intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

Chia sẻ: Hoangnhanduc25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn 7 ĐỀ CHÍNH THỨC SỐ 1 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 15/12/2022 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản thơ sau: NƠI TUỔI THƠ EM Có một dòng sông xanh Có cánh đồng xanh tươi Bắt nguồn từ sữa mẹ Ấp yêu đàn cò trắng Có vầng trăng tròn thế Có ngày mưa tháng nắng Lửng lơ khóm tre làng Đọng trên áo mẹ cha Có bảy sắc cầu vồng Có một khúc dân ca Bắc qua đồi xanh biếc Thơm lừng hương cỏ dại Có lời ru tha thiết Có tuổi thơ đẹp mãi Ngọt ngào mãi vành nôi Là đất trời quê hương. (Nguồn: https://www.thivien.net/Nguyễn-Lãm-Thắng) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thơ lục bát B. Thơ tự do C. Thơ bốn chữ D. Thơ năm chữ Câu 2: Bài thơ là lời của ai? A. Người mẹ B. Tác giả C. Người cha D. Người con Câu 3: Việc lặp lại từ “có” 8 lần trong bài thơ thể hiện nghệ thuật: A. so sánh B. nhân hoá C. điệp ngữ D. ẩn dụ Câu 4: Bài thơ sử dụng cách gieo vần gì? A. Vần lưng B. Vần liền C. Vần chân D. Vần cách Câu 5: Chủ đề của bài thơ trên là gì? A. Tuổi thơ đẹp, đầy ắp hình ảnh và kỉ niệm gắn liền với quê hương của mỗi con người. B. Tình yêu quê hương, đất nước C. Tình cảm gia đình thiêng liêng D. Kỉ niệm của bạn nhỏ về lời ru. Câu 6: Phó từ trong hai dòng thơ: “Có lời ru tha thiết / Ngọt ngào mãi vành nôi” là: A. có B. tha thiết C. ngọt ngào D. mãi Câu 7: Từ “tha thiết” trong câu thơ: “Có lời ru tha thiết” không được hiểu như thế nào? A. Sâu sắc, gắn bó C. Ngọt ngào, êm ả B. Trìu mến, nhẹ nhàng D. Khó hiểu, khó nghe Câu 8: Nhân vật trữ tình trong bài thơ cho rằng: Tuổi thơ đẹp phải gắn liền với điều gì? A. Quê hương B. Con người C. Đặc sản D. Kỉ niệm Câu 9: Qua bài thơ trên, tác giả đã gửi gắm tới người đọc một thông điệp vô cùng ý nghĩa. Em hãy viết 1 đoạn văn (3-5 câu) nêu cảm nghĩ của mình về thông điệp đó. Câu 10: Hãy nêu hai việc em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương? PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đình. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Năm học 2022 – 2023 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ CHÍNH THỨC SỐ 1 Môn: Ngữ văn 7 1 D 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 A 0,5 9 HS nêu được thông điệp tác giả muốn gửi gắm. 1,0 Gợi ý: - Mỗi người đều có một tuổi thơ gắn với những điều thân thương, gần gũi, những điều bình dị, mộc mạc của cảnh sắc thiên nhiên, quê hương tươi đẹp. - Mỗi chúng ta hãy biết ơn những công lao to lớn của cha mẹ, hãy biết trân trọng những điều nhỏ bé, yêu quý quê hương tươi đẹp. 10 HS nêu được 2 việc làm thể hiện tình yêu quê hương 1,0 Gợi ý: - Cố gắng học tập để trở thành một công dân tốt cho xã hội - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước,… II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo yêu cầu về độ dài của bài văn biểu cảm. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn biểu cảm về một người thân trong gia đình. c. Xác định nội dung chính của bài văn. HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau: Mở bài: Giới thiếu đối tượng, nêu cảm xúc chung, Thân bài: Nêu cảm xúc, tình cảm của bản thân đối với đối tượng biểu cảm, Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, lời hứa. Gợi ý: Mở bài: - Dẫn dắt và giới thiệu người thân mà em muốn bày tỏ tỉnh cảm, cảm xúc, suy nghĩ,… - Bày tỏ tình cảm, ấn tượng của em đối với người thân đó Thân bài: - Nêu cảm xúc và ấn tượng chung về người thân ấy: cảm phục, ngưỡng mộ. yêu mến,... 2,5 - Trình bày những biểu hiện cụ thể tình cảm, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc về những đặc điểm nổi bật của người ấy: Yêu quý, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn,... - Rút ra bài học từ người thân vừa nêu. - Kết hợp miêu tả, tự sự nhằm hỗ trợ cho việc bộc lộ cảm xúc. Lưu ý: - Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó:
