intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường TH-THCS Kroong

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường TH-THCS Kroong" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường TH-THCS Kroong

  1. TRƯỜNG TH - THCS KROONG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ: XÃ HỘI Năm học: 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Chủ đề TL TL TL TL 1. ĐỌC HIỂU - Biết tác giả, thể Hiểu và tìm Viết được một thơ, nội dung bài được từ Hán đoạn văn ngắn thơ Việt đồng - Biết các biện nghĩa pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ Số câu 0,5 0,25 0,25 1 Số điểm 3,0 1,0 1,0 5,0 Tỉ lệ % 30 10 10 50 2. LÀM VĂN Xác định đúng Có bố cục rõ Vận dụng linh Có sự sáng kiểu bài văn biểu ràng, hiểu đúng hoạt, hợp lí tạo, bày tỏ cảm đặc trưng về các yếu tố được những đối tượng biểu miêu tả và tự nhận xét, suy cảm sự vào bài nghĩ của cá văn biểu cảm nhân về đối tượng biểu cảm, bài viết có chiều sâu. Số câu 0,25 0,25 0,25 0,25 1 Số điểm 1,0 2,0 1,0 1,0 5,0 Tỉ lệ % 10 20 10 10 50 Tổng số câu 0,75 0,5 0,5 0,25 2,0 Tổng số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 10,0 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100
  2. TRƯỜNG TH - THCS KROONG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TỔ: XÃ HỘI Năm học: 2021 - 2022 Họ tên:.......................................... Môn: Ngữ văn 7 Lớp:...... Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (5,0 điểm). Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: CẢNH KHUYA Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. a. (2,0 điểm). Bài thơ trên của tác giả nào? Được làm theo thể thơ gì? Nêu nội dung bài thơ “Cảnh khuya”. b. (1,0 điểm). Chỉ ra các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ trên. c. (1,0 điểm). Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với từ: Trăng, nhà. d. (1,0 điểm). Từ bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (3 - 5 câu) nêu suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu. Câu 2: (5,0 điểm). Cảm nghĩ về loài cây mà em yêu thích nhất. ………Hết………
  3. TRƯỜNG TH - THCS KROONG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 ( Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang ) HƯỚNG DẪN CHUNG: - Học sinh làm theo cách khác mà đúng và logic thì vẫn cho điểm tối đa. - Điểm toàn bài làm tròn theo đúng quy chế. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: Câu Nội dung Điểm a - Bài thơ của tác giả Hồ Chí Minh. 0,5 Câu 1 - Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. 0,5 (5,0 điểm) - Nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. 1,0 b - So sánh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. 0,5 - Điệp ngữ: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 0,5 c - Trăng - nguyệt 0,5 - Nhà - gia 0,5 d Đây là câu hỏi mở, mỗi học sinh có thể có cách trả lời riêng, miễn đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi và phù hợp với suy nghĩ, cảm nhận của học sinh lớp 7. Tuy nhiên cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu được Bác Hồ 0,5 - Cảm nhận riêng của cá nhân về Bác Hồ. 0.5 Ví dụ: Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bác Hồ là một danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn. Câu 2 Cảm nghĩ về loài cây mà em yêu thích nhất. (5,0 điểm) Yêu cầu chung: - Thể loại: Văn biểu cảm. - Nội dung: Cảm nghĩ về loài cây mà em yêu thích nhất. - Hình thức: + Theo bố cục của một bài văn đầy đủ ba phần rành mạch, chặt chẽ. + Trình bày khoa học, sạch đẹp. + Bài văn bám sát chủ đề yêu cầu. Yêu cầu cụ thể:
  4. * Mở bài: Giới thiệu khái quát về loài cây em yêu: tên cây và lí do 1,0 mà em yêu thích loài cây đó. * Thân bài: - Biểu cảm về hình dáng, đặc điểm của cây gợi cảm xúc cho em khi quan sát: + Biểu cảm từ cái nhìn bao quát đến chi tiết (hình dáng nhìn từ xa, khi tới gần...) 0,5 + Chọn những đặc điểm điển hình để nêu cảm nghĩ: gốc, vỏ, thân, cành, lá, hoa, quả... 0,5 - Biểu cảm về công dụng, vai trò của cây với cuộc sống của em: + Công dụng về thân, gốc, lá, hoa, quả… đối với đời sống con người 0,5 + Vai trò của loài cây ấy với gia đình, trường học của em (cho hoa thơm trái ngọt, làm bóng mát, làm thuốc, làm cảnh,...) 0,25 + Giá trị tinh thần mà loài cây ấy mang lại (hình ảnh trong thơ ca, âm nhạc, hội họa, tình cảm thủy chung, gắn bó, son sắt… của loài cây với con người). 0,25 - Mối quan hệ gần gũi giữa cây với đời sống của em (đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần?) + Người bạn tuổi thơ, gắn bó từng kỉ niệm 0,5 + Dạy em bài học làm người, cùng em lớn lên... 0,5 * Kết bài: Tình cảm ấn tượng của em đối với loài cây đó. 1,0 * Hướng dẫn chấm: Điểm 5: Bài làm thể hiện rõ và đầy đủ yêu cầu về hình thức và nội dung; có năng lực viết văn biểu cảm, thể hiện được nội dung một cách chân thực, tự nhiên, trong sáng, xúc động sâu sắc; văn viết lôi cuốn, mạch lạc; biết kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả hiệu quả; sai sót không đáng kể về lỗi dùng từ, chính tả. Điểm 4: Bài làm thể hiện rõ yêu cầu và hình thức, nội dung bài viết đủ ý, sâu sắc, diễn đạt trôi chảy, lôi cuốn, bố cục bài làm rõ ràng. Biết cách viết một bài văn biểu cảm xong một vài câu văn còn mắc lỗi diễn đạt, sai sót nhỏ trong việc dùng từ. Điểm 3: Bài làm cơ bản đảm bảo các yêu cầu về hình thức xong nội dung bài viết còn thiếu một số ý, văn viết chưa được mạch lạc, gợi cảm, hoặc thân bài mới chỉ giải quyết được 2/3 nội dung; còn sai sót trong diễn đạt, mắc từ 6 đến 10 lỗi chính tả. Điểm 2: Bài làm thể hiện được 50% nội dung trong dàn ý; bố cục chưa đầy đủ, diễn đạt hạn chế, còn sai sót nhiều về chính tả, cách dùng từ. Điểm 1: Bài làm chỉ viết được một đoạn văn ngắn có liên quan đến yêu cầu của đề hoặc quá sơ sài, không đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức; sai nhiều về chính tả, cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt quá lủng củng hoặc không biết diễn đạt. Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. Lưu ý:Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản, khi chấm bài giáo viên cần vận dụng linh hoạt, căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để cho điểm nhằm đánh giá học sinh trên các phương diện kiến thức,
  5. kĩ năng, theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THCS. Cần phát hiện và trân trọng sự sáng tạo của các em. Giáo viên ra đề Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của BGH Phạm Thị Huệ Đăng Thị Hương Nguyễn Đức Hải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2