intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Bắc Trà My” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Bắc Trà My

  1. I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 theo 2 nội dung: Đọc hiểu, Viết. Mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức đề kiểm tra: tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút. 1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 Mức độ TT Nội nhận dung thức Kĩ /đơn Nhận Thôn Vậ V. Tổng năng vị kĩ biết g hiểu n dụ % điểm năng dụn ng 1 g cao TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Thơ Số 4 0 3 1 0 1 0 1 10 câu 1 Tỉ lệ 20 15 10 10 5 60 % điểm Làm văn Viết bài văn biểu Số 0 1* 0 1* 0 cảm 1* 0 1* 1 câu 2 Tỉ lệ 10 15 10 0 5 40 % điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 1
  2. 2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (Chính thức) NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 – Thời gian: 90 phút Nội Kĩ dung/ TT Mức độ đánh giá năng Đơn vị kiến thức 1 Đọc Thơ Nhận biết: hiểu - Nhận biết được đặc điểm của thơ: thể thơ, vần nhịp, hình ảnh tiêu biểu; các yếu miêu tả được sử dụng trong thơ. - Nhận biết các biện pháp tu từ Thông hiểu: - Hiểu nghĩa của từ trong ngữ cảnh - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ hình ảnh - Hiểu được chủ đề mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ. Vận dụng: - Trình bày được cảm nhận bản thân về vấn đề được đặt ra trong văn bản Vận dụng cao: - Trình bày được những suy nghĩ sâu sắc và rút ra được những
  3. bài học ứng xử cho bản thân. 2. Làm Viết bài - Nhận biết: Kiểu bài, ngôi kể, bố cục, xác định được yêu cầu văn văn biểu của đề. cảm - Thông hiểu: + Xác định được cách thức trình bày bố cục của bài văn. + Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) - Vận dụng: Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, … - Vận dụng cao: bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc, sáng tạo Đề chính thức TRƯƠNG ......................................... ̀ ĐỀ KIÊM TRA CUỐI HỌC KÌ I ̉ Họ tên:…………………………… MÔN: NGỮ VĂN 7 Lớp: 7/…. Năm hoc: 2023 – 2024 ̣ Thơi gian: 90 phut (không kê giao đê) ̀ ́ ̉ ̀
  4. Điểm Nhận xét của giáo viên I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi dưới đây: ĐƯA CON ĐI HỌC Tế Hanh Sáng nay mùa thu sang Cha đưa con đi học Sương đọng cỏ bên đường Nắng lên ngời hạt ngọc Lúa đang thì ngậm sữa Xanh mướt cao ngập đầu Con nhìn quanh bỡ ngỡ Sao chẳng thấy trường đâu? Hương lúa tỏa bao la Như hương thơm đất nước Con ơi đi với cha Trường của con phía trước Thu 1964 (In trong Khúc ca mới, Tr.32, NXB Văn học,1966) Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Tự do B. Năm chữ C. Lục bát D. Bốn chữ Câu 2: Bài thơ có cách gieo vần như thế nào? A. Gieo vần lưng B. Gieo vần linh hoạt C. Gieo vần chân D. Vần lưng kết hợp vần chân
  5. Câu 3. Trong câu thơ: “Lúa đang thì ngậm sữa / Xanh mướt cao ngập đầu” từ nào là phó từ? A. Lúa B. ngậm C. cao D. đang Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: "Lúa đang thì ngậm sữa"? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ Câu 5. Em hiểu như thế nào là "bỡ ngỡ" trong câu thơ: “Con nhìn quanh bỡ ngỡ”? A. Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì còn mới lạ chưa quen B. Có cảm giác sợ sệt trước những điều mới lạ C. Có cảm giác lạ lẫm, bối rối trước mọi việc D. Cảm thấy lo lắng không yên tâm về một vấn đề gì đó Câu 6: Hình ảnh “hạt ngọc” được nhắc đến trong bài thơ là được hiểu là: A. Nắng mùa thu B. Giọt mưa thu C. Hương lúa mùa thu D. Sương trên cỏ bên đường Câu 7: Chủ đề của bài thơ là gì? A. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước B. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha Câu 8: (1,0 điểm) Theo em người cha muốn nói điều gì với con qua hai câu thơ sau? Con ơi đi với cha Trường của con phía trước. Câu 9: (1,0 điểm) Từ bài thơ ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về tình cha con. Câu 10: (0,5 điểm) Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc sau khi đọc bài thơ trên. II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Trong bài thơ “Con cò”, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con Tình mẹ chính là như thế, luôn bao la và đầy ăm ắp, khiến chúng ta được lớn lên trong tình yêu thương, vỗ về. Và có lẽ, trên thế gian này, chẳng có gì có thể vĩ đại hơn tình mẹ. Em hãy viết bài văn trình bày cảm xúc về người mẹ kính yêu của em. -Hết-
  6. 4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn lớp 6 A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể: I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 B 0,5 2 C 0,5 3 D 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5
  7. 7 B 0,5 8 HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần hướng tới các ý   sau:    + Cha luôn yêu thương con, đồng hành cùng con trên mọi nẻo đường 0,5 + Cha luôn tin tưởng, hi vọng ở con, mong con có tương lai tươi sáng 0,5 9 ­ Đảm bảo thể thức 1 đoạn văn ­ HS có thể diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm nội dung:  + Tình cảm người cha dành cho con là vô tận, thiêng liêng  +Tình cảm ấy thể hiện qua hành động quan tâm, yêu thương (luôn đồng hành, hi vọng,   tin tưởng  ở con, mong muốn điều tốt đẹp nhất đến với con..) mà người cha dành cho  con của mình.  1,0 *Mức 1. Đạt những yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc. *Mức 2.  Học sinh trình bày được 1 trong hai ý trên, diễn đạt tương đối rõ ràng, cụ  0,5 thể. *Mức 3. Học sinh nêu được một ý nhỏ trên, diễn đạt chưa gọn, rõ. 0,25 *Mức 4. Học sinh không trả lời được hoặc trả lời không phù hợp. Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm. 0,0 10 HS có thể  trình bày theo cảm nhận của mình, phù hợp với chuẩn mực đạo đứ,c tùy  mức độ giáo viên cho điểm. 0,5 VD: Luôn có thái độ biết ơn đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. + Học tập, rèn luyện thật tốt để mẹ cha được vui lòng + Luôn biết trân trọng những khoảnh khắc được bên mẹ, bên người thân… II. LÀM VĂN (4.0 điểm) 1. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí         Điểm 1. Cấu trúc bài văn            0,5 2. Xác định đúng yêu cầu của đề            0,25 3. Trình bày vấn đề được kể            2,5
  8. 4. Chính tả, ngữ pháp            0,25 5. Sáng tạo            0,5 2. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Cấu trúc bài văn (0.5) Điểm Mô tả tiêu chí a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm 0,5 ­ Học sinh phải biết kết hợp kiến thức, kĩ năng về dạng bài văn  biểu cảm để tạo lập văn bản. ­ Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng ­ Văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ  ngữ, ngữ   pháp,... 2. Xác định đúng vấn đề  0,25   Xác định đúng yêu cầu của đề: viết bài văn trình bày cảm xúc về người mẹ kính yêu của em. 3. Trình bày vấn đề     2.5 1. Mở bài: (0,25 điểm) * Mở bài: ­ Giới thiệu về người mẹ. ­ Giới thiệu được cảm xúc chung của người viết về đối tượng. * Thân bài: ­ Trình bày tình cảm, suy ngĩ về  những đặc điểm về  những đặc điểm nổi bật của người mẹ  ( Mái tóc,  giọng nói, nụ cười, ánh mắt, công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất …) ­ Những câu chuyện hoặc kỉ niệm về về mẹ  ­ Vai trò người mẹ với em ­ Nêu ấn tượng về người yêu mến (Trình bày cảm xúc, suy nghĩ: yêu mến, trân trọng, tự hào…) * Kết bài: ­Khẳng định được tình cảm, cảm xúc dành cho người mẹ thân yêu.­  4. Chính tả, ngữ pháp 0.25  Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. 5. Sáng tạo Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Viết câu, sử  dụng từ  ngữ, hình  ảnh và các yếu tố  biểu   0.5 cảm...) thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.           NGƯỜI DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ                                      Tổ trưởng Giáo viên Nguyễn Thị Tùng Linh Trương Thị Thu Tâm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2