Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Đề 1)
lượt xem 2
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Đề 1)”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Ngọc Hiển (Đề 1)
- UBND HUYỆN NĂM CĂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS PHAN NGỌC HIỂN NĂM HỌC 2022 2023 MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐỀ 1 (Thời gian làm bài: 90 phút) I. ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: XIN LỖI LỤC BÌNH Biên giới cuối tháng 3. Cái nắng như thiêu đốt, trời đứng trân, không một chút gió. Những vạt đồng rạ cháy khô, cỏ cháy khô, vài đàn bò ốm o trốn nắng dưới tán thốt nốt cũng đã xác xơ. Ruồi nhặng chập chờn. Những rặng núi xa xa, trọc lóc. Mấy bóng người ít ỏi nhoè nhoè đằng xa, như đã bị nắng đông lại, chỉ còn sóng sánh một chút, trước khi bất động. Hai lần đến đây đều vào mùa khô, nhưng còn muốn đến lần ba lần bốn, cũng dưới nắng này. Để đứng bên đường nhìn sự hoang hoải, héo úa, vắng vẻ, buồn buồn. Không thể giải thích được tại sao mình có niềm đam mê kỳ cục vậy. Cũng như không thể phân trần tại sao mình thích dãi đất miền Trung hơn miền Bắc, và nếu có cơ hội nào mình thà đi… Ấn Độ, Lào, Cam Pu Chia hay Ai Cập hơn Mỹ, Châu Âu. Dường như cái nghề viết ngớ ngẩn đã sinh ra ý thích ngớ ngẩn. Mê những hoang tàn, hiu hắt, trơ trụi, nơi thiên nhiên khắc ngiệt, nguyên sơ. Ưa đồi cát hơn rừng cây, say đồng cỏ hơn đồng lúa, thích ngắm những cành khô hơn hoa đang nở. Hay đó chỉ là một kiểu “đứng núi này trông núi nọ”, thừa mứa sông nước đồng bằng nên ngóng về phía hắt hiu? Từ chối sự hoàn mỹ, sang trọng để đến với thô sơ, giản dị? Ngán ngẩm đám đông, chạy trốn đámđông? Tôi ngồi trong căn chòi xập xệ chờ người đàn ông vá lại cái bánh xe đã xẹp lép của mình, và đưa ra những lý do khiến mình lê lết trong nắng, trên đất khách. Cái gì đã xui mình? Tôi nhìn quanh, một cái thau nước dùng để dò chổ thủng đã ngã màu đen thui, đặc quánh. Vài phụ tùng tháo lắp xe đã gỉ sét. Cách một tấm liếp bằng gỗ tạp có tiếng võng kèn kẹt, một đứa bé nào đó hát hời hời. Lát sau, em bơ phờ ẳm một em bé khác ra xi đái, nước đái chậm chạp rơi xuống, ít ỏi như vừa ra khỏi cơ thể đã bị nắng cô đọng lại. Trên trán hai đứa mồ hôi đầm đìa, tóc ước bê bết. Hỏi mẹ em đâu, con bé làu nhàu, đi tiếp nấu đường thốt nốt bên xóm. Nó đặt em ngồi xuống đất, lúi húi bưng ra một chén nước cơm khuấy với đường nguội ngơ, bữa ăn cho em bé khi mẹ vắng nhà. Tôi bỗng nghĩ, hay là tôi thích những chỗ khắc nghiệt, tàn phai này có phải để lấp đầy những yếu đuối mặc cảm của mình. Để có cảm giác như đang phiêu lưu lăn lộn vào đời sống, một người viết có thực tế. Để thấy mình giàu có hơn dân ở đó, để thấy cực nhọc, khổ đau không nhằm nhò gì so với họ, để thấy cái đất mình sống cũng không đến nỗi nào, đất đai phì nhiêu, kinh rạch chằng chịt, thiên nhiên ưu đãi, quê mình vậy là tốt rồi, dù ở đó đôi khi bắt gặp trên gương mặt người không có tình người. Tôi nhớ những con bò chỉ da bọc xương chết khô trên những đồng cỏ cháy ở miền Trung trong bản tin tối. Tôi nhớ hình ảnh những em bé chong đèn cóc học bài. Tôi nhớ có lần uống trà với một ông già, ông nhằn, mầy viết cái “Lục bình” tao không chịu, lục bình trôi nổi dập vùi, khổ muốn chết mà đẹp khỉ khô gì…”. Lúc ấy tôi cười. Và bây giờ thì tôi không cười. Có lẽ, ông già kia nói đúng, tôi sẽ phải xin lỗi lục bình vì cái ý thích đã muốn nó phải lênh đênh, cũng như xin lỗi những con người gồng mình sống
- trên những vùng đất khắc nghiệt mà tôi cho là tuyệt đẹp. Những con người đã bị tôi quên lãng, vì bận suýt soa tấm tắc những cỏ những cây những núi những cát. Họ, mới là kỳ quan của cuộc đời này. Xin lỗi! (Tùy Bút Nguyễn Ngọc Tư) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã tái hiện cuộc sống con người của vùng miền nào? A. Miền Trung. B. Miền Nam. C. Miền Bắc. D. Cả ba miền. Câu 2. Tác giả đến thăm vùng đất này là lần thứ mấy? A. Lần thứ nhất. B. Lần thứ hai. C. Lần thứ ba. D. Lần thứ tư. Câu 3. Trong câu: “Biên giới cuối tháng 3”, vậy “3” ở đây là? A. Số từ B. Lượng từ. C. Phó từ. D. Quan hệ từ Câu 4. Phó từ “không” trong câu văn: “Không thể giải thích được tại sao mình có niềm đam mê kỳ cục vậy.” bổ sung ý nghĩa gì? A. Bổ sung ý nghĩa về mức độ. B. Bổ sung ý nghĩa về số lượng. C. Bổ sung ý nghĩa về sự phủ định. D. Bổ sung ý nghĩa về sự cầu khiến. Câu 5. Từ “thừa mứa” trong câu: “Hay đó chỉ là một kiểu “đứng núi này trông núi nọ”, thừa mứa sông nước đồng bằng nên ngóng về phía hắt hiu?” được hiểu như thế nào? A. Thiếu thốn, không đủ để chi dùng. B. Vừa đủ để dùng với nhu cầu riêng. C. Nhiều đến mức không dùng hết được. D. Nhiều nhưng ở mức vừa đủ dùng. Câu 6. Em hiểu gì về cuộc sống của con người nơi đây qua chi tiết: “Nó đặt em ngồi xuống đất, lúi húi bưng ra một chén nước cơm khuấy với đường nguội ngơ, bữa ăn cho em bé khi mẹ vắng nhà.”? A. Giàu có với những món ăn ngon. B. Bữa ăn cho trẻ con dư thừa, hoang phí. C. Sự nghèo khổ, khó khăn và chật vật. D. Những món ăn lạ và đầy đủ, dư thừa. Câu 7. Thông qua văn bản trên, tác giả muốn gừi đến người đọc thông điệp gì? A. Thiên nhiên ở vùng đất này luôn trù phú, giàu tài nguyên. B. Cuộc sống luôn tươi đẹp, con người luôn dư dả và đầy đủ. C. Tiếc nuối, buồn phiền và nhớ nhung vì những gì tốt đẹp đã đi qua. D. Trăn trở với những thiếu thốn, khổ sở và khó khăn của một kiếp người. Câu 8. Thành ngữ “Đứng núi này trông núi nọ” nghĩa là gì? A. Phê phán những kẻ chỉ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang. B. Phê phán những kẻ bạc bẽo, vô ơn, sống không có tình có nghĩa. C. Phê phán những kẻ xem xét sự vật một cách phiến diện, chủ quan. D. Phê phán những kẻ không bằng lòng với cái hiện tại, mơ tưởng xa vời. II. VIẾT: (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Với sự khắc khoải và tình yêu mảnh đất con người sâu sắc, Nguyễn Ngọc Tư đã trải lòng trên những câu văn. Hãy viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) trình bày
- suy nghĩ của em về hình ảnh những đứa trẻ qua các chi tiết sau: “... Cách một tấm liếp bằng gỗ tạp có tiếng võng kèn kẹt, một đứa bé nào đó hát hời hời. Lát sau, em bơ phờ ẳm một em bé khác ra xi đái, nước đái chậm chạp rơi xuống, ít ỏi như vừa ra khỏi cơ thể đã bị nắng cô đọng lại. Trên trán hai đứa mồ hôi đầm đìa, tóc ước bê bết. Hỏi mẹ em đâu, con bé làu nhàu, đi tiếp nấu đường thốt nốt bên xóm. Nó đặt em ngồi xuống đất, lúi húi bưng ra một chén nước cơm khuấy với đường nguội ngơ, bữa ăn cho em bé khi mẹ vắng nhà. (....) Tôi nhớ hình ảnh những em bé chong đèn cóc học bài ...”. Câu 2 (4,0 điểm). Cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều điều tuyệt vời. Được sinh ra trong cõi đời đã là một niềm hạnh phúc, nhất là khi bên cạnh chúng ta có những người luôn yêu thương và dõi theo ta trên mọi nẻo đường. Hãy viết bài văn biểu cảm về một người thân yêu nhất của em. D. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐỀ 1): Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 4,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 I 5 C 0,5 6 C 0,5 7 D 0,5 8 D 0,5 II VIẾT 6,0 1 * Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu: 2,0 Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo hình thức bố cục của một 0,5 đoạn văn ngắn và số câu theo yêu cầu. Yêu cầu về nội dung: 1,5 HS trình bày được cảm nhận của mình về hình ảnh những đứa trẻ ở đây qua chi tiết: + Những đứa trẻ thiếu thốn, cuộc sống vất vả khó khăn. + Cảm giác chạnh lòng với đói nghèo (một chén nước cơm khuấy với đường nguội ngơ, bữa ăn cho em bé khi mẹ vắng nhà). + Tuy cực khổ, nghèo đói nhưng những đứa trẻ ấy vẫn ham học
- (hình ảnh những em bé chong đèn cóc học bài) => thán phục và thêm động lực để cố gắng học tập và rèn luyện tốt hơn. * Bài văn đảm bảo các yêu cầu: 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Có đầy đủ 3 phần (Mở 0,25 bài, thân bài và kết bài). b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về một người thân 0,25 yêu nhất của em. c. Triển khai vấn đề: HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt cách bộc lộ cảm xúc về một người thân yêu nhất của em. Bộc lộ cảm xúc chung về một người thân mà mình yêu thương nhất. Cảm nghĩ của em qua vài nét ấn tượng về ngoại hình: dáng đi, 2 mái tóc, làn da, ánh mắt, bàn tay... 3,0 Cảm nghĩ về tính tình: nhanh nhẹn, vui vẻ, sâu sắc, dễ cảm thông, chia sẻ, quan tâm... Tình cảm của bản thân khi quan sát những hoạt động, công việc của người thân hằng ngày... Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em dành cho người thân mà mình yêu thương nhất... Hứa hẹn sẽ cố gắng học tốt để không phụ tình yêu thương mà người thân dành cho mình... d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn biểu cảm sinh động, sáng 0,25 tạo. DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ (Đã duyệt) (Đã ký) Phạm Duy Độ Nguyễn Thanh Thủy DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 642 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS số 1 Hồng Ca
3 p | 316 | 41
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Phổ Văn
4 p | 813 | 37
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 467 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 363 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 528 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 320 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
2 p | 182 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 472 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 226 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 285 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 352 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 438 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 206 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 291 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 161 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 132 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hải Lăng
3 p | 172 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn