intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hội An" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hội An

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 M ứ TT Kĩ Nội c Tổng năng dung/đơ đ n vị kĩ ộ năng n h ậ n th ứ c Nhậ Thông Vận V. dụng n hiểu dụng cao biết (Số (Số (Số câu) (Số câu) câu) câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Truyện 4 0 3 1 0 1 0 1 10 hiểu ngắn Tỉ lệ 20 15 10 10 5 60 % điểm 2 Viết Viết bài 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
  2. Tỉ 10 15 10 0 5 40 lệ điể m từn g loại câu hỏi Tỉ lệ 3 40 20 10% 100 % 0 % % điểm % các mức độ nhận thức Tỉ lệ % điểm các mức độ 70% 100
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Số câu hỏi Nội dung/ Mức độ đánh theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị kiến giá Nhận Thông Vận dụng Vận dụng cao thức biết hiểu 1 Đọc hiểu Truyện ngắn Nhận biết: 4 TN 3 TN, 1TL 1TL 1TL - Nhận biết được thể loại văn bản, lời người kể chuyện. - Xác định được số từ. - Xác định được phương thức biểu đạt. Thông hiểu:
  4. -Hiểu được nghĩa của từ, biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ -Xác định được nội dung, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. -Hiểu được ý nghĩa của văn bản. Vận dụng: - Trình bày và lí giải ý kiến của bản thân về nội dung liên quan đến văn bản. -Viết được đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về chi tiết trong văn bản. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: về 1 TL* biểu cảm về thể loại văn con người hoặc biểu cảm sự việc Thông hiểu: cách viết bài văn biểu cảm Vận dụng: viết được bài
  5. văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, thể hiện cảm xúc. Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc với ngôn ngữ trong sáng, thể hiện cảm xúc. 4 TN 3 TN, 1TL 1 TL 1TL Tổng 1TL* Tỉ lệ % : Đọc 20 25 10 5 hiểu Tỉ lệ % : Làm 10 15 10 5 văn Tỉ lệ chung 70 30 ỦY BAN NHÂN DÂN TP HỘI AN KIỂM TRA CUỐI KÌ HỌC KỲ I Trường: THCS Phan Bội Châu Năm học: 2023 – 2024 Họ và tên:…………………………… MÔN: NGỮ VĂN 7 Lớp: 7/……SBD:…………………… Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:……………………. I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi. CON SẺ Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tưởng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.
  6. Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức (1) đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít(2) lên tuyệt vọng(3) và thảm thiết (4). Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc (5). Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất. Con chó của tôi dừng lại và lùi… Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục. Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó. (Theo I. Tuốc-ghê-nhép, NXB Văn học) (1). Bộ ức: phần cơ thể thuộc phần ngực, nơi tiếp giáp giữa bụng và cổ của động vật. (2). Rít: âm thanh phát ra cao, liên tục thành hồi dài đến mức chói tai. (3). Tuyệt vọng: mất hết, không còn hi vọng gì. (4). Thảm thiết: thê thảm và thống thiết. (5). Khản đặc: không thể phát ra âm thanh rõ ràng. Câu 1. (0.5 điểm) Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C. Đồng thoại D. Truyện cười Câu 2. (0.5 điểm) Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? A. Sẻ già B. Sẻ non và sẻ già C. Sẻ non D. Tôi Câu 3. (0.5 điểm) Trong câu văn sau có mấy số từ: Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4. (0.5 điểm) Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên? A. Miêu tả, tự sự. B. Nghị luận, biểu cảm. C. Tự sự, biểu cảm. D. Nghị luận, miêu tả. Câu 5. (0.5 điểm) Chỉ ra nghĩa của từ “bối rối” ở câu văn sau: “Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục”