  3. + Hình dung về đặc điểm gợi cảm về hình thức của đối tượng để bộc lộ cảm xúc: hình dáng, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói... qua quan sát, liên tưởng. suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc (nếu người đó đang ở xã di xa). + Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết. + Sự gắn bó của người ấy với bản thân em: Trong cuộc sống hàng ngày; hồi tưởng kỉ niệm gắn bó của người viết với người đó. Từ đó bộc lộ tình cảm của người viết: Nhớ nhung, yêu quý, kinh trọng, biết ơn... + Bộc lộ tình cảm với người đó qua một tình huống nào đó: liên tưởng, tưởng tượng hướng đến tương lai. Từ đó bộc lộ cảm xúc. Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của mình về người thân yêu và rút ra điều đáng nhớ nhất đối với bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, có tìm tòi, phát hiện 0,5 độc đáo, mới lạ. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Thùy
  4. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn 7 ĐỀ CHÍNH THỨC SỐ 2 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 15/12/2022 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hoá của mỗi con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”… Lòng nhân ái là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của trường GIS và thực tế, lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hoá, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại trường quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. (Trích “Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global” – theo Báo điện tử Dân trí ngày 14/2/2015) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên: A. Tự sự B. Thuyết minh C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2: Theo bài viết, lòng nhân ái của mỗi học sinh được hình thành từ đâu? A. Mỗi người sinh ra đều có lòng nhân ái B. Thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện,… B. Do yếu tố di truyền từ cha mẹ D. Do các em được học tập qua sách báo, internet Câu 3: Trong mục tiêu giáo dục của trường GIS, lòng nhân ái nằm ở vị trí nào? A. Là ưu tiên số 1 C. Là một phần quan trọng B. Là mục tiêu duy nhất D. Không nằm trong kế hoạch Câu 4: Từ “nhân ái” trong “Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có.” có nghĩa là: A. Là vấn nạn cần tránh xa trong xã hội C. Là tình thương giữa con người với con người B. Là nghĩa vụ mỗi người phải thực hiện D. Là sự tôn trọng con người dành cho nhau Câu 5: Để phát huy lòng nhân ái của học sinh, trường quốc tế GIS đã làm gì? A. Tổ chức các hoạt động thiện nguyện C. Tổ chức các hoạt động tham quan du lịch B. Tổ chức các Câu lạc bộ văn nghệ D. Tổ chức các hoạt động thể thao Câu 6: Vì sao lòng nhân ái lại cần thiết trong đời sống? A. Vì nó thể hiện đẳng cấp của mỗi người C. Vì đó là sự khác biệt của con người Việt Nam B. Vì đó là quy định của Pháp luật D. Vì nó là nét đẹp truyền thống văn hoá Việt Nam Câu 7: Biện pháp tu từ nổi bật được tác giả sử dụng đoạn trích trên là gì? A. So sánh B. Nhân hoá C. Điệp ngữ D. Nói giảm nói tránh Câu 8: Những câu văn như “Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hoá của mỗi con người”, “lòng nhân ái rất cần trong đời sống” thể hiện thái độ gì của tác giả? A. Giả vờ tỏ ra tử tế, coi trọng B. Đề cao vai trò, tầm quan trọng của lòng nhân ái đối với đời sống mỗi người C. Yêu thương, trìu mến, nâng niu D. Xúc động khi chứng kiến mọi người yêu thương nhau Câu 9: Qua đoạn trích trên, tác giả đã gửi gắm tới người đọc một thông điệp vô cùng ý nghĩa. Em hãy viết 1 đoạn văn (3-5 câu) nêu cảm nghĩ của mình về thông điệp đó. Câu 10: Hãy nêu hai việc em đã làm để bộc lộ lòng nhân ái. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đình.
  5. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Năm học 2022 – 2023 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ CHÍNH THỨC SỐ 2 Môn: Ngữ văn 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 C 0,5 8 B 0,5 9 * HS chỉ ra được 1 thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. 1,0 Gợi ý: - Mỗi người cần rèn luyện cho bản thân có lòng nhân ái, sẵn sàng đùm bọc, sẻ chia, cảm thông với những khó khăn của người khác. - Lòng nhân ái là một phẩm chất cao quý của mỗi người, nó giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn,…. 10 * HS nêu được hai việc làm thể hiện lòng nhân ái. 1,0 Gợi ý: - Yêu thương, quan tâm tới bạn bè - Ủng hộ người nghèo - Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân để mọi người cùng chung tay giúp đỡ những người gặp khó khăn - Tham gia các hoạt động thiện nguyện… II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo yêu cầu về độ dài của bài văn biểu cảm. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn biểu cảm về một người thân trong gia đình. c. Xác định nội dung chính của bài văn. HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau: 2,5 Mở bài: Giới thiếu đối tượng, nêu cảm xúc chung, Thân bài: Nêu cảm xúc, tình cảm của bản thân đối với đối tượng biểu cảm, Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, lời hứa. Mở bài: - Dẫn dắt và giới thiệu người thân mà em muốn bày tỏ tỉnh cảm, cảm xúc, suy nghĩ,… - Bày tỏ tình cảm, ấn tượng của em đối với người thân đó Thân bài: - Nêu cảm xúc và ấn tượng chung về người thân ấy: cảm phục, ngưỡng mộ. yêu mến,... - Trình bày những biểu hiện cụ thể tình cảm, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc về những đặc điểm nổi bật của người ấy: Yêu quý, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn,... - Rút ra bài học từ người thân vừa nêu.
  6. - Kết hợp miêu tả, tự sự nhằm hỗ trợ cho việc bộc lộ cảm xúc. Lưu ý: - Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó: + Hình dung về đặc điểm gợi cảm về hình thức của đối tượng để bộc lộ cảm xúc: hình dáng, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói... qua quan sát, liên tưởng. suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc (nếu người đó đang ở xã di xa). + Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết. + Sự gắn bó của người ấy với bản thân em: Trong cuộc sống hàng ngày; hồi tưởng kỉ niệm gắn bó của người viết với người đó. Từ đó bộc lộ tình cảm của người viết: Nhớ nhung, yêu quý, kinh trọng, biết ơn... + Bộc lộ tình cảm với người đó qua một tình huống nào đó: liên tưởng, tưởng tượng hướng đến tương lai. Từ đó bộc lộ cảm xúc. Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của mình về người thân yêu và rút ra điều đáng nhớ nhất đối với bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 e. Sáng tạo: Sắp xếp các ý chính của văn bản theo một trình tự hợp lý; sử dụng linh hoạt lời văn của bản thân kết hợp với những từ ngữ quan trọng 0,5 trong văn bản gốc. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Thùy
  7. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn 7 ĐỀ DỰ PHÒNG Thời gian: 90 phút Ngày thi: 15/12/2022 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Đọc đoạn thơ sau: Mẹ! Mẹ! Có nghĩa là duy nhất Có nghĩa là ánh sáng Một bầu trời Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Một mặt đất Cái đóm lửa thiêng liêng Một vầng trăng Cháy trong bão bùng, cháy trong đêm tối Mẹ không sống đủ trăm năm Mẹ! Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát Có nghĩa là mãi mãi […] Là cho - đi - không - đòi - lại - bao - giờ (Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh Nguyên) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thơ tự do B. Thơ năm chữ C. Thơ lục bát D. Thơ tám chữ Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: A. miêu tả B. tự sự C. biểu cảm D. nghị luận Câu 3: Trong đoạn thơ (1), biện pháp tu từ nổi bật nào được tác giả sử dụng ? A. Điệp ngữ, so sánh B. Ẩn dụ, so sánh C. So sánh, nhân hoá D. Điệp ngữ, liệt kê Câu 4: Đoạn thơ trên được tác giả sử dụng cách gieo vần gì? A. Vần liền B. Vần lưng C. Vần chân D. Vần hỗn hợp Câu 5: Đoạn thơ trên có mấy số từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 6: Trong đoạn thơ đầu của đoạn trích