Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước
lượt xem 6
download
“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước
- PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 Mức độ TT nhận Nội dung/đơ thức Kĩ năng n vị kĩ Nhận Thông Vận V. dụng năng biết hiểu dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL % điểm Đọc hiểu Truyện 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % ngắn 20 15 10 10 5 60 điểm Viết Viết bài 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % văn biểu 10 15 10 0 5 40 cảm về điểm con người hoặc sự vật Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
- PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/ Đơn Mức độ đánh TT Kĩ năng vị kiến thức giá Nhận Thông Vận dụng Vận dụng cao biết hiểu 1 Đọc hiểu Truyện ngắn Nhận biết: 4 TN 3 TN 1 TL 1TL - Nhận biết 1 TL được thời gian, lời kể, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. - Xác định được số từ. Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa của chi tiết trong văn bản. - Nêu được thông điệp mà chi tiết trong văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu được nghĩa của từ ngữ, ý nghĩa của trạng ngữ trong văn bản Vận dụng: Trình bày
- được những trải nghiệm của em về một vấn đề liên quan đến nội dung văn bản. Vận dụng cao Trình bày được ý nghĩa về một vấn đề liên quan đến nội dung văn bản. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: 1 TL* biểu cảm về Nhận biết được con người yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được bài văn Biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về đối tượng biểu cảm.
- Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về đối tượng biểu cảm. 4 TN 3 TN 2 TL 1TL Tổng 1 TL Tỉ lệ % 20 25 15 40 Tỉ lệ chung 60 40 PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới “Hôm nay 29 tết rồi…” – Mẹ tôi ngồi bên khung cửa sổ nói một mình. Tôi nghe mà thắt ruột, nghe mà ứa nước mắt thương mẹ, thương đến thắt tim… Mẹ tôi sang Australia định cư với tôi đã 10 năm. Ngày mẹ mới sang, tôi thầm mừng, thế là hết những ngày mẹ phải lam lũ với ruộng vườn, chợ búa, hết những tháng chạp mưa phùn lạnh giá, mẹ tất bật lo toan chờ tết, hết những đêm giao thừa, mẹ thẫn thờ thương nhớ đứa con gái xa quê nghìn dặm… Thế nhưng, mọi chuyện đâu đơn giản như tôi nghĩ.
- Năm đầu tiên ăn tết ở xứ người, mẹ tôi nhớ quê đến thẫn thờ. Đêm 30 mẹ thức thâu đêm, ba ngày tết mắt mẹ đỏ hoe, thâm quầng. Năm thứ hai, mẹ biết tết không về được, mẹ đã vội vàng trồng mấy luống hoa vạn thọ quanh nhà - mẹ nói để có chút hương hoa quê hương cho ngày tết đỡ lạnh lẽo. Khi mùa Noel đi qua, mẹ moi hết tiền dành dụm được tất bật sắm sửa quà cáp lỉnh kỉnh gửi về quê. Mẹ nói không về Việt Nam được thì cũng phải có chút gì gửi về làm mâm cỗ cúng ông bà, tết mà… Những ngày giáp tết, ngày nào mẹ cũng gọi điện thoại về quê, hỏi thăm dãy mồ mả cho ông bà thế nào, nhắc cậu dì lặt lá mai để gốc mai ra hoa kịp tết, ở quê tết đến có ai cần gì mẹ gửi… Rồi chiều 30, mẹ ra luống hoa vạn thọ ngồi một mình, ngơ ngẩn, mắt rưng rưng… Thương mẹ quá, năm thứ ba, tôi cố gắng lo cho mẹ về quê ăn tết, nhưng lại không mua được chuyến bay đi thẳng Việt Nam cho mẹ mà phải quá cảnh ở Philippin. Ngặt nỗi, mẹ tôi người nhà quê chân chất, một chữ tiếng Anh không biết, đừng nói đến chuyện làm giấy tờ rắc rối. Biết chuyện, mẹ tôi nói, không sao mẹ đi được, về đâu chứ về quê có khó mấy mẹ cũng đi được. Nghe mẹ nói nhưng tôi vẫn không thể yên lòng. Từ lúc tôi đặt vé bay cho đến lúc đi, ngày nào mẹ cũng bóc tờ lịch từ sáng sớm rồi nhẩm tính từng ngày. Ngày tiễn mẹ đi, tôi phì cười khi thấy mẹ diện áo dài. Đến sân bay, tôi ôm mẹ khóc khi bất ngờ nhìn thấy mẹ lôi từ trong giỏ ra một tấm bìa cứng có ghi dòng chữ nguệch ngoạc: “Tôi là người Việt Nam, xin hãy giúp đỡ chỉ đường cho tôi về quê”. Chỉ sau vài phút, đã có năm, sáu người Việt Nam đến bên cạnh mẹ, vui vẻ làm người dẫn đường. Mẹ kể, chuyến đi ấy khá vất vả, phải nằm cả đêm ở sân bay Philippin chờ chuyến bay chuyển tiếp. Nhưng vui lắm, tà áo dài của mẹ lại hóa ra hay, nó như một tín hiệu để những người Việt Nam tìm đến, chẳng phân biệt Bắc Trung Nam. Họ xúm xít bên nhau ríu rít chuyện trò thâu đêm. Sau chuyến đi ấy, dù khó khăn mấy, năm nào tôi cũng cố gắng lo cho mẹ về quê ăn tết. Nhưng năm nay tôi lại không lo được. Mùa giáng sinh đi qua, mẹ moi hết tiền dành dụm cả năm ra để đi mua sắm quà cáp gửi về quê. Trước khi đi mẹ hỏi tôi: “Tết này mẹ không về quê, về Việt Nam mình được hả con”. Tôi im lặng, mẹ quay lưng đi, kéo vạt áo lên. Mắt tôi cay xè, tim tôi thắt lại… Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ… (Theo https://truyennganhay.vn) Khoanh tròn vào chữ cái (A hoặc B, C, D) đứng đầu ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu 7. Câu 1. Câu chuyện trên diễn ra vào thời điểm nào? A. Những ngày cận tết ở đất nước Australia. B. Những ngày cận tết ở một làng quê Việt. C. Những ngày cận tết ở sân bay. D. Những ngày cận tết ở Philipin. Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo lời của ai?
- A. Người mẹ. B. Người con. C. Những người Việt ở sân bay. D. Người ở quê. Câu 3. Các từ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào: Chỉ sau vài phút, đã có năm, sáu người Việt Nam đến bên cạnh mẹ, vui vẻ làm người dẫn đường. A. Danh từ. B. Động từ. C. Số từ. D. Phó từ. Câu 4. Người mẹ trong câu chuyện đã có việc làm bất ngờ nào khiến nhân vật tôi phải bật khóc khi tiễn mẹ ở sân bay? A. Mẹ mặc chiếc áo dài và mang theo tấm bìa cứng đi vào sân bay. B. Mẹ ghi dòng chữ “Tôi là người Việt Nam…” trên tấm bìa cứng. C. Mẹ mặc áo bà ba, vẫy tay với những người đồng hương ở sân bay. D. Mẹ mang theo một bó hoa cúc vạn thọ, đi nhanh vào sân bay. Câu 5. Theo em, vì sao mẹ lại phải ghi dòng chữ “Tôi là người Việt Nam, xin hãy giúp đỡ chỉ đường cho tôi về quê” trên tấm bìa cứng khi ra sân bay? A. Vì mẹ không biết nói tiếng nước ngoài, không biết làm thủ tục lên máy bay. B. Vì mẹ không biết đường về quê do mẹ đã xa quê lâu ngày. C. Vì mẹ sợ sẽ gặp khó khăn khi về quê một mình, mẹ cần người đi cùng. D. Vì mẹ tin rằng đó là cách mẹ sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những người Việt Nam. Câu 6. Từ “ngơ ngẩn” trong câu “Rồi chiều 30, mẹ ra luống hoa vạn thọ ngồi một mình, ngơ ngẩn, mắt rưng rưng…” thể hiện trạng thái gì của người mẹ?
- A. Thiếu tập trung cao độ vào một việc gì đó vì đang rất buồn. B. Ngẩn người ra, có vẻ như không hiểu một vấn đề nào đó. C. Như không còn chú ý gì đến xung quanh, vì tâm trí đang để ở đâu đâu. D. Không ứng phó kịp thời đối với một điều gì đó xảy ra xung quanh. Câu 7. Trạng ngữ “Những ngày giáp tết” trong câu “Những ngày giáp tết, ngày nào mẹ cũng gọi điện thoại về quê, hỏi thăm dãy mồ mả cho ông bà thế nào, nhắc cậu dì lặt lá mai để gốc mai ra hoa kịp tết, ở quê tết đến có ai cần gì mẹ gửi…” có ý nghĩa gì? A. Trạng ngữ chỉ thời gian. B. Trạng ngữ chỉ không gian. C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Câu 8. Chi tiết “Mẹ lôi trong giỏ ra tấm bìa cứng có ghi “Tôi là người Việt Nam…”. Chỉ sau vài phút, đã có năm, sáu người Việt Nam đến bên cạnh mẹ, vui vẻ làm người dẫn đường” gợi nhắc đến vẻ đẹp truyền thống nào của dân tộc Việt? Câu 9. Từ câu chuyện trên, thử hình dung một ngày nào đó em gặp một du khách nước ngoài đang gặp khó khăn khi hồi hương em sẽ làm gì? Câu 10. Với mỗi người chúng ta, đặc biệt là những người xa quê, tình yêu quê hương, đất nước luôn thường trực trong trái tim mình. Qua câu chuyện, em hãy viết đoạn văn từ 3 – 5 câu nói lên tình cảm của em dành cho quê hương. II. VIẾT (4,0 điểm) Em hãy viết một bài văn trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình. --- HẾT --- PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU Môn: Ngữ văn – Lớp 7 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan
- Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời A B C B D C A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8 (1 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh hiểu và nêu được vẻ Học sinh hiểu và nêu được vẻ Trả lời sai hoặc đẹp truyền thống của dân tộc đẹp truyền thống của dân tộc không trả lời. Việt Nam qua chi tiết trong Việt Nam qua chi tiết trong văn bản. văn bản phù hợp nhưng chưa Gợi ý: Tinh thần đoàn kết, toàn diện, diễn đạt chưa thật tương thân tương ái. rõ. Câu 9: (1 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh trả lời hợp lý được những HS trả lời hợp lý nhưng Trả lời sai hoặc hướng xử lí khi gặp một du khách nước chưa sâu sắc, toàn diện, không trả lời. ngoài đang gặp khó khăn khi hồi diễn đạt chưa thật rõ. hương. Có thể là: Nếu biết tiếng Anh, em sẽ dùng tiếng Anh để hỏi xem họ gặp khó khăn gì rồi tìm cách giúp đỡ họ. Nếu không, em sẽ nhờ những người xung quanh có khả năng giao tiếp với họ để cùng tìm cách giúp đỡ họ, …..
