Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ta Gia, Than Uyên
lượt xem 1
download
“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ta Gia, Than Uyên” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ta Gia, Than Uyên
- 1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 Mức Tổng độ % điểm TT Đơn nhận vị thức Kĩ kiến Nhậ Thô Vận Vận năng thức/ n ng dụng dụng Kĩ biết hiểu cao năng TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Truy hiểu ện đồng thoại 0 5 0 0 2 0 , truyệ n ngắn Thơ 3 và thơ lục bát Hồi kí hoặc du kí 2 Viết Kể 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 60 40 lại một trải nghi ệm của bản thân. Viết bài văn tả cảnh sinh
- hoạt Tổng 5 25 15 0 30 0 10 15 100 Tỉ lệ 40% 30% 10% % 20% Tỉ lệ chung 40% 60% 2. BẢN ĐẶC TẢ MÔN NGỮ VĂN 6 – CUỐI HỌC KÌ I Đơn vị kiến TT Kĩ năng Mức độ đánh giá thức/ Kĩ năng 1 Đọc 1. Truyện đồng Nhận biết: hiểu thoại, truyện - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. ngắn. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu. - Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Giải thích được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc
- kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. 2. Thơ và thơ Nhận biết: lục bát - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. - Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát. - Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. - Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp 3. Hồi kí hoặc Nhận biết: du kí - Chỉ ra được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, dựng chân dung con người trong kí. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất trong kí. - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được tác dụng của giọng kể, ngôi kể, cách ghi chép về con người, sự việc. - Phân tích, lí giải được vai trò của cái người kể chuyện, người quan sát ghi chép trong hồi kí hoặc du kí. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. 2 Viết/ 1. Kể lại một Nhận biết: Tạo lập trải nghiệm Thông hiểu: văn bản của bản thân. Vận dụng:
- Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. 2. Tả cảnh Nhận biết: sinh hoạt Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt. Sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả; tái hiện được chân thực, sinh động khung cảnh và nêu được những thông tin chính về ý nghĩa của cảnh sinh hoạt.
- PHÒNG GD&ĐT THAN UYÊN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS XÃ TA NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn; Lớp: 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) I. ĐỌC – HIỂU (6,0 ĐIỂM) Đọc bài thơ sau: Yêu từng bờ ruộng, lối mòn, Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu. Yêu con sông mặt sóng xao, Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca. Yêu hàng ớt đã ra hoa Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông. Yêu sao tiếng mẹ ru nồng, Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm. (Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân, Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017, tr.94) Trả lời các câu hỏi bằng cách viết ra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 8) Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ tự do. B. Thể thơ tám chữ. C. Thể thơ lục bát. D. Thể thơ sáu chữ. Câu 2. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Biểu cảm. B. Tự sự. C. Miêu tả. D. Nghị luận. Câu 3. Trong bốn câu thơ đầu cảnh vật quê hương được hiện lên qua những hình ảnh nào? A. Bờ ruộng, lối mòn, hàng ớt, đám dưa, đám cà. B. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, ngàn dâu, con sông. C. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, dâu tằm. D. Bờ ruộng, lối mòn, đám dưa, đám cà, dâu tằm. Câu 4. Điệp từ “yêu” trong văn bản trên có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với dòng sông. B. Nhấn mạnh tình yêu quê hương da diết của tác giả. C. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với mẹ. D. Nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của tác giả đối với gia đình. Câu 5. Cảm nhận nào đúng nhất về cảnh vật quê hương hiện lên trong hai dòng thơ sau: Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,
- Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu. A. Cảnh rực rỡ, tha thiết, bâng khuâng. B. Cảnh mênh mông, bình dị, thân quen. C. Cảnh tươi đẹp, thơ mộng, trữ tình. D. Cảnh tươi đẹp, thân thuộc, bình dị Câu 6. Nhận xét nào đúng nhất về ý nghĩa lời ru của mẹ qua hai dòng thơ sau: Yêu sao tiếng mẹ ru nồng, Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm. A. Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, bồi đắp tâm hồn con. B. Lời ru của mẹ động viên, khích lệ con nỗ lực học tập tốt. C. Lời ru của mẹ là khúc hát xua tan mệt mỏi trong lao động. D. Lời ru của mẹ gợi nhắc những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp. Câu 7. Tác dụng của biện pháp nhân hóa trong dòng thơ : “Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca” là gì? A. Nhấn mạnh kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào gắn với dòng sông. B. Câu thơ khơi gợi trí tưởng tượng bay bổng ở người đọc. C. Dòng sông trở nên sinh động, gần gũi, gắn bó với con người. D. Giúp đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Câu 8: Chủ đề của văn bản trên là: A. Ca ngợi tình yêu quê hương B. Ca ngợi tình mẫu tử C. Ca ngợi tình bạn bè D. Ca ngợi tình anh em Câu 9. Qua bài thơ tác giả muốn gửi tới người đọc những thông điệp gì? Câu 10. Từ nội dung của văn bản, em nhận thấy mình cần làm gì để góp phần xây dựng quê hương? II. VIẾT (4,0 điểm) Tả lại một cảnh sinh hoạt tập thể (sân trường giờ ra chơi , lao động, bữa cơm gia đình, …) mà em đã được tham gia. ………………. Hết ……………….. (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
