intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I-NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 Mức độ nhận thức Tổng Tỉ lệ % tổng Nội dung/đơn vị KT điểm Kĩ năng TT Nhậ Thô Vận Vận Số n ng dụn dụn CH biết hiểu g g cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Tuỳ Đọc 1 bút hiểu 4 3 1 1 1 7 3 60 Văn biểu Là cảm 2 m 1* 1* 1* 1* về 1 40 văn ngư ời. Tỷ 20 25 10 5 + 3,5 6,5 lệ % +10 +15 +10 5 100 Tổn 30% 40% 20% 10% 35% 65% g Tỷ lệ chung 70% 30% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I-NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 Nội T Kĩ dung/Đơn Mức độ đánh giá T năng vị kiến thức Nhận biết: - Nhận biết thể loại văn bản - Nhận biết ngôi kể - Nhận biết các biện pháp tu từ và từ láy Đọc Thông hiểu: 1 hiểu Tuỳ bút - Hiểu được nội dung của đoạn trích - Hiểu được nghĩa của từ trong ngữ cảnh. - Hiểu được công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. -Hiểu được tâm tư, tình cảm của nhân vật trong câu văn cụ thể. Vận dụng: - Trình bày được cảm nhận của mình về tâm trạng của nhân vật trong văn bản. Vận dụng cao: Biết vận dụng ngữ liệu trong đoạn trích để liên hệ bản thân về tình yêu quê hương. Nhận biết: -Yêu cầu đề ra (biểu cảm về người) -Cách thức trình bày văn bản biểu cảm về người. Thông hiểu: -Hiểu được đối tượng và đặc điểm của đối tượng(người) được biểu cảm. -Xác định được yếu tố ngôn ngữ để biểu cảm có kết hợp ngôn 2 Làm Biểu cảm ngữ kể chuyện và miêu tả. văn về người Vận dụng: - Viết đoạn văn trình bày theo phương pháp quy nạp và diễn dịch.
  3. -Sắp xếp ý theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ. -Viết được bài văn biểu cảm về người có kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả. Vận dụng cao: Bài viết biểu cảm chân thực, có sáng tạo. Kết hợp có hiệu quả, hợp lí các phương thức kể, miêu tả. PHÒNG GD – ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NĂM HỌC: 2023 - 2024 NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian : 90 phút HỌ VÀ TÊN……………………………LỚP……….. ĐIỂM LỜI PHÊ. PHẦN A. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới: THÁNG SÁU Thèm nhãn Hưng Yên (Trích) Những đêm mộng về Hà Nội như thế, thức giấc nửa đêm muốn ngủ lại không tài nào ngủ được. Ở trên cái gác nhỏ, nhìn xuống con đường giới nghiêm, thỉnh thoảng có một chiếc xe quân cảnh bay vun vút như hỏa tiễn, người xa quê cảm thấy như có cái gì bốc cháy ở trong người. Y nhìn bốn phương trời và tự bảo: "Nếu bây giờ trời mưa cho một trận thật to, may ra mình ngủ được". Nhưng cái mưa ở miền Nam, lạ lắm. Chính vào lúc mình cầu mưa như thế thì chọc thủng trời ra cũng chẳng mưa; nhưng lại cũng vào lúc mình không ngờ và không mong nhất thì mưa, nhiều khi không kèn không trống, trút xuống ầm ầm làm cho người đi đường không kịp tìm chỗ ẩn, khiến người ở trong nhà thấy người đi đường ướt lướt thướt, quần áo dán cả vào mình, cảm thấy ái ngại và tội nghiệp. Ấy, cũng vào tháng sáu này đây ở Hà Nội cũng hay có mưa rào, nhưng mưa rào ở Bắc đâu có thế: trước hết, mưa Bắc thường thường không lớn bằng mưa ở trong Nam, nhưng mưa Bắc lai rai hơn có khi mưa suốt ngày suốt đêm không nghỉ, khác hẳn cái mưa rào trong Nam thoắt một cái mưa, đánh đùng một cái tạnh, rồi nắng liền. Y như thể một anh "thọc lét không cười" liến khỉ mà mặt thì cứ phượt ra không nhếch mép... Lắm lúc thấy cái mưa như thế, tức giận không để đâu cho
  4. hết, nhưng có lúc thấy mưa cũng thương nhưng thật yêu mưa, phải nói rằng quả là tôi yêu những trận mưa rào đất Bắc nó có đầu có đuôi, có xuôi có ngược, nhất là không bao giờ vừa mưa xong lại nắng liền, mà bao giờ cũng có một thời kỳ quá độ, tạnh mưa thì mát mẻ hắt hiu, thơ mộng.. (Trích Thương nhớ mười hai - Tháng sáu, Vũ Bằng, ThuVienSach.vn) I-Khoanh tròn vào đáp án cho câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 7) Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào? A. Truyện ngắn B. Truyện đồng thoại. C. Tuỳ bút D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? A.Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C.Ngôi thứ ba D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Câu 3: Cụm từ: “mưa Bắc thường thường không lớn bằng mưa ở trong Nam,” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào sau đây? A. Điệp ngữ B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. So sánh Câu 4: Câu văn: “Ở trên cái gác nhỏ, nhìn xuống con đường giới nghiêm, thỉnh thoảng có một chiếc xe quân cảnh bay vun vút như hỏa tiễn, người xa quê cảm thấy như có cái gì bốc cháy ở trong người.” có mấy từ láy? A. 1 từ láy B. 2 từ láy C. 3 từ láy D. 4 từ láy. Câu 5: Nội dung của đoạn trích trên là gì? A. Diễn tả mưa rào ở Miền Nam. B. Diễn tả mưa rào ở Miền Bắc. C. So sánh mưa ở Miền Nam và mưa ở miền Bắc. D. Cái lạ của mưa Miền Nam và mưa ở miền Bắc. Câu 6. Từ “mộng” trong cụm từ “những đêm mộng về Hà Nội” có nghĩa là gì? A. Nhớ B. Thương C. Nghĩ D. Mơ Câu 7. Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong câu văn: Y nhìn bốn phương trời và tự bảo: "Nếu bây giờ trời mưa cho một trận thật to, may ra mình ngủ được". A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp B. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. C. Đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai. D. Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, II. Trả lời các câu hỏi tự luận sau: Câu 8. Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của người xa quê hương trong câu văn sau đây : “Ở trên cái gác nhỏ, nhìn xuống con đường giới nghiêm, thỉnh thoảng có một chiếc xe quân cảnh
  5. bay vun vút như hỏa tiễn, người xa quê cảm thấy như có cái gì bốc cháy ở trong người.” (1.0 điểm) Câu 9. Khi nói về tiếng mưa ở Miền Nam và Miền Bắc ở hai đoạn văn cuối, tác giả muốn bày tỏ điều gì ? (1,0 điểm) Câu 10. Qua đoạn trích, bản thân em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu đối với quê hương của mình? (0.5 điểm) PHẦN B: TẠO LẬP VĂN BẢN (4.0 điểm) Hãy viết một bài văn biểu cảm về người mà em kính trọng và ngưỡng mộ. ----Hết---- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I-NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 PHẦN A: ĐỌC-HIỂU Câu Nội dung Điểm 1 C 0,5 2 A 0,5 3 D 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5
  6. 7 A 0,5 8 1,0 Học sinh có thể nêu được tình cảm của tác giả như sau: Thể hiện tình yêu, nỗi nhớ da diết về quê hương Miền Bắc thân yêu mà cụ thể ở đây là Hà Nội. 9 1,0 HS có thể nêu cảm nhận như sau: *Mức 1. HS trả lời đảm bảo ý sau: - Nói lên sự khác biệt của mưa rào ở Miền Nam và Miền Bắc. 0,5 - Qua tiếng mưa ở Miền Bắc là tiếng lòng nhớ thương với quê hương Miền Bắc thân yêu của tác giả. 0,5 *Mức 2. Học sinh nêu được hai ý trên nhưng chưa đầy đủ. *Mức 3. Học sinh nêu được một ý trên. 0,5 *Mức 4. Học sinh không trả lời được hoặc trả lời không phù hợp 0,5 Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm. 0,0 10 HS có thể nêu những việc làm như sau: *Mức 1. HS trả lời đảm bảo các ý sau: 0,5 - Chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức cho bản thân. - Biết vâng lời ông bà, cha mẹ; biết phụ giúp gia đình. *Mức 2. Học sinh nêu được 01 ý trên. 0,25 *Mức 3: Học sinh không trả lời được hoặc trả lời không phù hợp 0,0 Lưu ý: HS có thể trình bày cách khác nhưng hợp lí vẫn tính điểm. HS trình bày được 2 ý GV ghi điểm tối đa. PHẦN B-VIẾT: (4.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung: - Thể loại: biểu cảm (kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự) - Đối tượng biểu cảm: Người mà em kính trọng và ngưỡng mộ - Đảm bảo bố cục, diễn đạt, chính tả, hình thức trình bày.
  7. 2. Yêu cầu cụ thể: 0,25 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng nội dung biểu cảm: người mà em kính trọng, ngưỡng 0,25 mộ. c. Triển khai vấn đề biểu cảm thành các đoạn văn phù hợp: Vận dụng tốt các phương pháp làm bài văn biểu cảm có kết hợp với yếu tố tự sự và miêu tả. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý. c1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật. Giới thiệu về người được biểu cảm. 0,5 c2. Thân bài 2 - Trình bày suy nghĩ, tình cảm về đặc điểm nổi bật của người được biểu cảm. - Nêu ấn tượng về người được biểu cảm ( cách ứng xử với mọi người xung quang; thái độ, tình cảm của người đó với em…) c3. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người được 0,5 biểu cảm. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, biết kết hợp tự sự với miêu tả 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 NGƯỜI RA ĐỀ NGƯỜI DUYỆT ĐỀ Nguyễn Quốc Phú
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2