intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Hội An’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Hội An

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS TRẦN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC QUỐC TOẢN 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 15) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm, tự luận - Cách thức: Kiểm tra chung theo đề của trường Mức Tổng độ TT Nội nhận dung/ thức Kĩ đơn Thôn Vận năng vị Nhận Vận g dụng kiến biết dụng hiểu cao thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q Đọc Truyệ 1 4 0 3 1 0 1 0 1 10 hiểu n Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 điểm Văn Viết 2 biểu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 cảm Tỉ lệ điểm từng 10 15 10 5 40 loại câu hỏi Tỉ lệ % điểm các mức 70 30 100 độ nhận thức Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ Nội dung/ nhận thức Chương/ Mức độ TT Đơn vị Thông Chủ đề đánh giá Vận dụng kiến thức Nhận biết hiểu Vận dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết 1 TL ngắn - Nhận biết được thể loại. - Nhận biết được 4 TN 3 TN 1TL ngôi kể, 1 TL chi tiết tiêu biểu. - Nhận biết biện pháp tu từ trong câu. Thông hiểu: - Hiểu được tác dụng của dấu câu. - Nêu được nghĩa của từ trong ngữ cảnh. - Nêu được chủ đề của đoạn trích. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ, quan điểm với những vấn đề đặt ra trong đoạn trích. Vận dụng cao: - Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ của
  3. bản thân. Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được bài 1* 1* 1* 1TL Phát biểu văn biểu cảm nghĩ cảm về con 2 Viết về con người. Bố người cục rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Tổng 4 TN 3TN 1 TL 1TL 1*TL 1TL 1*TL 1*TL 1*TL Tỉ lệ % 30 40 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
  4. Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023- TRƯỜNG ... 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: {...} Giàn bầu vẫn trước ngõ. Cha tôi đã thôi khó chịu, hay bực dọc riết rồi chai đi, chẳng biết bực là gì nữa. Nhưng khách đến nhà, ai cũng khen "anh ba có giàn bầu đẹp thiệt". Họ săm soi, từng mảng lá cuống hoa. Chiều chiều, tôi ra giàn bầu xanh rượi, mơ màng nghe con ong vò vẽ trên từng phiến lá, chớp mắt nhìn chim sâu lích rích chuyển cành, chuồn chuồn rồi bướm rồi hoa thi nhau nở chấp chới. Bà nội tôi yếu hơn trước, mùa mưa bắt đầu lướt sướt đi qua. Ông chủ tịch đến chơi nhà, ôm chầm lấy nội, lắc lắc “lúc này má khoẻ không?” Nội cười xoà mà nghe nghẹn nghẹn “khoẻ, má khỏe”. Cha tôi sai chị bếp mang rượu thịt ra ông chủ tịch khóa tay: - Thôi, chú bảo chị ấy nấu canh bầu ăn. Cha hẫng mặt. Chị bếp lúi húi gọt bầu, mùi nước canh xông vào mũi thơm lừng. Ông chủ tịch day qua bà nội khoe “lâu quá không ăn canh bầu rồi, má!” nội cười: “má nhớ bay thích nhất là ăn bầu nấu tép bạc”. Cha tôi dợm mình “để con đi mua tôm”. Ông chủ tịch ấn vai, bảo “thôi, chú cứ ngồi xuống, anh thèm lắm rồi, không chờ chú được đâu”. Hôm ấy, cả nhà tôi ăn lại bát canh ngày xưa, nghe ngọt lìm lịm lưỡi. Chị bếp ngó nội, khoái chí cười đầy hàm ý. Hình như nội tôi vui. {...} Bà nội lẩn thơ lẩn thẩn rồi, mà hình như bà chỉ nhớ về quá khứ. Nội hay ra ngoài hiên, chăm chăm nhìn giàn bầu đang run rẩy trong gió. Bà ngồi đấy lặng lẽ, thẫn thờ, như chờ một tiếng vạc sành, một tiếng ếch kêu. Tay bà lạnh ngắt, tôi chạy vào phòng lấy lọ dầu thoa, vẫn thấy mảnh bầu trái tim màu vàng trong ngăn kéo, cái màu vàng như của rạ, của lúa, như của mái nhà lá nhỏ lơ phơ dưới nắng chiều. Giàn bầu vẫn trước ngõ, có kẻ đi qua kêu lên, “tôi nhớ nhà”. Cha tôi bảo: “có thể bứt người ta ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim con người”. Và cha tôi lại nói đúng. (Nguyễn Ngọc Tư, trích Giàn bầu trước ngõ, NXB Kim Đồng, 2016) Lựa chọn đáp án đúng: (3,5 điểm) Câu 1: Thể loại của đoạn trích trên là gì? A. Truyện ngắn B. Truyện kí C. Truyện đồng thoại D. Tùy bút Câu 2: Đoạn trích trên được kể ở ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất số nhiều B. Ngôi thứ hai