trên, tác giả đã khẳng định mẹ là duy nhất qua các sự vật: A. bầu trời, mặt đất, ngọn đèn C. bầu trời, mặt đất, đốm lửa B. bầu trời, mặt đất, vầng trăng D. bầu trời, mặt đất, nụ cười Câu 7: Mở đầu mỗi khổ thơ trong đoạn trích trên, tác giả đều bắt đầu bằng từ “Mẹ!”, điều đó có ý nghĩa gì? A. Nhắc lại đối tượng chính mà bài thơ biểu đạt, giúp người đọc nắm bắt dễ dàng hơn nội dung của từng đoạn thơ. B. Làm nổi bật hình ảnh người mẹ trong mỗi đoạn thơ, giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn tình yêu thương của người mẹ đối với con. C. Khẳng định vai trò của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người, đồng thời gợi nhắc đạo hiếu làm con với cuộc đời mỗi con người. D. Tạo tính thống nhất về chủ đề trong bài thơ, khẳng định vai trò của người mẹ trong cuộc đời mỗi người. Câu 8: Từ “ thiêng liêng” trong câu “Cái đóm lửa thiêng liêng” có nghĩa là gì? A. Ánh sáng kì diệu, mơ hồ C. Cao quý, đáng kính trọng, tôn thờ B. Cao quý nhưng dễ gặp D. Không có ý nghĩa gì Câu 9: Em có suy nghĩ gì về chủ đề tác giả gửi gắm trong đoạn thơ trên? (Trình bày dưới hình thức một đoạn văn từ 3- 5 câu). Câu 10: Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả trong khổ thơ (3) không? Nêu hai việc làm của em để thể hiện tình yêu thương đối với mẹ. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đình.
  8. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Năm học 2022 – 2023 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ DỰ PHÒNG Môn: Ngữ văn 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 C 0,5 3 D 0,5 4 D 0,5 5 D 0,5 6 B 0,5 7 D 0,5 8 C 0,5 9 HS chỉ ra được thông điệp tác giả gửi gắm. 1,0 Gợi ý: - Ca ngợi vị trí của người mẹ trong lòng mỗi người con. Đó là tình cảm vĩnh hằng, bất tử, lớn lao và không gì có thể thay thế được. Đó là cội nguồn sức mạnh, là niềm tin và trách nhiệm của mỗi người con trong cuộc đời. 10 HS nêu được ý kiến đồng tình / không đồng tình và hai việc làm hợp lí 1,0 (phù hợp với chuẩn mực đạo đức). VD hai việc làm: - Chăm chỉ học tập; ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ - Giúp đỡ mẹ làm việc nhà,… II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo yêu cầu về độ dài của bài văn biểu cảm. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn biểu cảm về một người thân trong gia đình. c. Xác định nội dung chính của bài văn. HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý sau: Mở bài: Giới thiếu đối tượng, nêu cảm xúc chung, Thân bài: Nêu cảm xúc, tình cảm của bản thân đối với đối tượng biểu cảm, Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, lời hứa. Mở bài: - Dẫn dắt và giới thiệu người thân mà em muốn bày tỏ tỉnh cảm, cảm xúc, suy nghĩ,… - Bày tỏ tình cảm, ấn tượng của em đối với người thân đó Thân bài: - Nêu cảm xúc và ấn tượng chung về người thân ấy: cảm phục, ngưỡng mộ. yêu mến,... - Trình bày những biểu hiện cụ thể tình cảm, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc 2,5 về những đặc điểm nổi bật của người ấy: Yêu quý, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn,... - Rút ra bài học từ người thân vừa nêu. - Kết hợp miêu tả, tự sự nhằm hỗ trợ cho việc bộc lộ cảm xúc. Lưu ý: - Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó:
  9. + Hình dung về đặc điểm gợi cảm về hình thức của đối tượng để bộc lộ cảm xúc: hình dáng, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói... qua quan sát, liên tưởng. suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc (nếu người đó đang ở xã di xa). + Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết. + Sự gắn bó của người ấy với bản thân em: Trong cuộc sống hàng ngày; hồi tưởng kỉ niệm gắn bó của người viết với người đó. Từ đó bộc lộ tình cảm của người viết: Nhớ nhung, yêu quý, kinh trọng, biết ơn... + Bộc lộ tình cảm với người đó qua một tình huống nào đó: liên tưởng, tưởng tượng hướng đến tương lai. Từ đó bộc lộ cảm xúc. Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của mình về người thân yêu và rút ra điều đáng nhớ nhất đối với bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn giàu cảm xúc, có tìm tòi, phát hiện 0,5 độc đáo, mới lạ. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Thùy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2