intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Đức Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Đức Giang’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Đức Giang

  1. PHÒNG GD - ĐT QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG Năm học 2023 - 2024 ***** Môn: Ngữ văn 6 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) Mức Tổng độ % điểm nhận Nội thức dung/ Kĩ đơn Thôn Vận Nhận Vận năng vị g dụng biết dụng kiến hiểu cao thức TT TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc - Kí hiểu (Hồi kí, du 4 0 4 1 0 1 0 60 kí) 2 Viết Kể về một kỉ niệm đáng 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 nhớ của bản thân Tổng 4 1* 4 2* 0 2* 0 1* số 100% câu
  2. Tổng 1.0 điểm 1.0 1.0 3.0 0 3.0 0 1.0 Tỉ lệ % 40% 20% 30% 10% * Ghi chú: Phần viết có 01* câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong hướng dẫn chấm. II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Số câ Nội hỏi dung Mức theo /Đơn độ mức Kĩ vị đánh độ TT năng kiến giá nhận thức thức Vận dụn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao 1 Đọc hiểu -Thể loại Nhận kí (Hồi kí biết: 4TN hoặc du kí) 4TN - Chỉ ra 1TL được hình 1TL thức ghi chép, cách
  3. kể sự việc, dựng chân dung con người trong kí. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất trong kí. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu:
  4. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được tác dụng của giọng kể, ngôi kể, cách ghi chép về con người, sự việc. - Phân tích, lí giải được vai trò của cái người kể chuyện, người quan sát ghi chép trong hồi kí hoặc du kí. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các
  5. biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. 2 Viết Kể về một Nhận 1* 1* 1* 1TL* kỉ niệm biết: Xác đáng nhớ định đúng của bản thể loại, thân làm đúng kiểu bài, đủ bố cục Thông hiểu: Xây dựng được cốt truyện; Kể được diễn biến câu
  6. chuyện; xây dựng nhân vật và sự việc hợp lý. Vận dụng: Sử dụng ngôi kể phù hợp, nêu được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật; Biết sử dụng biện pháp tu từ; Câu chuyện có ý nghĩa. Vận dụng cao: Viết được bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân; người kể chuyện dùng ngôi thứ nhất chia sẻ kỉ niệm và
  7. thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Tổng số câu 4TN 4TN 1TL* 1 TL* 1TL* 2TL* Tỉ lệ % 20 40 30 10 * Ghi chú: Phần viết có 01* câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong hướng dẫn chấm. PHÒNG GD - ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG Năm học: 2023 – 2024 ***** Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc – hiểu (6.0 điểm) A. Trắc nghiệm (2.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào bài làm của em: “...Trong suốt cuộc hành trình dài hơn 20 tháp lớn nhỏ, xa gần suốt dọc chiều dài gần nghìn cây số, tôi đặc biệt thích nhóm tháp Khương Mỹ. Thích không phải vì nó có giá trị lịch sử đặc biệt, không phải vì nó nằm ở một vị trí đẹp mắt. Đơn giản thích chỉ bởi vì cụm tháp này vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn “nhan sắc” thuở sơ khai của nó vào hơn một nghìn năm về trước, chưa bị bàn tay con người đụng chạm hay sửa sang như hầu hết các cụm tháp khác, một vẻ đẹp thách thức với thời gian. Trời lất phất mưa khi chúng tôi tìm đường vào cụm tháp Khương Mỹ.
