intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Phòng GD&ĐT Giao Thủy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

12
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Phòng GD&ĐT Giao Thủy" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Phòng GD&ĐT Giao Thủy

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I GIAO THUỶ NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 90 phút) Đề khảo sát gồm 02 trang. Phần I: Đọc - hiểu văn bản (6,0 điểm) Em hãy đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Em yêu nhà em Chẳng đâu bằng chính nhà em Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo Có nàng gà mái hoa mơ Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong Có bà chuối mật lưng ong Có ông ngô bắp râu hồng như tơ Có ao muống với cá cờ Em là chị Tấm đợi chờ Bống lên Có đầm ngào ngạt hoa sen Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ Dù đi xa thật là xa Chẳng đâu vui được như nhà của em. (Đoàn Thị Lam Luyến, in trong “65 bài thơ hay dành cho thiếu nhi” - NXB Kim Đồng, 2022, trang 68) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 9, 10 em tự viết câu trả lời vào bài làm. Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ bốn chữ B. Thể thơ năm chữ C. Thể thơ lục bát D. Thể thơ tự do Câu 2. Hình ảnh nào không được nhắc đến trong bài thơ? A. Chim sẻ, ao muống B. Dòng sông, cánh đồng C. Cá cờ, gà mái D. Hoa sen, chuối mật Câu 3. Em nhỏ đã tưởng tượng mình là ai trong câu chuyện cổ tích? A. Bống B. Nàng tiên C. Bụt D. Chị Tấm Câu 4. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng mấy từ láy? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 5. Tổ hợp từ “yêu nhà em” được gọi là: A. cụm danh từ B. cụm tính từ C. cụm động từ D. thành ngữ Câu 6. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong dòng thơ “Có ông ngô bắp râu hồng như tơ”? Trang 1/2
  2. A. Nhân hóa, so sánh B. Ẩn dụ, điệp ngữ C. So sánh, hoán dụ D. Hoán dụ, nhân hóa Câu 7. Nội dung chính của bài thơ trên là gì? A. Hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người Việt Nam B. Nỗi nhớ của người xa quê C. Cảnh thiên nhiên làng quê D. Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình Câu 8. Em bé đã thể hiện tình cảm đối với ngôi nhà của mình như thế nào? A. Tự hào, yêu mến, gắn bó B. Xúc động, bồi hồi, tiếc nhớ C. Buồn thương, xót xa, nuối tiếc D. Nhớ thương, biết ơn, hi vọng Câu 9. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Có đầm ngào ngạt hoa sen Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ” Câu 10. Qua bài thơ, tác giả muốn gửi tới chúng ta những thông điệp gì? Hãy chia sẻ một số việc mà em đã làm để thể hiện tình cảm đối với ngôi nhà của mình? Phần II: Viết (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn tả lại một cảnh sinh hoạt mà em đã có dịp tham gia hoặc chứng kiến. ----------------------- HẾT ------------------------ Họ và tên thí sinh: …………………………………… Họ tên, chữ ký GT 1: …………………………………... Số báo danh: …………………………………………... Họ tên, chữ ký GT 2: …………………………………... Trang 2/2
  3. Trang 3/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2