể lại một trải nghiệm thể hiện cảm xúc chân thành. 0,25 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2 Phần I. Đọc -hiểu
  11. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Mỗi ý Điểm đúng 0,5 điểm) Đáp án C B A B C A C C 9 HS đưa ra được một vài thông điệp phù hợp với nội dung bài thơ. Có thể đưa ra 1,0 những thông điệp sau: - Nhận thấy tình mẫu tử là tình cảm cô cùng thiêng liêng và cao cả đối với cuộc sống con người. - Phải biết trân quý những giây phút được sống bên mẹ, trân trọng tình cảm gia đình… - Hãy thực hiện lòng hiếu thảo một cách thật tâm, chân tình - chăm sóc, phụng dưỡng, yêu thương cha mẹ tử tế. - Lên án, phê phán những hành động vô lễ, ngược đãi, bất hiếu đối với cha mẹ (HS đưa ra 2 thông điệp cho điểm tối đa) 10 HS nêu được hành động cụ thể của bản thân góp phần xây dựng gia đình đầm ấm. 1,0 (Nêu tối thiểu 3 hành động) Ví dụ: - Đoàn kết, yêu thương, nhường nhịn anh chị em trong nhà. - Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Giúp bố mẹ công việc nhà và một số công việc được nhờ. - Tự giác học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn để bố mẹ vui lòng. - Không đua đòi, a dua... Phần II. a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 0.25 Viết b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể về một trải nghiệm vui vẻ 0.25 c. Kể về một trải nghiệm vui vẻ. 1. Mở bài: 0,5 - Giới thiệu về trải nghiệm sẽ kể: một trải nghiệm vui vẻ. 2. Thân bài: 2,0 + Giới thiệu chung - Xảy ra ở đâu? Khi nào? - Những đối tượng cùng tham gia trải nghiệm:người thân, bạn bè, thầy cô… + Kể lại trải nghiệm - Kể lần lượt những sự kiện diễn ra theo trình tự cụ thể. - Bài học rút ra từ trải nghiệm: hiểu được sự vất vả của cha mẹ, biết thêm về truyền thống của dân tộc, khám phá những vùng đất mới… - Suy nghĩ, cảm xúc sau trải nghiệm: Cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, thích thú. 3. Kết bài 0,5 - Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm đối với người viết. d. Chính tả ngữ pháp đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Kể lại một trải nghiệm thể hiện cảm xúc chân thành. 0,25
  12. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HSHN - Đánh giá theo sự tiến bộ của học sinh Tổ chuyên môn GV ra đề
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
38=>2