Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My
lượt xem 0
download
Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN 7 – ĐỀ CHÍNH THỨC Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % Kĩ năng Nội dung/đơn vị KT TT điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN Đọc hiểu 1 Thơ năm chữ Số câu 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết 2 Số câu Viết bài văn biểu cảm về con người 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tỷ lệ % điểm các mức độ 70% 30% 100
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN 7 – ĐỀ CHÍNH THỨC T Nội dung/ Đơn vị kiến Kĩ năng Mức độ đánh giá T thức 1 Đọc hiểu Thơ năm chữ Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ, biện pháp tu từ nhân hoá và phó từ. - Nhận biết được hình ảnh tiêu biểu trong thơ. Thông hiểu: - Xác định được tình cảm, cảm xúc trong thơ. - Hiểu và nhận xét được hình ảnh tiêu biểu được sử dụng trong thơ. - Hiểu nội dung bài thơ. Vận dụng: - Đánh giá được nét độc đáo trong việc sử dụng hình ảnh trong thơ. Vận dụng cao: - Liên hệ với thực tế kết hợp với nội dung bài thơ để giải quyết được vấn đề trong cuộc sống. 2 Viết Viết bài văn biểu cảm về con Nhận biết: Viết bài văn biểu cảm về con người. người Thông hiểu: Viết đúng về kiểu bài, về nội dung và hình thức. Vận dụng: Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, làm sáng tỏ các cảm nhận về người được biểu cảm. Vận dụng cao: Bài viết có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt.
- PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2023 – 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: SANG THU Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Nguồn: Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học, 1991) 1. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm): Hãy chọn đáp án đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Bài thơ Sang thu được viết theo thể thơ nào? A. Thơ lục bát. C. Thơ tự do. B. Thơ năm chữ. D. Thơ bốn chữ. Câu 2. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ “Sông được lúc dềnh dàng”? A. Nhân hóa. C. Hoán dụ. B. So sánh. D. Điệp từ. Câu 3. Trong câu thơ “Hình như thu đã về”, từ nào là phó từ? A. về. C. thu. B. như. D. đã. Câu 4. Sự biến đổi của đất trời trong bài thơ trên được nhà thơ cảm nhận lần đầu từ dấu hiệu nào? A. Hương ổi. C. Đám mây. B. Sương. D. Nắng. Câu 5. Bài thơ Sang thu bắt nguồn từ cảm xúc nào của tác giả? A. Cảm xúc về vẻ đẹp truyền thống của đất nước. B. Cảm xúc về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc sang thu. C. Cảm xúc về vẻ đẹp của con người lúc giao mùa. D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc. Câu 6. Trong bài thơ trên, em có cảm nhận gì về thiên nhiên lúc sang thu? A. Sôi động, náo nhiệt. C. Xôn xao, rộn ràng. B. Bình lặng, ngưng đọng. D. Nhẹ nhàng, giao cảm.
- Câu 7. Hình ảnh “sương chùng chình” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” được hiểu như thế nào? A. Đi rất chậm, dò từng bước một. C. Ngập ngừng như không muốn đi. B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả. D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói. 2. Trắc nghiệm tự luận (2,5 điểm): Trả lời câu hỏi và ghi vào giấy làm bài. Câu 8: (1,0 điểm) Hãy nêu nội dung của bài thơ Sang thu. Câu 9: (1,0 điểm) Em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh trong bài thơ của tác giả? Câu 10: (0,5 điểm) Qua bài thơ trên và hiểu biết thực tế, em làm gì để thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên? II. Viết: (4,0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một người mà em ấn tượng sâu sắc. -------- Hết ------
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN 7 – ĐỀ CHÍNH THỨC A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lí trong khi chấm bài. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan: 3,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B A D A B D C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận: 2,5 điểm Câu Nội dung Điểm Câu 8: Nội dung của bài thơ Sang thu: (1,0 điểm) - Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thiên nhiên lúc giao mùa thể hiện 0,75 điểm tình yêu tha thiết với thiên nhiên. - Và sự suy ngẫm về sự thay đổi của cuộc đời. 0,25 điểm Câu 9: Nhận xét về cách sử dụng hình ảnh trong bài thơ của tác giả: (1,0 điểm) Mức 1: Học sinh có thể nêu được các bài học khác nhau, song cần phù 1,0 điểm hợp với nội dung, đảm bảo chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Gợi ý: - Hệ thống hình ảnh phong phú: hương ổi, gió se, sương, sông, mây,... - Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm,… … Mức 2: Học sinh nêu được quan điểm phù hợp nhưng chưa sâu sắc, 0,5 điểm toàn diện, diễn đạt chưa thật rõ. Mức 3: Trả lời sai hoặc không trả lời. 0 điểm Câu 10: Để thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên, em có thể: (0,5 điểm) Mức 1: Học sinh có thể nêu được các bài học khác nhau, song cần phù hợp với nội dung, đảm bảo chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Gợi ý: 0,5 điểm - Biết cách cảm nhận, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên. - Có hành động bảo vệ thiên nhiên. … Mức 2: Học sinh nêu được quan điểm phù hợp nhưng chưa sâu sắc, 0,25 điểm toàn diện, diễn đạt chưa thật rõ. Mức 3: Trả lời sai hoặc không trả lời. 0 điểm
- Phần II: LÀM VĂN (4,0 điểm) Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 - Mở bài: Giới thiệu được người mà em muốn biểu cảm. Nêu ấn tượng ban đầu về người đó. - Thân bài: Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người đó. Nêu ấn tượng về người đó. - Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người đó. b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0,25 Viết bài văn biểu cảm về người mà em có ấn tượng sâu sắc. c. Viết bài c1. Mở bài: Giới thiệu được người có ấn tượng sâu sắc mà em muốn biểu cảm và 0,5 nêu được tình cảm, ấn tượng ban đầu về người đó. c2. Thân bài: - Giới thiệu sơ lược về người đó. 1,0 - Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ đối với đặc điểm nổi bật của người đó. Ví dụ: + Bộc lộ cảm xúc về ngoại hình: qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc. + Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách, mối quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết. - Nêu ấn tượng về người đó: + Sự gắn bó của người ấy đối với bản thân em: hồi tưởng kỉ niệm từ quá khứ, có thể 1,0 tưởng tượng đến tương lai. Từ đó, bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, kính trọng, biết ơn,… + Ảnh hưởng của người đó với em như thế nào? (Vai trò/Rút ra bài học…) c3. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người được nói tới. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Có sáng tạo trong cách viết bài văn biểu cảm về người: từ ngữ, diễn đạt,… ----------HẾT---------
- PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2023 – 2024 ĐỀ 2 Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: SANG THU Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Hữu Thỉnh, Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học, 1991) Câu hỏi: Câu 1. (3,0 điểm) Chép lại bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh. Câu 2. (3,0 điểm) Nêu nội dung của bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh. Câu 3. (4,0 điểm) Viết một đoạn văn biểu cảm (khoảng 7 đến 10 câu) về một người mà em ấn tượng sâu sắc. -------- Hết ------
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN 7 – Đề 2 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lí trong khi chấm bài. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Nội dung Điểm Câu 1: HS chép lại bài thơ đầy đủ và đảm bảo chính tả. 3,0 điểm (3,0 điểm) Mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. Câu 2: Nội dung của bài thơ Sang thu: (3,0 điểm) - Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thiên nhiên lúc giao mùa. 1,5 điểm - Và sự suy ngẫm về sự thay đổi của cuộc đời. 1,5 điểm Câu 3: - Mở đoạn: Giới thiệu được người mà em muốn biểu cảm. Nêu ấn 1,0 điểm (4,0 điểm) tượng ban đầu về người đó. - Thân đoạn: Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người đó. Nêu ấn tượng về người đó: 2,0 điểm - Giới thiệu sơ lược về người đó. - Trình bày những đặc điểm nổi bật của người đó và nêu được những tình cảm, ấn tượng sâu đậm đối với đặc điểm đó. Ví dụ: + Bộc lộ cảm xúc về ngoại hình: qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc. + Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách, mối quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết. - Nêu ấn tượng về người đó: + Sự gắn bó của người ấy đối với bản thân em: hồi tưởng kỉ niệm từ quá khứ, có thể tưởng tượng đến tương lai. Từ đó, bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, kính trọng, biết ơn,… - Kết đoạn: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người 1,0 điểm đó. --------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Phương Trung
3 p | 640 | 81
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017 có đáp án - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 249 | 28
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
3 p | 462 | 23
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 356 | 22
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Viên
4 p | 520 | 20
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Ninh Phước
3 p | 319 | 18
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Trung Kiên
4 p | 378 | 16
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 452 | 12
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
3 p | 225 | 11
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong
4 p | 351 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Vĩnh Linh
3 p | 283 | 10
-
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn
4 p | 435 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Yên Phương
3 p | 229 | 8
-
Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 290 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 1
2 p | 205 | 7
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi
2 p | 158 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2017 có đáp án - Đề số 2
3 p | 131 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017 có đáp án
2 p | 134 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn