intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Duy Xuyên

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Duy Xuyên” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Thơ (bốn chữ hoặc Số câu năm chữ) 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Viết bài văn biểu Số câu cảm về con người 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % hoặc sự việc 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 II. BẢNG ĐẶC TẢ Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá kiến thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Thể thơ, hình ảnh thơ. - Nhận biết được biện pháp tu từ so sánh. - Nhận biết được phó từ. Thơ (bốn Thông hiểu: chữ hoặc - Hiểu được tình cảm, cảm xúc trong bài thơ. năm chữ) - Hiểu được nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh. - Hiểu tác dụng của nghệ thuật điệp ngữ. - Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh thơ và giá trị biểu cảm của nó. Vận dụng: -Trình bày được những cảm nhận sâu sắc của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. 2 Viết: Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của một bài văn biểu cảm về con người. Viết bài Thông hiểu: Viết đúng về nội dung và hình thức bài văn phát văn biểu biểu cảm nghĩ về con người (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) cảm về Vận dụng: Viết được bài văn phát biểu cảm nghĩ về con người
  2. con người một cách hoàn chỉnh; nêu được những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em. việc Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt; lựa chọn chi tiết phù hợp để trình bày cảm nghĩ về đối tượng biểu cảm. III. ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới : LỜI RU CỦA MẸ Lời ru ẩn nơi nào Và khi con đến lớp Giữa mênh mang trời đất Lời ru ở cổng trường Khi con vừa ra đời Lời ru thành ngọn cỏ Lời ru về mẹ hát Đón bước bàn chân con Lúc con nằm ấm áp Mai rồi con lớn khôn Lời ru là tấm chăn Trên đường xa nắng gắt Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru là bóng mát Lời ru thành giấc mộng Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con vừa tỉnh giấc Khi con ra biển rộng Thì lời ru đi chơi Lời ru thành mênh mông. Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống (Nguồn: Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997) Chọn câu hỏi đúng nhất cho các câu từ 1 đến 7 Câu 1(0.5 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? A. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ bảy chữ D. Thơ tám chữ Câu 2(0.5 điểm). “Lời ru” đến với cuộc đời con từ khi nào? A. khi con vừa ra đời B. khi con vừa tỉnh giấc C. khi con vừa đến lớp D. khi con đã khôn lớn Câu 3(0.5 điểm). Bài thơ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? A. Lời của người mẹ nói với con, thể hiện tình cảm yêu thương con. B. Lời của người mẹ nói với con, thể hiện tình cảm lo lắng cho con. C. Lời của người con, thể hiện tình cảm yêu thương, biết ơn mẹ. D. Lời của người con, thể hiện tình cảm thương nhớ, mong chờ mẹ. Câu 4(0.5 điểm). Trong khổ thơ thứ 2, “Lời ru” được so sánh với hình ảnh nào? A. tấm chăn B. giấc mộng C. ngọn cỏ D. bóng mát Câu 5(0.5 điểm). Nghĩa của từ “ẩn” trong câu thơ: Lời ru ẩn nơi nào có nghĩa là: A. Đẩy mạnh, nhanh vào một vật nào đó. B. Giấu mình kín đáo vào một nơi khó thấy. C. Con số, cái chưa biết trong một phương trình. D. Đi lánh về một nơi vắng vẻ, ít người biết. Câu 6(0.5 điểm). Trong những câu thơ: “Lúc con lên núi thẳm/Lời ru cũng gập ghềnh”, từ nào là phó từ? A. con B. núi C. cũng D. ghềnh
  3. Câu 7(0.5 điểm). Điệp ngữ “Lời ru” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời của mỗi con người. B. Nhấn mạnh hình ảnh của lời ru luôn gắn bó suốt cả cuộc đời mỗi con người. C. Tạo dư âm sâu lắng trong lòng người đọc về tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp. D. Tạo giọng điệu tha thiết, sâu lắng, nhấn mạnh sức sống, sự bền bỉ của lời ru. Trả lời tự luận cho các câu 8 đến 10: Câu 8(1.0 điểm). Hình ảnh “Lời ru” trong khổ thơ cuối có ý nghĩa gì? Câu 9(1.0 điểm). Qua nội dung bài thơ, hãy nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử. Câu 10(0.5 điểm). Em rút ra được những bài học gì cho bản thân mình sau khi đọc bài thơ? II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một người để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. -----HẾT----- IV. HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo dựa vào Hướng dẫn chấm để đánh giá bài làm của học sinh. Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương B A C A B C D án trả lời Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh nêu được ý nghĩa HS nêu được cảm nhận phù Trả lời sai hoặc của hình ảnh “Lời ru” trong hợp nhưng chưa sâu sắc, không trả lời. khổ thơ cuối theo 2 gợi ý sau: toàn diện, diễn đạt chưa thật - Lời ru là hình ảnh của người rõ. mẹ, mẹ là người luôn che chở, bảo bọc con suốt cuộc đời. Học sinh nêu được 1 trong 2 - Lời ru là hình ảnh người mẹ,gợi ý sau: mẹ là niềm tin, là nghị lực để- Lời ru là hình ảnh của con bay cao, bay xa. người mẹ, mẹ là người luôn che chở, bảo bọc con suốt (HS có thể diễn đạt cách khác cuộc đời.