- PHÒNG GD&ĐT THAN UYÊN HDC ĐỀ THI CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS XÃ TA NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn; Lớp: 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 B 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 C 0,5
- 8 A 0,5 9 HS đưa ra được một vài thông điệp phù hợp với nội dung 1,0 bài thơ. Có thể đưa ra những thông điệp sau: - Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. - Quê hương giáo dục chúng ta, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta để ta được trở thành một con người tốt, thành một công dân tốt. - Chúng ta cần phải nhớ đến, yêu quý, trân trọng và biết ơn quê hương của mình. (HS đưa ra 2 thông điệp cho điểm tối đa) 10 HS nêu được hành động cụ thể của bản thân góp phần xây 1,0 dựng quê hương. (Nêu tối thiểu 3 hành động) Ví dụ: - Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng… sống trở thành người công dân tốt góp phần xây dựng quê hương. - Giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp… - Sống đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn… - Giữ gìn phong tục, truyền thống tốt đẹp của quê hương. - Không làm điều xấu gây tổn hại đến quê hương. - Quảng bá, giới thiệu hình ảnh của quê hương đến với mọi người. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn miêu tả. 0,5 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,5 Tả lại một cảnh sinh hoạt tập thể (sân trường giờ ra chơi, lao động, bữa cơm gia đình …) mà em đã được tham gia. c. Tả lại một buổi sinh hoạt tập thể của lớp em. 2,5 HS có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. MB: - Giới thiệu khung cảnh sinh hoạt được tả - Thời gian, địa điểm TB: - Tả cảnh sinh hoạt chung bằng cái nhìn bao quát
- - Tả một số hình ảnh cụ thể, nổi bật ở cự li gần - Tả sự thay đổi của sự vật, của bức tranh sinh hoạt trong thời gian, không gian. KB: Phát biểu cảm nghĩ hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ 0,25 sâu sắc, mới mẻ về vấn đề. * Lưu ý: Học sinh có cách giải khác chính xác, khoa học giám khảo chấm cho điểm tối đa theo thang điểm. PHÒNG GD&ĐT THAN UYÊN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TA GIA NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn - Lớp: 6 Thời gian làm bài 90 phút I. ĐỌC - HIỂU (6,0 ĐIỂM) Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
- Trên con phố nhỏ vào ngày lễ Giáng sinh, dưới những vì sao tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời cao, dưới những bóng đèn đường lung linh, Lily và cô em gái đã nhìn thấy một bà lão gầy gò đang ngồi ở góc phố, với một chiếc hộp nhỏ trên có ghi dòng chữ nguệch ngoạc “Xin hãy giúp đỡ”. Trong bộ quần áo cotton cũ mỏng manh, bà lão run rẩy trước những cơn gió lạnh buốt như cắt da cắt thịt. Hai gò má hóp lại, đôi môi nhợt nhạt cùng đôi mắt vô hồn nhìn vào khoảng không trống rỗng. Nhìn thấy bà lão, Lily thấy sống lưng lành lạnh, dường như mấy ngày bà chưa có gì để ăn, cô liền tiến lại gần bà lão và định đặt tờ 20 đô vào hộp nhưng cô em gái nói “Từ từ đã, chị hãy cẩn thận. Mẹ đã dặn là không được cho người ăn xin tiền rồi mà”. Lily khựng lại, cô chỉ biết nhìn bà lão mà không biết làm gì. Hàng giờ trôi qua, dòng người vẫn qua lại, bà lão ốm yếu gần như kiệt sức trước những ánh mắt tò mò của người qua đường. Có người bảo: “Nhìn bà lão kìa, trông hốc hác thật tội nghiệp”. Rồi một bà mẹ bảo con: “Hãy đi nhanh lên, đừng rủ lòng thương trước những người như thế”… Bỗng nhiên, Lily nhìn thấy một cậu bé trông ốm yếu, nhếch nhác trong chiếc quần vá chằng chịt nhiều lần đi về phía bà lão, cậu sờ tay vào trong túi rồi rút ra một tờ đô la và nói: “Chúc bà một Giáng Sinh an lành. Hãy mạnh khỏe bà nhé!” Rồi cậu chạy đến bên ông cụ trông phúc hậu nhưng cũng khổ sở biết bao. Bà lão cảm thấy ấm áp và hạnh phúc hơn trước món quà chân thành, giản dị của cậu bé. Bà nở nụ cười nhẹ, đôi mắt bà thật dịu dàng, hiền hậu. Tiếp trên con đường về nhà, cô em gái nhỏ của Lily hỏi rằng: “Chị ơi, sao Chúa lại ban cho mỗi người một món quà khác nhau thế chị?”. Lily nhìn em gái trìu mến và nhẹ nhàng nói: “Chúa đã ban cho con người chúng ta rất nhiều thứ, chỉ là họ không biết sẻ chia mà thôi”. Vào ngày Giáng Sinh này, mọi người cùng nhau hát những bài hát hay, ý nghĩa và biết đâu ở một góc phố nhỏ nào đó có những con người với số phận không may mắn cảm thấy ấm lòng giữa cái giá buốt của mùa đông lạnh lẽo. (Theo Trái tim yêu thương, Nguyễn Bảo Châu) Hãy viết ra chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 8) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại: A. Truyện ngắn B. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết D. Truyện cổ tích Câu 2: Văn bản trên được kể theo ngôi thứ: A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp ngôi nhất và ngôi ba Câu 3:[...] một bà lão gầy gò đang ngồi ở góc phố. Cụm từ in đậm trong câu văn trên là cụm: A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tính từ D. Đáp án khác. Câu 4: “Chúc bà một Giáng Sinh an lành. Hãy mạnh khỏe bà nhé !” Dấu ngoặc kép trong câu văn trên có công dụng: A. Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu. B. Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp. C. Đóng khung tên riêng tác phẩm. D. Đóng khung một cụm từ hiểu theo một nghĩa đặc biệt.
