intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Mức độ nhận thức Tỉ lệ T Nội dung/ đơn vị kiến Thông Vận dụng Vận dụng % Kĩ năng Nhận biết T thức hiểu thấp cao tổng TN TL TN TL TN TL TN TL điểm 1 Đọc hiểu Thơ lục bát Số câu 6 0 2 1 0 1 0 0 10 Tỉ lệ % điểm 30 10 10 10 60 2 Viết Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % điểm 10 10 10 10 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 70 30 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT T Chương/ Nội dung/Đơn Mức độ đánh giá T Chủ đề vị kiến thức 1 Đọc hiểu Nhận biết: Thơ lục bát - Nhận biết được thể thơ, cách gieo vần - Nhận biết được từ láy - Nhận biết được từ ngữ, hình ảnh; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. Thông hiểu: - Hiểu được nội dung gợi ra từ văn bản - Hiểu được thông điệp mà tác giả gửi gắm qua văn bản Vận dụng: Rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. 2 Viết Viết bài văn kể Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về văn lại một trải bản kể lại một trải nghiệm của em. nghiệm của em Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được hoàn chỉnh bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em đúng ngôi kể thứ nhất. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, xây dựng được cao trào, rút ra được bài học cho bản thân
  3. UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: NHỮNG ĐIỀU BỐ YÊU Ngày con khóc tiếng chào đời Bố thành vụng dại trước lời hát ru Cứ “À ơi, gió mùa thu” "Con ong làm mật”, “Mù u bướm vàng”... Sau yêu cái chỗ con nằm Thơm mùi sữa với chiếu thâm mấy quầng Yêu sao ngang dọc, dọc ngang Những hàng tã chéo mẹ giăng đầy nhà. Thêm yêu dìu dịu nước hoa Khi con muỗi đốt, bà xoa nhẹ nhàng Và yêu một góc mặt bàn Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi. Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi” Bước đi chập chững, Mặt Trời nhòm coi Bao ngày, bao tháng dần trôi Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con. Để khi con vắng một hôm Bố ngơ ngần nhớ, quên cơm bữa chiều. Con ơi có biết bao điều Sinh cùng con để bố yêu một đời (NGUYỄN CHÍ THUẬT, Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 35, 1999) Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ năm chữ B. Thể thơ lục bát C. Thể thơ bốn chữ D. Thể thơ tự do
  4. Câu 2: Trong hai câu thơ sau, những tiếng nào được gieo vần với nhau? Ngày con khóc tiếng chào đời Bố thành vụng dại trước lời hát ru A. đời - lời B. đời - ru C. đời - lời - ru D. chào - lời - ru Câu 3: Hình ảnh nào xuất hiện đầu tiên trong lời ru của bố? A. con ong làm mật B. bướm vàng C. gió mùa thu D. mù u bướm vàng Câu 4: Trong bài thơ trên có bao nhiêu từ láy? A. Hai từ B. Ba từ C. Bốn từ D. Năm từ Câu 5: Trong bài thơ, ai là người bày tỏ cảm xúc? A. Người mẹ B. Người con C. Người bà D. Người bố Câu 6: Trong bài thơ, từ ngữ nào dùng để miêu tả bước đi của con? A. loạng choạng B. chập chững C. khập khiễng D. lịch bịch Câu 7: Câu thơ Bố thành vụng dại trước lời hát ru thể hiện điều gì? A. Sự lo lắng của người cha khi con khóc. B. Sự bất lực của người cha khi dỗ dành con. C. Sự tự hào của người cha khi chăm sóc con. D. Sự bối rối khi lần đầu làm cha. Câu 8: Chủ đề của bài thơ là gì? A. Thể hiện niềm vui của con khi được mẹ chăm sóc. B. Ca ngợi tình cảm của con dành cho mẹ. C. Ca ngợi tình yêu thương của cha dành cho con. D. Thể hiện niềm tự hào của người con về người mẹ của mình. Câu 9: Qua bài thơ trên, tác giả gửi đến người đọc thông điệp gì? (1,0 điểm) Câu 10: Từ nội dung bài thơ trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình trong cách ứng xử với cha mẹ hằng ngày? (1,0 điểm) II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với người thân trong gia đình. ------------------------- HẾT -------------------------
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Phần Nội dung Điểm Phần I. Đọc – hiểu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 4.0 B A C A D B D C 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 9: ( 1,0 điểm) 2.0 Học sinh nêu được suy nghĩ của bản thân về thông điệp văn bản gởi đến, có thể trình bày theo những gợi ý sau: - Cha là người luôn yêu thương con vô điều kiện, yêu tất cả những gì thuộc về con. - Hãy luôn yêu thương và kính trọng người cha của mình. -… Mức 1 Mức 2 Mức 3 (1.0 đ) (0.5 đ) (0.0 đ) Học sinh nêu được đầy Học sinh nêu được ½ ý, Học sinh nêu được thông đủ ý, diễn đạt rõ ràng, diễn đạt chưa rõ ràng, điệp nhưng không phù mạch lạc. mạch lạc. hợp hoặc không nêu. Câu 10: (1,0 điểm) Học sinh nêu được bài học về cách ứng xử của bản thân gợi ra từ văn bản, có thể trình bày theo những gợi ý sau: - Phải luôn yêu thương, trân trọng, biết ơn tình cảm của cha mẹ dành cho mình.
  6. - Phải biết lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia cùng với cha mẹ của mình. -… Mức 1 Mức 2 Mức 3 (1.0 đ) (0.5 đ) (0.0đ) - Học sinh nêu được đầy Học sinh nêu được ½ ý, Học sinh nêu được nêu đủ ý, diễn đạt rõ ràng, diễn đạt chưa rõ ràng, được bài học ứng xử của mạch lạc. mạch lạc. bản thân nhưng không phù hợp hoặc không nêu. PHẦN II: VIẾT (4 điểm) PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 ĐIỂM) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0.5 2. Nội dung 2.5 3. Trình bày, diễn đạt 0.5 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đủ 3 phần: Phần mở bài, thân bài, -Mở bài: Giới kết bài;Phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều thiệu trải nghiệm đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau. đáng nhớ mà em 0.25 Bài viết đủ 3 phần nhưng thân bài chỉ có một định kể. đoạn -Thân bài: Kể lại Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần (thiếu phần diễn biến câu 0.0 mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết là một chuyện. đoạn văn. -Kết bài: Cảm nghĩ của em về trải nghiệm. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.5 điểm HS có thể kể lại trải nghiệm đáng nhớ của bản thân về người thân trong gia đình bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm với người thân trong gia đình
  7. - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện - Trình bày chi tiết về những nhân vật có liên quan - Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí (kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). - Suy nghĩ, cảm xúc, rút ra ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với bản thân về người thân trong gia đình. 1.5- 2.0 HS kể đúng về trải nghiệm đáng nhớ nhưng chưa kể đúng trình tự hoặc thiếu hoàn cảnh diễn ra sự việc. 0.5 HS kể đúng về trải nghiệm đáng nhớ nhưng diễn biến thiếu ý, không rút ra được bài học cho bản thân 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 -Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa. 0.25 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 0.0 - Mắc quá nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Vốn từ quá nghèo nàn. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ. 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách kể, trình tự kể. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2