  4. nhưng phải hợp lí) - Lời ru là hình ảnh người mẹ, mẹ là niềm tin, là nghị lực để con bay cao, bay xa. Câu 9: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh nêu cảm nhận về tình HS nêu được cảm nhận phù Trả lời sai hoặc mẫu tử, trả lời 2 trong các gợi hợp nhưng chưa sâu sắc, không trả lời. ý sau: toàn diện, diễn đạt chưa thật - Tình mẫu tử là tình cảm vô rõ. cùng thiêng liêng, cao quý. Trả lời được 1 trong các gợi - Tình mẫu tử là thứ tình cảm ý sau: bao la, bất diệt. - Tình mẫu tử là tình cảm vô - Tình mẫu tử là niềm tin, sức cùng thiêng liêng, cao quý. sống, là động lực để chúng ta - Tình mẫu tử là thứ tình cảm vững bước trên đường đời. bao la, bất diệt. … - Tình mẫu tử là niềm tin, sức sống, là động lực để chúng ta vững bước trên đường đời. … Câu 10 (0.5 điểm) Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh nêu được ít nhất 2 - Học sinh nêu được ít nhất 1 Đoạn văn không bài học có ý nghĩa sâu sắc, bài học có ý nghĩa sâu sắc, rõ ý hoặc không phù hợp với bản thân. phù hợp với bản thân. viết được. Sau đây là gợi ý: Sau đây là gợi ý: - Phải biết yêu thương, trân - Phải biết yêu thương, trân trọng mẹ. trọng mẹ. - Phải biết ơn đối với tình yêu - Phải biết ơn đối với tình thương, sự hi sinh của mẹ. yêu thương, sự hi sinh của - Phải biết hiếu thảo với mẹ mẹ. của mình. - Phải biết hiếu thảo với mẹ … của mình. Phần II: VIẾT (4.0 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0.5 2. Nội dung bài văn 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0
  5. 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài và kết - Mở bài: Giới thiệu đối bài. Mở bài giới thiệu được đối tượng biểu tượng muốn bày tỏ tình cảm; phần thân bài biết sắp xếp các đặc cảm, suy nghĩ và nêu điểm, chi tiết… theo trình tự hợp lý để làm được ấn tượng ban đầu nổi bật được đối tượng biểu cảm; phần kết của bản thân về đối bài khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ đối với tượng. đối tượng. Các phần có sự liên kết chặt chẽ -Thân bài: Trình bày được những những đặc với nhau.Thân bài tổ chức thành nhiều đoạn điểm nổi bật của đối văn. tượng và tình cảm, ấn 0.25 Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa đầy đủ nội tượng sâu đậm nhất về dung. Thân bài chỉ có một đoạn văn. những đặc điểm đó. -Kết bài: Khẳng định lại 0.0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần như trên tình cảm, suy nghĩ của (thiếu mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết mình về đối tượng. chỉ một đoạn văn). 2. Tiêu chí 2: Nội dung bài văn (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 HS trình bày cảm nghĩ của mình về con Một số gợi ý cơ bản điểm người đảm bảo các yêu cầu sau: Bài viết phải đảm bảo - Giới thiệu đối tượng muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ và nêu được ấn tượng ban đầu cấu trúc của một bài văn của bản thân về đối tượng. biểu cảm về con người - Trình bày được những những đặc điểm nổi - Đó là ai? ấn tượng của bật của đối tượng đã để lại ấn tượng sâu bản thân về đối tượng là đậm nhất trong em và tình cảm, suy nghĩ về gì? những đặc điểm đó của đối tượng. - Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của - Cảm nhận được những mình về đối tượng. đặc điểm nổi bật của đối 1.0- - Học sinh trình bày được cảm nghĩ về đối tượng đã để lại ấn tượng 1.5 tượng, phần thân đoạn trình bày được những sâu sắc trong em và tình đặc điểm nổi bật của đối tượng có bộc lộ cảm, suy nghĩ của bản được tình cảm, suy nghĩ của bản thân về đối thân dành cho đối tượng. tượng nhưng chưa sâu sắc. - Khẳng định lại tình 0.5 - Học sinh có trình bày được cảm nghĩ của cảm, suy nghĩ của mình mình về đối tượng nhưng phần thân đoạn về đối tượng. chỉ nêu được các ý về đặc điểm nổi bật của