  8. Di tích tháp Chăm Khương Mỹ thuộc thôn 4, xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam được xây dựng vào cuối thế kỉ IX đầu thế kỉ X, bao gồm ba tháp: tháp Bắc, tháp Giữa, tháp Nam. Cụm tháp Khương Mỹ được công nhận là di tích quốc gia năm 1989. Mưa đã dứt. Bước qua những thân cỏ rậm rạp và ướt đẫm nước mưa, tôi ghé thăm những ngọn tháp đang lấp lánh dưới ánh mặt trời. Nếu như trong mưa, những tháp cổ toát lên một vẻ đẹp trầm mặc, suy tư, u buồn thì trong nắng, vẻ đẹp của tháp được phô diễn bởi màu gạch nung óng ả nổi bật giữa trời xanh. Hơn một ngàn năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những ngọn tháp trở nên trầm tư, lặng lẽ, uy nghiêm…” (Trích “Nghìn năm tháp Khương Mỹ” – Lam Linh) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? A. Truyền truyền thuyết B. Truyện cổ tích C. Hồi kí D. Du kí Câu 2. Ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? A. Ngôi kể thứ hai B. Ngôi kể thứ ba C. Ngôi kể thứ nhất D. Kết hợp ngôi kể thứ nhất và thứ ba Câu 3. Chi tiết nào dưới đây thể hiện thái độ và cảm xúc của người viết? A. Trời lất phất mưa khi chúng tôi tìm đường vào cụm tháp Khương Mỹ. B. Cụm tháp Khương Mỹ được công nhận là di tích quốc gia năm 1989. C. Di tích tháp Chăm Khương Mỹ thuộc thôn 4, xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. D. Trong suốt cuộc hành trình dài hơn 20 tháp lớn nhỏ, xa gần suốt dọc chiều dài gần nghìn cây số, tôi đặc biệt thích nhóm tháp Khương Mỹ. Câu 4. Từ nào dưới đây không phải là từ láy? A. Rậm rạp B. Trầm tư C. Lất phất D. Lặng lẽ Câu 5. Văn bản nào có cùng thể loại với văn bản trên? A. Thánh Gióng B. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi C. Về thăm mẹ D. Thời thơ ấu của Hon-đa Câu 6. Nội dung chính của văn bản trên là gì? A. Tác giả kể lại câu chuyện lịch sử nghe được khi về thăm tháp Khương Mỹ. B. Tác giả kể lại những hồi ức về tuổi thơ của mình ở tháp Khương Mỹ. C. Tác giả kể lại cuộc du ngoạn thăm tháp Khương Mỹ. D. Tác giả miêu tả lại cảnh tháp Khương Mỹ trong cơn mưa. Câu 7. Chủ ngữ trong câu văn sau: “Trời lất phất mưa khi chúng tôi tìm đường vào cụm tháp Khương Mỹ.” là từ, cụm từ nào? A. Trời B. Chúng tôi
  9. C. Trời lất phất mưa D. Cụm tháp Khương Mỹ Câu 8. Vì sao tác giả thích nhóm tháp Khương Mỹ? A. Vì cụm tháp này vẫn giữ được khá nguyên vẹn “nhan sắc” thuở sơ khai của nó. B. Vì nó cổ kính và trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, được công nhận là di tích quốc gia. C. Vì nó nằm ở một vị trí đẹp mắt. D. Vì nó có giá trị lịch sử đặc biệt. B. Tự luận (4.0 điểm): Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu văn sau: “Hơn một ngàn năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những ngọn tháp trở nên trầm tư, lặng lẽ, uy nghiêm”. Câu 10. a. Đoạn trích giúp em cảm nhận gì về hình ảnh nhóm tháp Khương Mỹ? b. Từ đoạn trích trên, em hãy viết nối tiếp khoảng 5-6 câu đưa ra những giải pháp để bảo vệ và giữ gìn những di tích lịch sử, danh lanh thắng cảnh của quê hương, đất nước? II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy kể về một kỉ niệm thời thơ ấu có ý nghĩa sâu sắc đối với em. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,25 2 C 0,25 3 D 0,25 4 B 0,25 5 B 0,25 6 C 0,25 7 A 0,25
  10. 8 A 0,25 9 - HS chỉ ra được biện pháp tu từ: Nhân hóa “Ngọn tháp - trầm 0,5 tư, lặng lẽ, uy nghiêm” - Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ: 1,5 + Làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, tăng sức gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng với người đọc, người nghe. + Khắc họa vẻ đẹp cổ kính hoang sơ, trầm tư, lặng lẽ, uy nghiêm và hùng vĩ của ngọn tháp. + Thể hiện sự trân trọng, yêu mến, tự hào về cảnh đẹp của quê hương đất nước 10 a. Cảm nhận về hình ảnh nhóm tháp Khương Mỹ: 0,5 - Vẻ đẹp hoang sơ, thách thức với thời gian… - Vẻ đẹp cổ kính, hùng vĩ, thơ mộng… b. Bảo vệ và giữ gìn những di tích lịch sử, danh lam thắng 1,5 cảnh của quê hương, dân tộc: + Nhận thức được việc bảo vệ di tích lịch sử là việc làm quan trọng, cần thiết. + Lên án, phê phán những hành vi phá hủy, làm tổn hại đến di tích lịch sử và cảnh đẹp quê hương. + Giới thiệu đến bạn bè quốc tế, tuyên truyền cho mọi người về ý nghĩa, tầm quan trọng của di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. + Tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Từ đó, nâng cao tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc…. II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ 0,25 của bản thân c. Kể về kỉ niệm - HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Yêu cầu về hình thức: 0,5 - Đúng kiểu bài tự sự
  11. - Diễn biến câu chuyện rõ ràng, mạch lạc, liên hệ chặt chẽ - Bố cục 3 phần rõ ràng * Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo một số ý sau: 2.5 1. Mở bài: - Dẫn dắt câu chuyện - Giới thiệu về kỉ niệm mà em nhớ mãi 2. Thân bài: a. Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện: - Không gian - Thời gian - Người tham gia b. Diễn biến sự việc: - Sự việc bắt đầu - Sự việc phát triển - Sự việc kết thúc 3. Kết bài: - Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về kỉ niệm đó d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0