  5. C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số ít Câu 3 : Giàn bầu được nói đến trong đoạn trích có ý nghĩa tượng trưng cho điều gì? A. Cho những khó khăn, vất vả của người dân quê. B. Cho quê hương với những hủ tục, lạc hậu. C. Cho quê hương với những gì giản dị, thân thiết. D. Cho những kỷ niệm của một thời đã qua rồi. Câu 4: Trong câu văn sau: “ Bà ngồi đấy lặng lẽ, thẫn thờ, như chờ một tiếng vạc sành, một tiếng ếch kêu. ” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 5: Theo em, vì sao cả nhà “ăn lại bát canh ngày xưa”, “Chị bếp ngó nội, khoái chí cười đầy hàm ý”? A. Vì đó không chỉ là món ăn “ngọt lìm lịm lưỡi” mà mọi người trước đây đều thích nay được thưởng thức lại mà nó còn làm sống dậy bao cảm xúc đẹp đẽ của quá khứ. B. Vì ông chủ tịch và mọi người đã quá lâu không được ăn canh bầu, một món ăn “ngọt lìm lịm lưỡi” mọi người rất yêu thích món ăn hương vị rất thơm ngon. C. Vì chiều chiều tôi ra giàn bầu xanh rượi, mơ màng nghe con ong vò vẽ trên từng phiến lá, chớp mắt nhìn chim sâu lích tích chuyển cành, hoa thi nhau nở. D. Vì bà nội hay ra ngoài hiên, chăm chăm nhìn giàn bầu đang run rẩy trong gió, bà ngồi đấy lặng lẽ, thẫn thờ, như chờ một tiếng vạc sành, một tiếng ếch kêu.. Câu 6: Từ “lúi húi” trong câu văn “Chị bếp lúi húi gọt bầu, mùi nước canh xông vào mũi thơm lừng” có nghĩa là: A. Lơ đãng không tập trung vào làm một công việc nào đó. B. Tỏ thái độ lạnh lùng không quan tâm những người xung quanh. C. Làm từ việc này đến việc khác theo trình tự nhất định đặt ra. D. Chăm chú luôn tay làm một việc nào đó không để ý đến xung quanh. Câu 7: Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau: Ông chủ tịch ấn vai, bảo “thôi, chú cứ ngồi xuống, anh thèm lắm rồi, không chờ chú được đâu”. A. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật. B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. C. Đánh dấu một cụm từ đặc biệt trong câu. D. Đánh dấu nội dung đặc biệt của câu. Trả lời câu hỏi. (2,5 điểm) Câu 8 (1.0 điểm): Nêu chủ đề của đoạn trích trên. Câu 9 (1.0 điểm): Cha tôi bảo: “có thể bứt người ta ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim con người”. Em có đồng tình với suy nghĩ của người cha không? Vì sao? Câu 10 (0.5 điểm): Từ nội dung của phần đọc hiểu, khi được nói về quê hương của mình, em sẽ chọn hình ảnh nào? (Viết đoạn văn ngắn 3-5 câu để nói về hình ảnh đó) II. VIẾT (4.0 điểm) Trên con đường thành công của mỗi người chắc hẳn không thể vắng những hình ảnh của người thầy, người cô. Hãy viết bài văn biểu cảm về người thầy (cô) mà em yêu quý.  HẾT 
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sai sót nhỏ. - Điểm toàn bài tính đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 D 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 B 0,5 8 * Học sinh nêu được chủ đề của đoạn trích. 1,0 Chủ đề của đoạn trích trên là: tình cảm đối với những người thân yêu trong gia đình và qua đó hướng đến tình yêu quê hương. * Học sinh nêu chủ đề nhưng còn sơ sài. 0,5 * Học sinh không nêu được hoặc nêu sai chủ đề của đoạn trích. 0 9 * Học sinh nêu được ý kiến của bản thân và lí giải hợp lí. 1,0 Gợi ý - HS có thể đồng tình vì: + Con người có thể rời xa quê hương vì nhiều lí do. + Không thể tách quê hương ra khỏi con người bởi quê hương đã gắn bó máu thịt với con người. Quê hương hiện diện trong trí nhớ, trong tâm tư, tình cảm con người. Những hình ảnh thân quen, những kỉ
  7. niệm thân thiết, những tháng ngày gắn bó sẽ trở thành kỉ niệm hay hồi ức sống mãi trong lòng mỗi người. - HS có thể không đồng tình nhưng phải đưa ra lí do có sức thuyết phục, phù với hợp chuẩn mực đạo đức và pháp luật. * Học sinh nêu được ý kiến của bản thân nhưng lí giải không rõ 0.5 ràng. 0 * Học sinh không nêu được ý kiến của bản thân. 10 * Học sinh lựa chọn được hình ảnh và hình thành được đoạn văn 0,5 ngắn 3-5 câu. HS tự lựa chọn hình ảnh mình thích và nêu lí do. Gợi ý: - Hình ảnh lũy tre làng. - Hình ảnh phố cổ -… * Học sinh lựa chọn được hình ảnh và hình thành được đoạn văn 0,25 ngắn 3-5 câu nhưng viết còn sơ sài. * Học sinh không trả lời được. 0 II VIẾT 4,0 a.Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm gồm 3 phần: mở bài, thân bài, 0,25 kết bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về người thầy (người cô) 0,25 mà em yêu quý. c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn. HS có thể triển khai nội dung theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài: - Giới thiệu được thầy (cô) mà em yêu quý. - Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu về thầy (cô) đó. Thân bài: - Nêu cảm xúc và ấn tượng chung về thầy (cô): Cảm phục, ngưỡng mộ, yêu mến,… 2,5 - Trình bày những biểu hiện cụ thể về tình cảm, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc về những đặc điểm nổi bật của thầy (cô): Yêu quý, tôn trọng, kính mến, … - Rút ra những điều hay học tập được từ thầy (cô) em yêu quý. - Kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự nhằm hỗ trợ cho việc bộc lộ cảm xúc. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của mình về thầy (cô) và rút ra điều đáng nhớ nhất đối với bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, 0,5 cảm xúc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2