  6. đối tượng mà chưa nêu được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự chặt chẽ giữa 1.0 câu, các đoạn văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách thể hiện và diễn đạt cảm xúc, suy nghĩ 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét 0.0 Chưa có sáng tạo
  7. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA HỌC CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới : LỜI RU CỦA MẸ Lời ru ẩn nơi nào Và khi con đến lớp Giữa mênh mang trời đất Lời ru ở cổng trường Khi con vừa ra đời Lời ru thành ngọn cỏ Lời ru về mẹ hát Đón bước bàn chân con Lúc con nằm ấm áp Mai rồi con lớn khôn Lời ru là tấm chăn Trên đường xa nắng gắt Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru là bóng mát Lời ru thành giấc mộng Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con vừa tỉnh giấc Khi con ra biển rộng Thì lời ru đi chơi Lời ru thành mênh mông. Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống (Nguồn: Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997) Chọn câu hỏi đúng nhất cho các câu từ 1 đến 7 Câu 1(0.5 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? A. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ bảy chữ D. Thơ tám chữ Câu 2(0.5 điểm). “Lời ru” đến với cuộc đời con từ khi nào? A. khi con vừa ra đời B. khi con vừa tỉnh giấc C. khi con vừa đến lớp D. khi con đã khôn lớn Câu 3(0.5 điểm). Bài thơ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? A. Lời của người mẹ nói với con, thể hiện tình cảm yêu thương con. B. Lời của người mẹ nói với con, thể hiện tình cảm lo lắng cho con. C. Lời của người con, thể hiện tình cảm yêu thương, biết ơn mẹ. D. Lời của người con, thể hiện tình cảm thương nhớ, mong chờ mẹ. Câu 4(0.5 điểm). Trong khổ thơ thứ 2, “Lời ru” được so sánh với hình ảnh nào? A. tấm chăn B. giấc mộng C. ngọn cỏ D. bóng mát Câu 5(0.5 điểm). Nghĩa của từ “ẩn” trong câu thơ: Lời ru ẩn nơi nào có nghĩa là: A. Đẩy mạnh, nhanh vào một vật nào đó. B. Giấu mình kín đáo vào một nơi khó thấy. C. Con số, cái chưa biết trong một phương trình. D. Đi lánh về một nơi vắng vẻ, ít người biết. Câu 6(0.5 điểm). Trong những câu thơ: “Lúc con lên núi thẳm/Lời ru cũng gập ghềnh”, từ nào là phó từ? A. con B. núi C. cũng D. ghềnh Câu 7(0.5 điểm). Điệp ngữ “Lời ru” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời của mỗi con người.
  8. B. Nhấn mạnh hình ảnh của lời ru luôn gắn bó suốt cả cuộc đời mỗi con người. C. Tạo dư âm sâu lắng trong lòng người đọc về tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp. D. Tạo giọng điệu tha thiết, sâu lắng, nhấn mạnh sức sống, sự bền bỉ của lời ru. Trả lời tự luận cho các câu 8 đến 10: Câu 8(1.0 điểm). Hình ảnh “Lời ru” trong khổ thơ cuối có ý nghĩa gì? Câu 9(1.0 điểm). Qua nội dung bài thơ, hãy nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử. Câu 10(0.5 điểm). Em rút ra được những bài học gì cho bản thân mình sau khi đọc bài thơ? II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một người để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. -----HẾT-----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2