intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Nam Trà My” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Nam Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức độ nhận thức Tổng Tỉ lệ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Số CH Thời % Nội dung/đơn cao gian tổng Kĩ năng TT vị KT Số Thời Số Thời Số Thời Số Thời TN TL (phút) điểm CH gian CH gian CH gian CH gian (phút) (phút) (phút) (phút) 1 Đọc hiểu Thơ 3 10 5 15 2 20 0 10 45 60 Bài văn biểu cảm về con 1* 1 45 40 2 Viết 1* 1* 1* người hoặc sự việc Tỷ lệ % 15+5 25+15 20+1 10 60 40 90 0 100 Tổng 20% 40% 30% 10% 60% 40% Tỷ lệ chung 60% 40% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội dung/ thức Chương/ TT Đơn vị Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề Nhận Vận kiến thức hiểu dụng biết dụng cao 1 Đọc hiểu - Thơ (thơ Nhận biết: 3 TN 2 TL bốn chữ, - Nhận biết được từ ngữ, 5 TN năm chữ) vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được số từ, phó từ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: - Trình bày được những
  3. cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. 2 Viết Bài văn Nhận biết: biểu cảm Thông hiểu: về con Vận dụng: 1 TL* người Vận dụng cao: hoặc sự Viết được bài văn biểu việc cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân. Tổng 3 TN 5 TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
  4. UBND HUYỆN NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY NĂM HỌC 2022- 2023 Môn: Ngữ văn lớp 7 ĐỀ DỰ PHÒNG Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh:..................................................Lớp............SBD...................... I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm) Đọc kỹ phần trích và thực hiện các yêu cầu sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu, Hữu Thỉnh) 1. TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. Câu 1. Bài thơ trên sử dụng thể thơ nào? A. Thể thơ năm chữ. B. Thể thơ sáu chữ. C. Thể thơ bảy chữ. D. Thể thơ bốn chữ. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là A. tự sự. B. biểu cảm. C. miêu tả. D. nghị luận. Câu 3. Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu? A. Từ một cơn mưa. B. Từ một cánh chim. C. Từ một đám mây. D. Từ một mùi hương. Câu 4. Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?
  5. A. Nhân hóa. B. Ẩn dụ. C. Hoán dụ. D. Điệp từ. Câu 5. Từ “chùng chình” được hiểu thế nào? A. Đi rất chậm, dò từng bước một. B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả. C. Ngập ngừng như không muốn đi. D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói. Câu 6. Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ “Sang thu”? A. Hồn nhiên, tươi trẻ. B. Lãng mạn, thanh thoát. C. Mới mẻ, tinh tế. D. Mộc mạc, chân thành. Câu 7. Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ- thu có đặc điểm gì? A. Nhẹ nhàng, giao cảm. B. Bình lặng, ngưng đọng. C.Xôn xao, rộn ràng. D. Sôi động, náo nhiệt. Câu 8. Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên? A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác. B. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý. C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm. D. Sử dụng đa dạng, phong phú phép so sánh, ẩn dụ. 2. TỰ LUẬN: (2.0 điểm) Câu 9. Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến cho người đọc? Câu 10. Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên thời khắc giao mùa. II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em. HẾT UBND HUYỆN NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY NĂM HỌC 2022- 2023
  6. Môn: Ngữ văn lớp 7 HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm) 1. TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời A B D A C D A B Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. TỰ LUẬN: (2.0 điểm) Câu 9: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0 đ) - Học sinh nêu được quan điểm - Học sinh nêu được Trả lời sai hoặc cá nhân, phù hợp: những ý kiến phù hợp không trả lời. Gợi ý: nhưng chưa sâu sắc, Thông điệp của tác giả muốn toàn diện, diễn đạt chưa gửi gắm: Cần biết lắng nghe, thật rõ. cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để đón nhận những món quà vô giá thiên nhiên. Câu 10 (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0 đ) - Học sinh nêu được quan điểm Học sinh nêu được quan Trả lời sai hoặc cá nhân, phù hợp: điểm phù hợp nhưng không trả lời. Gợi ý: chưa sâu sắc, diễn đạt Thời khắc giao mùa thường chưa thật rõ. diễn ra với những biến đổi tinh tế của thiên nhiên. - Các dấu hiệu giao mùa được hiện lên rõ rệt: + Mùa hè sang mùa thu: khí
  7. trời mát mẻ, ban đêm trời se lạnh … + Mùa đông sang xuân: Những hạt mưa xuân lất phất bay, những chồi biếc trên cành cây đã điểm… - Trong khoảnh khắc giao mùa ấy thiên nhiên như đang nói hộ tâm trạng của con người. Đó là thứ cảm xúc chờ đợi nhưng xen chút tiếc nuối. Biết bao những chờ mong về một mùa mới đang dâng trào trong trái tim, những kỉ niệm tươi đẹp về mùa cũ vẫn còn tồn đọng. II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0.5 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đủ 3 phần: Phần mở - Mở bài: bài, thân bài, kết bài; phần thân + Giới thiệu một người thân bài: biết tổ chức thành nhiều mà em muốn bày tỏ tình cảm, đoạn văn liên kết chặt chẽ với suy nghĩ. nhau . + Bày tỏ tình cảm, ấn tượng 0.25 Bài viết đủ 3 phần nhưng thân ban đầu của em về người đó. bài chỉ có một đoạn. - Thân bài: 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 + Trình bày tình cảm, suy phần (thiếu phần mở bài hoặc nghĩ về những đặc điểm nổi kết bài, hoặc cả bài viết là một bật của người thân của em. đọan văn. + Nêu ấn tượng về người thân của em. - Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em
  8. đối với người đó. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 điểm HS viết bài văn biểu cảm về Bài văn có thể trình bày theo người thân của em theo nhiều nhiều cách khác nhau nhưng 0.25 điểm cách, nhưng cần đảm bảo các cần thể hiện được các nội yêu cầu sau: dung sau: • Giới thiệu được đối tượng - Xác định được đối tượng 0.75 điểm biểu cảm là người thân của em biểu cảm? và nêu được ấn tượng ban đầu - Những đặc điểm nổi bật. về đối tượng đó. - Thái độ, suy nghĩ của em về 1 điểm • Nêu được những đặc điểm nổi đối tượng đó. bật khiến người đó để lại tình - Bài viết giàu cảm xúc. cảm, ấn tượng sâu đậm trong em. • Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người thân được nói đến. • Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc. •……………………………… … 1.0- 1.5 - HS viết được nhưng chưa nêu rõ được những đặc điểm nổi bật của người thân đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em. 0.5 - HS viết chưa có sự liên kết chỉ nêu một cách chung chung chưa làm rõ được đặc điểm, thái độ, tình cảm về đối tượng đó. 0.0 - Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch
  9. xóa 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 5. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 - Có sáng tạo trong cách thể hiện và diễn đạt suy nghĩ, quan điểm. 0.25 - Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 - Chưa có sáng tạo. (Trên đây là những định hướng, trong quá trình chấm bài giáo viên có thể linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm của học sinh sao cho chính xác, hợp lí. Cần trân trọng những bài viết có những ý tưởng độc đáo, giàu chất sáng tạo.) HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2