- Câu 10 (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) - Viết được đoạn văn đảm bảo - Viết được đoạn văn tương đối - Viết đoạn văn các yêu cầu về nội dung và hình đảm bảo các yêu cầu về nội dung không đúng các thức: và hình thức: yêu cầu về nội + Về hình thức: Đảm bảo yêu + Về hình thức: Đảm bảo yêu cầu dung và hình cầu 3-5 câu. 3-5 câu. thức hoặc không + Về nội dung: Nêu được + Về nội dung: Nêu được những viết. những tình cảm của bản thân tình cảm của bản thân dành cho dành cho quê hương. quê hương. Gợi ý Gợi ý - Dành nhiều tình cảm cho quê - Dành nhiều tình cảm cho quê hương vì đó là nơi có những hương vì đó là nơi có những người ta thương yêu, là chôn người ta thương yêu, là chôn rau rau cắt rốn của ta. cắt rốn của ta. - Dù đi đâu xa cũng nhớ về nơi - Dù đi đâu xa cũng nhớ về nơi ấy, nhớ những khung cảnh thiên ấy, nhớ những khung cảnh thiên nhiên, nhớ những món ăn dân nhiên, nhớ những món ăn dân dã, dã, nhớ những kỉ niệm đẹp tuổi nhớ những kỉ niệm đẹp tuổi thơ. thơ. -… -… Phần II: VIẾT (4 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài giới thiệu đối tượng, thân 0,25 bài biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng, kết bài khẳng định lại tình cảm về đối tượng 2. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Biểu cảm về người mẹ kính yêu của mình. 3. Trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình 3,0 a. Mở bài: - Giới thiệu được người mẹ kính yêu của mình. 0,5 - Tình cảm, ấn tượng chung của em về mẹ. b. Thân bài 2,0 Biểu cảm thông qua những đặc điểm nổi bật của mẹ:
- * Biểu cảm thông qua những nét tiêu biểu về mẹ: Ngoại hình (mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt), hành động, tính cách, phẩm chất … - Hoàn cảnh kinh tế gia đình ... công việc làm của mẹ … * Bày tỏ cảm xúc về những tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh - Ông bà nội, ngoại, với chồng con ... - Với bà con họ hàng, làng xóm ... 0,5 * Bày tỏ tình cảm với mẹ thông qua hồi tưởng một kỉ niệm c. Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm của em với mẹ. - Nêu những cảm xúc, mong muốn và hành động của bản thân ... lời hứa. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh 0,25 thơ giàu sắc thái biểu cảm. HIỆU TRƯỞNG TỔ/NHÓM TRƯỞNG CM NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Kim Thủy
- PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU Môn: Ngữ văn – Lớp 7 HƯỚNG DẪN CHẤM (Dành cho học sinh khuyết tật trí tuệ) Phần I: ĐỌC HIỂU *Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời A B C B D C A Điểm 1 1 1 1 1 1 1 *Trắc nghiệm tự luận: HSKTTT không đánh giá ghi điểm phần này Phần II: VIẾT (3 điểm) Đối với HSKTTT không yêu cầu viết bài văn mà chỉ yêu cầu viết được câu văn thể hiện được cảm xúc với người mẹ thân yêu. - HS viết được câu văn thể hiện được cảm xúc với người mẹ thân yêu. (3đ) - HS viết được câu văn thể hiện được cảm xúc với người mẹ thân yêu nhưng cảm xúc chưa sâu sắc, diễn đạt chưa rõ ràng. (2đ) - HS viết sai hoặc không viết được (0đ) HIỆU TRƯỞNG TỔ/NHÓM TRƯỞNG CM NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Kim Thủy
- Trường TH&THCS KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 Nguyễn Du MÔN: NGỮ VĂN - Lớp: 7 Họ và tên:…. ………………….... Lớp: 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ ĐỀ BÀI VÀ PHẦN LÀM BÀI ĐỀ I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới “Hôm nay 29 tết rồi…” – Mẹ tôi ngồi bên khung cửa sổ nói một mình. Tôi nghe mà thắt ruột, nghe mà ứa nước mắt thương mẹ, thương đến thắt tim… Mẹ tôi sang Australia định cư với tôi đã 10 năm. Ngày mẹ mới sang, tôi thầm mừng, thế là hết những ngày mẹ phải lam lũ với ruộng vườn, chợ búa, hết những tháng chạp mưa phùn lạnh giá, mẹ tất bật lo toan chờ tết, hết những đêm giao thừa, mẹ thẫn thờ thương nhớ đứa con gái xa quê nghìn dặm… Thế nhưng, mọi chuyện đâu đơn giản như tôi nghĩ. Năm đầu tiên ăn tết ở xứ người, mẹ tôi nhớ quê đến thẫn thờ. Đêm 30 mẹ thức thâu đêm, ba ngày tết mắt mẹ đỏ hoe, thâm quầng. Năm thứ hai, mẹ biết tết không về được, mẹ đã vội vàng trồng mấy luống hoa vạn thọ quanh nhà - mẹ nói để có chút hương hoa quê hương cho ngày tết đỡ lạnh lẽo. Khi mùa Noel đi qua, mẹ moi hết tiền dành dụm được tất bật sắm sửa quà cáp lỉnh kỉnh gửi về quê. Mẹ nói không về Việt Nam được thì cũng phải có chút gì gửi về làm mâm cỗ cúng ông bà, tết mà… Những ngày giáp tết, ngày nào mẹ cũng gọi điện thoại về quê, hỏi thăm dãy mồ mả cho ông bà thế nào, nhắc cậu dì lặt lá mai để gốc mai ra hoa kịp tết, ở quê tết đến có ai cần gì mẹ gửi… Rồi chiều 30, mẹ ra luống hoa vạn thọ ngồi một mình, ngơ ngẩn, mắt rưng rưng… Thương mẹ quá, năm thứ ba, tôi cố gắng lo cho mẹ về quê ăn tết, nhưng lại không mua được chuyến bay đi thẳng Việt Nam cho mẹ mà phải quá cảnh ở Philippin. Ngặt nỗi, mẹ tôi người nhà quê chân chất, một chữ tiếng Anh không biết, đừng nói đến chuyện làm giấy tờ rắc rối. Biết chuyện, mẹ tôi nói, không sao mẹ đi được, về đâu chứ về quê có khó mấy mẹ cũng đi được. Nghe mẹ nói nhưng tôi vẫn không thể yên lòng. Từ lúc tôi đặt vé bay cho đến lúc đi, ngày
- nào mẹ cũng bóc tờ lịch từ sáng sớm rồi nhẩm tính từng ngày. Ngày tiễn mẹ đi, tôi phì cười khi thấy mẹ diện áo dài. Đến sân bay, tôi ôm mẹ khóc khi bất ngờ nhìn thấy mẹ lôi từ trong giỏ ra một tấm bìa cứng có ghi dòng chữ nguệch ngoạc: “Tôi là người Việt Nam, xin hãy giúp đỡ chỉ đường cho tôi về quê”. Chỉ sau vài phút, đã có năm, sáu người Việt Nam đến bên cạnh mẹ, vui vẻ làm người dẫn đường. Mẹ kể, chuyến đi ấy khá vất vả, phải nằm cả đêm ở sân bay Philippin chờ chuyến bay chuyển tiếp. Nhưng vui lắm, tà áo dài của mẹ lại hóa ra hay, nó như một tín hiệu để những người Việt Nam tìm đến, chẳng phân biệt Bắc Trung Nam. Họ xúm xít bên nhau ríu rít chuyện trò thâu đêm. Sau chuyến đi ấy, dù khó khăn mấy, năm nào tôi cũng cố gắng lo cho mẹ về quê ăn tết. Nhưng năm nay tôi lại không lo được. Mùa giáng sinh đi qua, mẹ moi hết tiền dành dụm cả năm ra để đi mua sắm quà cáp gửi về quê. Trước khi đi mẹ hỏi tôi: “Tết này mẹ không về quê, về Việt Nam mình được hả con”. Tôi im lặng, mẹ quay lưng đi, kéo vạt áo lên. Mắt tôi cay xè, tim tôi thắt lại… Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ… (Theo https://truyennganhay.vn) Khoanh tròn vào chữ cái (A hoặc B, C, D) đứng đầu ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu 7. Câu 1. Câu chuyện trên diễn ra vào thời điểm nào? A. Những ngày cận tết ở đất nước Australia. B. Những ngày cận tết ở một làng quê Việt. C. Những ngày cận tết ở sân bay. D. Những ngày cận tết ở Philipin. Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo lời của ai? A. Người mẹ. B. Người con. C. Những người Việt ở sân bay. D. Người ở quê. Câu 3. Các từ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào: Chỉ sau vài phút, đã có năm, sáu người Việt Nam đến bên cạnh mẹ, vui vẻ làm người dẫn đường. A. Danh từ. B. Động từ. C. Số từ. D. Phó từ. Câu 4. Người mẹ trong câu chuyện đã có việc làm bất ngờ nào khiến nhân vật tôi phải bật khóc khi tiễn mẹ ở sân bay? A. Mẹ mặc chiếc áo dài và mang theo tấm bìa cứng đi vào sân bay. B. Mẹ ghi dòng chữ “Tôi là người Việt Nam…” trên tấm bìa cứng. C. Mẹ mặc áo bà ba, vẫy tay với những người đồng hương ở sân bay. D. Mẹ mang theo một bó hoa cúc vạn thọ, đi nhanh vào sân bay. Câu 5. Theo em, vì sao mẹ lại phải ghi dòng chữ “Tôi là người Việt Nam, xin hãy giúp đỡ chỉ đường cho tôi về quê” trên tấm bìa cứng khi ra sân bay? A. Vì mẹ không biết nói tiếng nước ngoài, không biết làm thủ tục lên máy bay. B. Vì mẹ không biết đường về quê do mẹ đã xa quê lâu ngày. C. Vì mẹ sợ sẽ gặp khó khăn khi về quê một mình, mẹ cần người đi cùng.
- D. Vì mẹ tin rằng đó là cách mẹ sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những người Việt Nam. Câu 6. Từ “ngơ ngẩn” trong câu “Rồi chiều 30, mẹ ra luống hoa vạn thọ ngồi một mình, ngơ ngẩn, mắt rưng rưng…” thể hiện trạng thái gì của người mẹ? A. Thiếu tập trung cao độ vào một việc gì đó vì đang rất buồn. B. Ngẩn người ra, có vẻ như không hiểu một vấn đề nào đó. C. Như không còn chú ý gì đến xung quanh, vì tâm trí đang để ở đâu đâu. D. Không ứng phó kịp thời đối với một điều gì đó xảy ra xung quanh. Câu 7. Trạng ngữ “Những ngày giáp tết” trong câu “Những ngày giáp tết, ngày nào mẹ cũng gọi điện thoại về quê, hỏi thăm dãy mồ mả cho ông bà thế nào, nhắc cậu dì lặt lá mai để gốc mai ra hoa kịp tết, ở quê tết đến có ai cần gì mẹ gửi…” có ý nghĩa gì? A. Trạng ngữ chỉ thời gian. B. Trạng ngữ chỉ không gian. C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Câu 8. Chi tiết “Mẹ lôi trong giỏ ra tấm bìa cứng có ghi “Tôi là người Việt Nam…”. Chỉ sau vài phút, đã có năm, sáu người Việt Nam đến bên cạnh mẹ, vui vẻ làm người dẫn đường” gợi nhắc đến vẻ đẹp truyền thống nào của dân tộc Việt? Câu 9. Từ câu chuyện trên, thử hình dung một ngày nào đó em gặp một du khách nước ngoài đang gặp khó khăn khi hồi hương em sẽ làm gì?
- Câu 10. Với mỗi người chúng ta, đặc biệt là những người xa quê, tình yêu quê hương, đất nước luôn thường trực trong trái tim mình. Qua câu chuyện, em hãy viết đoạn văn từ 3 – 5 câu nói lên tình cảm của em dành cho quê hương. II. VIẾT (4,0 điểm) Em hãy viết một bài văn trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình. PHẦN LÀM BÀI (VIẾT)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 432 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 341 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồng Phương
3 p | 481 | 21
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 515 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
5 p | 327 | 19
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
3 p | 937 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 316 | 17
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 374 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
6 p | 563 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 230 | 15
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
2 p | 300 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 447 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 275 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 427 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 225 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 286 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 198 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 128 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn