intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

  1. KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn- Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 15) so với yêu cầu của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm với tự luận. - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường. MA TRẬN TT Kĩ Nội dung/đơn vị Mức độ nhận thức Tổng năng kĩ Nhận Thông Vận V. dụng % năng. biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Truyện (Ngoài hiểu SGK) Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ 20 15 10 10 5 60 % điểm 2 Viết Kể lại một trải nghiệm của bản thân. Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ 10 15 10 0 5 40 % điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ. 70 30 100
  2. N Đ C T ĐỀ KIỂM T CUỐI HỌC K I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI I N L M I: 90 H T Nội Kĩ dung ơn TT Mức độ đánh giá năng v kiến thức 1 ọc Truyện Nhận biết: hiểu ( Ngoài - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, cốt truyện, lời người SGK) kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. Thông hiểu: - Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu. - Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện. - Phân tích được đặc điểm, tính cách nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Giải thích được nghĩa của từ ngữ, các chi tiết liên quan đến nhân vật trong văn bản; tác dụng của từ láy. Vận dụng: - Thể hiện cách nhìn về một hành động của nhân vật, sự việc có trong văn bản. - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Viết đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 5 câu chia sẻ trải nghiệm của bản thân liên quan đến văn bản. 2 Viết Kể lại một *Nhận biết: trải nghiệm - Xác đ nh được văn kể chuyện. của bản - Xác đ nh được bố cục bài văn, nhân vật, sự việc; sử dụng ngôi thân. kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. *Thông hiểu: Nắm được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật. Cần có sự lựa chọn phù hợp các chi tiết, sự việc. *Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn kể chuyện hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề; rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. *Vận dụng cao: - Có lối kể sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn trong diễn đạt làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, giàu sức thuyết phục.
  3. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I T ƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: NGỮ VĂN 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà suỵt chó xồ ra sủa ầm ĩ. …Bạn bè tuổi thơ tôi có thằng Lợi. Lợi là thằng “trùm sò” nổi tiếng trong lớp tôi. Lúc nào nó cũng nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân”. Đứa nào nhờ chuyện gì nó cũng làm nhưng phải trả công nó đàng hoàng. Nó ra giá nghiêm chỉnh. Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép trong giờ ra chơi thì một viên. Lợi “làm giàu” bằng cách đó. Vậy mà một hôm tình cờ bắt được con dế lửa, Lợi quý lắm, ai đổi gì cũng không đổi. Tụi bạn gạ đổi mười viên bi, hai chục viên bi, Lợi vẫn từ chối. Tôi nhịn ăn sáng một tuần, đem năm đồng bạc năn nỉ nó bán con dế lửa cho tôi, nó vẫn nghênh nghênh lắc đầu thấy ghét. Dế lửa có màu đỏ, nhỏ con hơn dế than nhưng đánh nhau không ai bì. Trong chiến trận, dế lửa nổi tiếng lì đòn. ..Tụi bạn trong lớp không gạ đổi được con dế lửa của Lợi, đâm ra ghét nó. Đứa nào cũng muốn làm Lợi bẽ mặt, ít nhất một lần… Thằng Bảo bèn nghĩ mẹo. Đang ngồi trong lớp, nó thình lình thò tay tóm lấy túi quần Lợi, nó cầm hộp diêm nhốt dế qua lớp vải, lắc qua lắc lại thật mạnh. Nó xốc vài lần, con dế lửa nổi quạu, gáy inh ỏi. Thầy Phu đang chép bài trên bảng, nghe dế gáy ầm ĩ trong lớp, giận dữ quay xuống. Nhìn bộ mặt xanh lè xanh lét của Lợi, thầy đoán ra ngay thủ phạm. Một phút sau, hộp dế của Lợi đã nằm trên bàn thầy trước ánh mắt hả hê của tụi bạn. Tai họa của Lợi chưa dừng lại ở đó. Lợi chắc mẩm sau buổi học, thế nào thầy Phu cũng trả lại hộp dế cho nó. Thầy Phu cũng có ý đó thật. Nhưng đến khi tiếng trống tan trường vang lên, thầy tìm hoài không thấy hộp dế đâu. Đến khi thầy sực nhớ ra, nhấc chiếc cặp to đùng lên, hộp diêm của Lợi đã bị đè xẹp lép từ đời nào. Lợi khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ tay thầy. Tôi nhớ gương mặt thầy Phu lúc đó trông áy náy ghê lắm, thầy có xin lỗi đứa học trò nhưng Lợi không nghe thấy. Nó mãi khóc, cặp mắt đỏ hoe, nước mắt nước mũi chảy thành dòng. Tất cả bọn tôi đều thấy lòng chùng xuống. Chẳng đứa nào sung sướng vì "trả thù" được Lợi nữa. Chẳng ai muốn thấy một "cao thủ dế" qua đời bằng cách đó. Bọn tôi chỉ ghét Lợi thôi chứ không ghét con dế lửa của nó. Mà ngay cả Lợi, khi nhìn thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa. Lợi chôn chú dế lửa dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó… (Nguyễn Nhật Ánh, trích Tuổi thơ tôi, in trong Sương khói quê nhà, NXB Trẻ, 2012)
  4. Câu 1(0.5 đ). Trong văn bản trên, trò chơi nào hiện lên trong hồi tưởng của nhân vật tôi? A. Thả diều. B. ấu dế. C. Bắn bi. D. Ô ăn quan. Câu 2(0.5 đ). Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba (số ít). D. Thứ ba (số nhiều). Câu 3(0.5 đ). Câu “Mà ngay cả Lợi, khi nhìn thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa.” có sử dụng phép tu từ nào? A. So sánh. B. Ẩn dụ C. iệp ngữ. D. Nhân hóa. Câu 4(0.5 đ). Nhân vật tôi đã muốn đổi con dế lửa của Lợi bằng gì? A. Mười viên bi. B. Hai chục viên bi. C. Ba đồng bạc. D. Năm đồng bạc. Câu 5(0.5 đ) Từ “ trùm sò” - biệt danh của Lợi có nghĩa là gì? A. Nhanh nhẹn, thông minh. B. Hòa đồng, biết chia sẻ. C. Ích kỉ, thu lợi cá nhân. D. Ngh ch ngợm, bướng bỉnh. Câu 6(0.5 đ). “Tụi bạn trong lớp không gạ đổi được con dế lửa của Lợi, đâm ra ghét nó. Đứa nào cũng muốn làm Lợi bẽ mặt, ít nhất một lần.”, cho chúng ta thấy được tính cách nào của tụi bạn cùng lớp với Lợi? A. Sự bao dung, v tha. B. ộc ác, tàn nhẫn. C. Sự cảm thông, thấu hiểu. D. Ganh t , ghen ghét. Câu 7(0.5 đ). Từ láy “lem luốc” trong câu “Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm…” có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh hình ảnh áo quần nhớp nhúa trông rất kinh tởm của nhân vật tôi trong tuổi thơ ngoài đồng. B. Nhấn mạnh hình ảnh áo quần bẩn thỉu, tay chân trầy xước do chạy ngoài đồng b té của nhân vật tôi trong tuổi thơ. C. Nhấn mạnh hình ảnh áo quần luôn b dây bẩn, tay chân dơ dáy của nhân vật tôi trong tuổi thơ. D. Nhấn mạnh hình ảnh áo quần hôi hám, chân tay chảy máu ngoài đồng của nhân vật tôi trong tuổi thơ. Câu 8(1.0 đ). Qua đoạn trích, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với em? Câu 9(1.0 đ). Em có đồng ý với hành động của nhân vật Bảo không? Vì sao? Câu 10(0.5 đ). Từ nội dung của văn bản, em hãy viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu chia sẻ về một kỉ niệm tuổi thơ của mình. II. VIẾT (4.0 điểm) Henry Drummond từng nói: “Hạnh phúc… là cho và sống vì người khác.” Hãy kể một việc làm tốt mà em đã trải nghiệm khiến em có cảm xúc như vậy.
  5. HƯỚN DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM T CUỐI HỌC K I Môn: Ngữ văn lớp 6 I. Hướng dẫn chung. - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sai sót nhỏ. - iểm toàn bài tính đúng theo quy đ nh. II. Đáp án và thang điểm. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 B 0.5 2 A 0.5 3 A 0.5 4 D 0.5 5 C 0.5 6 D 0.5 7 C 0.5 8 HS nêu được một thông điệp có ý nghĩa. Gợi ý 1.0 - Cần có sự cảm thông, thấu hiểu và bao dung với mọi người xung quanh thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh hơn. - Không nên đùa giỡn quá trớn vì có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc… 9 Em có đồng ý với hành động của Bảo không? Vì sao? HS đưa ra ý kiến: ồng ý hoặc không đồng ý. 0.5 Giải thích phù hợp. 0.5 10 - Yêu cầu: ảm bảo hình thức đoạn văn. 0.5 - Chia sẻ một kỉ niệm về tuổi thơ của mình.( Lời văn trong sáng, nội dung phù hợp với tuổi thơ.) II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể về một việc làm tốt mà bản thân em trải nghiệm khiến em hạnh phúc bằng ngôi kể thứ nhất. c. Kể lại Việc làm tốt mà em trải nghiệm. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần 2.5 đảm bảo các yêu cầu sau:
  6. 1.Mở bài: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm khiến em 0.25 cảm thấy hạnh phúc. 2.Thân bài - Em làm việc tốt trong hoàn cảnh nào? 2.0 - Ai là người mà em giúp đỡ? - Em đã làm việc tốt gì? (Em làm một mình hay làm cùng bạn bè?) - Thuật lại diễn biến của câu chuyện việc làm tốt đó của em. + Sau khi em hoàn thành việc tốt ấy, mọi người (đặc biệt là người được giúp đỡ) đã tỏ thái độ, cảm xúc như thế nào với hành động của em? + Bản thân em có suy nghĩ gì về hành động của mình? Cảm xúc của em thay đổi ra sao sau khi làm được một việc tốt. + Thái độ của bố mẹ, thầy cô khi biết em làm một việc có ý nghĩa? (Vui mừng, tự hào; Tuyên dương, động viên…) 3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về việc tốt em đã làm. 0.25 d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 ảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5 Người ra đề Tổ trưởng Giáo viên Dương Th Mỹ Ngọc Trần Th Thu Trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2