  7. A. Luống cuống, không bình tĩnh được. B. Run sợ trước một kẻ có sức mạnh. C. Tức giận trước một sự việc lạ. D. Bình tĩnh khi đối diện với nguy hiểm. Câu 6. (0.5 điểm) Nhân vật tôi đã bộc lộ sự thán phục vì điều gì? A. Khi thấy thiên nhiên trong khu vườn có những điều kì thú. B. Khi chứng kiến con sẻ non yếu ớt đang gặp nguy hiểm. C. Nhìn thấy con sẻ non mép óng vàng rơi từ trên tổ xuống. D. Vì hành động dũng cảm và tình yêu thương của sẻ già. Câu 7. (0.5 điểm) Dòng nào thể hiện ý nghĩa của truyện? A. Đề cao tinh thần đoàn kết. B. Nhắc nhở tinh thần cảnh giác. C. Ca ngợi tình yêu thương. D. Ca ngợi lòng vị tha. Câu 8. (1,0 điểm ) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn: Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Câu 9. (1,0 điểm) Theo em, vì sao nhân vật tôi có hành động lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa. Câu 10. (0,5 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết con sẻ già dũng cảm lao xuống cứu sẻ con. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về người mẹ thân yêu của em. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU (6 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan ( 3,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7
  8. Phương án trả lời A D B C A D C Điểm 0, 0, 0, 0,5 0,5 0,5 0,5 5 5 5 2. Trắc nghiệm tự luận ( 2,5 điểm) Câu 8: (1,0 điểm) Nội dung Điểm - Biện pháp tu từ so sánh: con chó như một con quỷ khổng lồ 0,5 - Tác dụng: 0,5 + Làm cho lời kể thêm sinh động, hấp dẫn. + Gợi tả hình ảnh con chó trong cảm nhận của sẻ già: hung dữ, xấu xa và nguy hiểm. (HS có thể diễn đạt bằng các từ ngữ tương đương, đạt điểm tối đa.) Câu 9: (1.0 điểm) Nội dung Điểm Nhân vật tôi có hành động lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh xa ra, vì: 1,0 + Để kịp thời ngăn cản con chó hung dữ. + Để bảo vệ an toàn cho sẻ non và sẻ già. + Có tình yêu thương loài vật. + .... HS nêu được 01 lí do, có cách diễn đạt tương đương, đạt điểm tối đa. Câu 10 (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 điểm) Mức 2 (0,25 điểm) Mức 3 (0điểm) Gợi ý: Học sinh nêu được suy Trả lời nhưng * Yêu cầu hình thức: Là đoạn văn nghĩ phù hợp nhưng không chính xác, 5-7 dòng không sai chính tả, ngữ chưa sâu sắc, diễn đạt không liên quan pháp đảm bảo tính liên kết và liền chưa thật rõ. hoặc không trả mạch, diễn đạt sinh động… lời. * Yêu cầu nội dung: Nêu được suy
  9. nghĩ về chi tiết sẽ già dũng cảm cứu sẻ con: con sẻ già nhỏ bé nhưng nó có một tinh thần dũng cảm và tình thương con vô cùng mãnh liệt. Nó sẵn sàng xả thân để cứu con trong cơn hoạn nạn nguy kịch… II. VIẾT (4 điểm) Nội dung Điểm a.Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm 0,25 - Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm, nêu ấn tượng ban đầu về đối tượng biểu cảm -Thân bài: Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của đối tượng biểu cảm, nêu ấn tượng về đối tượng biểu cảm -Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ về đối tượng biểu cảm b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Biểu cảm về người mẹ thân yêu của em. c. Phát biểu cảm nghĩ Theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; biết kết hợp giữa bộc lộ cảm xúc với nêu các đặc điểm liên quan tới đối tượng biểu cảm. Sau đây là một gợi ý: * Giới thiệu người mà em muốn bày tỏ tình cảm đó là mẹ,bày tỏ những tình cảm, 2.5 ấn tượng ban đầu của em về mẹ. * Biểu cảm về mẹ: +Biểu cảm về hình dáng ,hành động, tính cách, đức hy sinh của mẹ +Bày tỏ tình cảm với mẹ thông qua việc hồi tưởng lại một kỉ niệm với mẹ, nêu cảm nghĩ về kỷ niệm đó +Thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đối với mẹ * Khẳng định tình cảm của em dành cho mẹ là mãi mãi không thay đổi. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2