intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH-THCS Trà Nú, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH-THCS Trà Nú, Bắc Trà My" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH-THCS Trà Nú, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG PTDTBT TH-THCS NĂM HỌC: 2023 - 2024 Trà Nú Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Nội dung Mức Kĩ / độ TT năng đơn nhận vị kĩ thức năng Nhậ Thô Vận Vận Tổng % điểm n ng dụng dụng biết hiểu cao TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số 4 0 3 1 0 1 0 1 10 câu 1 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 điểm Viết Số 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* câu 2 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 điểm Tỷ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG PTDTBT TH-THCS NĂM HỌC: 2023 - 2024 Trà Nú Môn: Ngữ văn – Lớp 7 TT Chương/ Chủ đề Nội dung/ Đơn vị kiến Mức độ đánh giá thức
  3. 1 Đọc hiểu Truyện * Nhận biết: - Nhân vật được kể - Ngôi kể - Biện pháp tu từ - Số từ * Thông hiểu: - Nghĩa của từ. - Công dụng của dấu ngoặc kép. - Nghĩa của câu văn * Vận dụng: - Nêu cảm nhận về nhân vật. * Vận dụng cao: - Rút ra bài học 2 Viết Văn biểu cảm về con Nhận biết: Nhận biết người được yêu cầu của đề về kiểu văn bản biểu cảm Thông hiểu: Viết đúng nội dung, hình thức bài văn (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được bài văn biểu cảm về con người; ngôn ngữ trong sáng, giản dị. Vận dụng cao: Bài văn trình bày rõ suy nghĩ, cảm xúc của người viết; làm rõ đặc điểm nổi bật của con người. Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt,…
  4. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG PTDTBT TH-THCS NĂM HỌC 2023 – 2024 Trà Nú Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cả làng đã im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai. Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. […]” Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo hàng trăm hàng nghìn câu ca. Bà nói những câu sao mà đúng thế. Bà bảo u tôi: Dạy con từ thuở còn thơ Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về. Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy. (Duy Khán, Bà nội, Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, trang 161) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Đoạn trích trên kể về ai? A. Người cháu. B. Người bà. C. Bà và cháu. D. Người mẹ . Câu 2: Đoạn trích trên kể theo ngôi thứ mấy? A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ nhất và thứ nhất Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Dân làng bảo bà hiền như đất.”? A. Nhân hóa. B. Điệp ngữ. C. So sánh. D. Ẩn dụ Câu 4: Từ “một” trong câu văn: “Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi không biết.” thuộc từ loại gì? A. Danh từ. B. Động từ. C. Số từ. D. Phó từ Câu 5: Người ta bảo: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà" nhưng vì sao người cháu lại khẳng định: “Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được"? A. Bà luôn căn dặn, dạy dỗ cháu rất chuẩn mực. C. Bà hay nói nhiều. B. Bà là người luôn chiều cháu nhất. D. Bà ít khi nói chuyện với mọi người.
  5. Câu 6: Từ “rủ rỉ” trong câu văn “Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên.” có nghĩa là. A. nói thầm vừa đủ nghe. B. nói nhỏ nhẹ, thong thả, vừa đủ để cho nhau nghe, vẻ thân mật. C. nói thỏ thẻ, chậm rãi vừa đủ nghe. D. nói nhẹ nhàng, thì thầm và chậm. Câu 7: Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có tác dụng gì? Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. A. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo ý đặc biệt. C. Đánh dấu tên tác phẩm. B. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo ý mỉa mai. D. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu: Câu 8: Giải thích nghĩa của câu: “mồm năm miệng mười”. Câu 9: Qua văn bản trên, em rút ra cho bản thân mình bài học gì? Câu 10: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về cách giáo dục con cái qua các câu văn sau: “Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy.”? II. LÀM VĂN: (4,0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất. ---------------------hết--------------------
  6. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG PTDTBT TH-THCS NĂM HỌC 2023 - 2024 TRÀ NÚ Môn: Ngữ văn - Lớp 7 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. Đọc hiểu: (6,0 điểm) Phần Đáp án và Hướng dẫn chấm Điểm /câu I. ĐỌC HIỂU 6,0 1–7 3,5 Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án B A C C A B D trả lời 0, 0, Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 5 5 Giải nghĩa câu “mồm năm miệng mười”: lắm lời, nói tranh, lấn 1,0 8 át cả người khác nói hết cả phần của người khác (hàm ý chê). 9 Mức 1 (1,0 đ) 1,0 Học sinh nêu được 2 trong các bài học rút ra: Gợi ý: - Yêu thương bà và quý trọng tình cảm gia đình. - Học được cách sống hiền lành chất phát của bà. - Rèn luyện các thói quen tốt ngay từ nhỏ/. Mức 2 (0,5 đ) HS nêu được một bài học. Mức 3 (0,0 đ) Trả lời sai hoặc không trả lời. 10 Mức 1 (0,5 đ) 0,5 Học sinh viết được đoạn văn dẫn câu nói. Sau đó nêu cách hiểu của mình về câu nói. Muốn giáo dục con cái thành người tốt
  7. thì phải dạy từ nhỏ. Nếu để lớn lên mới dạy thì rất khó thành công. Khẳng định đây là quan niệm đúng đắn. Mức 2 (0,25 đ) HS viết được nhưng diễn đạt chưa rõ. Mức 3 (0,0 đ) Chưa viết thành đoạn văn. II. LÀM VĂN (4,0đ) A. Bảng điểm chung cho toàn bài Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0,25 điểm 2. Nội dung 2,0 điểm 3. Trình bày, diễn đạt 1,25 điểm 4. Sáng tạo 0,5 điểm B. Bảng điểm chi tiết cho từng tiêu chí Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0,25 điểm) Bài viết đủ 3 phần: mở bài, - Mở bài: nêu được đối tượng thân bài và kết bài. Phần thân biểu cảm là người thân trong 0,25 bài biết tổ chức thành nhiều gia đình và ấn tượng ban đầu đoạn văn có sự liên kết chặt về người đó. chẽ với nhau. - Thân bài: nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người thân ấy để lại ấn tượng sâu Chưa tổ chức được bài văn đậm trong em. Thể hiện được thành 3 phần (thiếu mở bài tình cảm, suy nghĩ đối với 0 hoặc kết bài, hoặc cả bài viết người thân đó. là một đoạn văn) - Kết bài: khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người thân đó. Tiêu chí 2. Nội dung (2,0 điểm) 2.0 - Vận dụng tốt các thao tác để Bài văn có thể trình bày theo (Mỗi ý trong tiêu chí được tối làm bài văn biểu cảm về con nhiều cách khác nhau nhưng đa 0.5 điểm người. cần thể hiện được những nội - Giới thiệu được người mà dung sau: mình biểu cảm - Giới thiệu được người thân - Biểu cảm về người đó: đặc và tình cảm với người đó. điểm nổi bật, kỉ niệm với - Biểu cảm về người thân: người đó. + Nét nổi bật về ngoại hình. - Tình cảm của mình với + Vai trò của người thân và người đó và vai trò của người mối quan hệ đối với người đó với mình. xung quanh.
  8. - Giới thiệu được người thân . - Chỉ ra được những đặc điểm của người thân nhưng chưa 1,0- 1,5 nói được kỉ niệm đáng nhớ. - Khẳng định được tình cảm - Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa của bản thân và vai trò của em và người thân, biểu cảm người đó với mình. về người đó. - Giới thiệu được người thân . - Tình cảm của em với người - Chưa chỉ ra được đặc điểm thân. nổi bật. - Biểu cảm về vai trò của 0,5- 0,75 - Chưa khẳng định được tình người đó đối với mình . cảm của bản thân và vai trò của người đó với mình. Bài làm quá sơ sài hoặc không 0.0 làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (1.25 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các 1,25 đoạn trong bài văn. Mắc lỗi nhẹ về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… - Vốn từ ngữ tương đối phong phú, nhiều đoạn sử dụng kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt 1,0 câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày tương đối sạch sẽ, ít gạch, xóa. - Vốn từ nghèo, câu đơn điệu. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 - Chữ viết không rõ ràng, bài văn trình bày chưa sạch sẽ. 0,0 Mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt không rõ nghĩa, chữ viết khó đọc. 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0,5 Lối phân tích, lối diễn đạt sáng tạo độc đáo. 0,25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0 Chưa có sự sáng tạo. Lưu ý: Giáo viên linh động khi chấm bài làm của HS. Trân trọng những bài viết mang cảm xúc riêng của cá nhân. Tổng cộng: 10 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2