- Câu 5: [...] cậu sờ tay vào trong túi rồi rút ra một tờ đô la và nói: “Chúc bà một Giáng Sinh an lành. Hãy mạnh khỏe bà nhé!”. Hành động của cậu bé trong câu văn trên thể hiện: A. Sự ích kỉ, vô cảm với người nghèo khó. B. Tấm lòng yêu thương, trân trọng, giúp đỡ người khác. C. Thích thể hiện trước mặt người khác, D. Cả A và C đều đúng. Câu 6: Biện pháp so sánh trong câu văn: “Trong bộ quần áo cotton cũ mỏng manh, bà lão run rẩy trước những cơn gió lạnh buốt như cắt da cắt thịt” có tác dụng là: A. Gợi tả sự ấm áp của thời tiết. B. Gợi tả sự đau đớn của bà lão nghèo. C. Gợi tả đêm mưa gió dữ dội. D. Gợi tả sự khắc nghiệt, rét buốt của thời tiết mùa đông. Câu 7: Người kể chuyện trong văn bản trên thể hiện thái độ: A. Thương cảm, xót xa cho số phận của những người nghèo khổ. B. Trân trọng, ca ngợi tình yêu thương con người. C. Thờ ơ, lạnh lùng trước số phận của những người nghèo khổ. D. Cả hai đáp án A và B đều đúng. Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng nhất với truyện “Trái tim yêu thương”: A. Thể hiện sự thương cảm cho số phận nghèo khổ của bà lão ăn xin. B. Ca ngợi tình yêu thương con người và sự sẻ chia trong cuộc sống. C. Thể hiện sự chán ghét với những người qua đường thờ ơ, lạnh lùng. D. Thể hiện lạnh lẽo của đêm giáng sinh. Câu 9: Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân ? Câu 10: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu nêu suy nghĩ của em về sự sẻ chia trong cuộc sống. II. VIẾT (4,0 điểm) Cuộc đời mỗi người là những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ. Hãy viết một bài văn kể lại trải nghiệm mà em nhớ nhất. ………………. Hết ……………….. (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) PHÒNG GD&ĐT THAN UYÊN HDC ĐỀ THI CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS XÃ TA NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn; Lớp: 6
- Phần Câu Nội dung Điểm
- I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 C 0,5 3 A 0,5 4 B 0,5
- 5 B 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 B 0,5 9 HS nêu được cụ thể bài học: 1,0 - Biết yêu thương, quan tâm và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. - Khi chúng ta biết chia sẻ, đồng cảm với người khác thì cuộc sống sẽ trở nên vui vẻ, ý nghĩa hơn.
- 10 HS viết được đoạn văn nêu suy nghĩ của bản thân về sự sẻ 1,0 chia trong cuộc sống: Sẻ chia là sự cho đi, quan tâm hay giúp đỡ người khác về vật chất và tinh thần bằng tất cả khả năng của mình, giúp họ vượt qua khó khăn hoạn nạn. Sự sẻ chia rất cần thiết trong cuộc sống. Chỉ cần chúng ta có một tấm lòng thì dù sự chia sẻ của chúng ta dù nhỏ bé nhưng cũng sẽ khiến người khác cảm thấy ấm áp và hạnh phúc. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một trải nghiệm 0,25 mà em nhớ nhất c. Kể về một trải nghiệm mà em nhớ nhất. HS có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. 0,5 - Giới thiệu được một trải nghiệm của bản thân. 0,25 - Các sự kiện chính trong trong hoạt động trải nghiệm: bắt 2,0 đầu - diễn biến - kết thúc. - Cảm xúc sau hoạt động trải nghiệm của bản thân. 0,25
- d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25 ngữ nghĩa Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ 0,25 sâu sắc, mới mẻ về vấn đề. * Lưu ý: Học sinh có cách giải khác chính xác, khoa học giám khảo chấm cho điểm tối đa theo thang điểm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 434 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 345 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 482 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 516 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 328 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 945 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 318 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 375 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 565 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 231 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 448 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 277 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 429 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 226 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 287 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 130 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn