intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường TH-THCS Thắng Lợi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường TH-THCS Thắng Lợi” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường TH-THCS Thắng Lợi

  1. TRƯỜNG TH VÀ THCS THẮNG LỢI TỔ NGỮ VĂN-KHXH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN, LỚP: 8 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Chủ đề Văn bản - Nhận biết văn Trình bày suy bản, tác giả, nghĩ về tình các phương mẫu tử (câu thức biểu đạt 1d) (câu 1a,b) - Biết trình bày cảm nhận về câu văn cho sẵn (câu 1c) Số câu 0,6 0,2 0,8 Số điểm 2,0 1,0 3,0 Tỉ lệ % 20 % 10 % 30 % Tiếng Việt Biết công Hiểu, đặt câu dụng của các ghép với cặp dấu hai chấm quan hệ từ cho trong đoạn văn sẵn (câu 2) (câu 1đ) Số câu 0,2 1 1,2 Số điểm 1,0 1,0 2,0 Tỉ lệ % 10 % 10 % 20 % Tập làm Xác định đúng Hiểu nhiệm vụ Viết bài văn Viết bài văn văn kiểu bài, chọn từng phần của thuyết minh thuyết minh đúng đối tượng bố cục bài văn với trình tự với lời văn thuyết minh. thuyết minh. hợp lí. sáng tạo. Số câu 0,2 0,4 0,2 0,2 1 Số điểm 1,0 2,0 1,0 1,0 5,0 Tỉ lệ % 10 % 20 % 10 % 10 % 50 % Tổng số câu T. số câu: 1 T. số câu: 1,4 T. số câu: 0.4 T. số câu: 0,2 T. số câu: 3 T. số điểm T. số điểm: 4,0 T. số điểm: 3,0 T. số điểm: 2,0 T. số điểm: 1,0 TS điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40 % Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 100%
  2. Kon Tum, ngày 04 tháng 12 năm 2021 Duyệt của BGH Duyệt của tổ chuyên môn Giáo viên lập ma trận Trần Thị Sương Huỳnh Thị Mai Thi TRƯỜNG TH VÀ THCS THẮNG LỢI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TỔ NGỮ VĂN-KHXH NĂM HỌC: 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn Lớp: 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 03 câu, 01 trang) ĐỀ BÀI Câu 1 (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: …Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng: - Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm…Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi: - Sao cô biết mợ con có con? Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che… Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi… (Ngữ văn 8, tập 1) a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm) b. Đoạn trích sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
  3. c. Trình bày cảm nhận của em về câu văn sau: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. (1,0 điểm) d. Từ nội dung đoạn trích nói riêng và văn bản nói chung, em có suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc sống (viết thành đoạn văn ngắn)? (1,0 điểm) đ. Các dấu hai chấm có trong đoạn trích dùng để làm gì? (1,0 điểm) Câu 2 (1,0 điểm): Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Tuy…nhưng…” hoặc “Vì… nên…”, nội dung liên quan đến đại dịch Covid-19. Câu 3 (5,0 điểm): Thuyết minh một đồ dùng sinh hoạt hoặc học tập gần gũi, quen thuộc đối với em. -------------- HẾT ------------- TRƯỜNG TH VÀ THCS THẮNG LỢI HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TỔ NGỮ VĂN-KHXH NĂM HỌC: 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN, LỚP: 8 (Bản Hướng dẫn gồm 03 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề ra theo hình thức tự luận hoàn toàn, khi chấm cần chú ý cách khai thác và diễn đạt. - Đề ra gồm 3 câu ứng với 3 phân môn cụ thể như sau: + Câu 1a, 1b, 1c, 1d: phân môn Văn bản có tổng điểm là 3,0 điểm. + Câu 1đ, câu 2: phân môn Tiếng Việt có tổng điểm là 2,0 điểm. + Câu 3: phân môn Tập làm văn có tổng điểm là 5,0 điểm (được viết thành một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh). II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày 0,5 thơ ấu) của tác giả Nguyên Hồng. (Học sinh nêu đúng tên văn bản: 0,25 điểm, đúng tên tác giả: 0,25 điểm.) b. Các phương thức biểu đạt của đoạn trích: tự sự kết hợp miêu tả, biểu 0,5 cảm.
  4. (Nếu học sinh ghi chỉ một hoặc hai phương thức biểu đạt thì được 0,25 điểm) c. Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau song cần trình bày 1,0 được: Lòng yêu thương mẹ; tâm trạng đau đớn, uất ức, căm tức cổ tục đã đày đọa mẹ của chú bé Hồng (thể hiện ở lời văn dồn dập với các hình ảnh, các động từ mạnh, đầy ấn tượng: “vồ”, “cắn”, “nhai”, “nghiến”). (Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên linh hoạt ghi điểm hợp lí. Điểm nhỏ nhất là 0,25) d. 1,0 * Về hình thức: Viết thành một đoạn văn diễn đạt các ý cụ thể, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, sinh động, sâu sắc. * Về nội dung: Suy nghĩ về tình mẫu tử trong cuộc sống: - Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người. - Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn. - Tình mẫu tử là sức mạnh kì diệu giúp con người vượt lên những khó khăn trong cuộc sống. (HS có thể có những suy nghĩ khác nhau song cần phù hợp. Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên linh hoạt ghi điểm hợp lí. Chỉ ghi điểm tối đa cho những bài làm của học sinh có năng lực cảm thụ văn học. Điểm nhỏ nhất 0,25) đ. Tác dụng của các dấu hai chấm: (1) Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho sự im lặng cúi đầu của 0,5 Hồng. (2) Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng: - Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu… Dùng để đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (giữa người cô và bé Hồng). 0,5 Đặt câu ghép với cặp quan hệ từ cho sắn: 1,0 *Ví dụ: - Tuy …nhưng… + Tuy dịch Covid-19 kéo dài nhưng học sinh vẫn đến trường học tập Câu 2 nghiêm túc. - Vì …nên… + Vì dịch bệnh Covid-19 nguy hiểm nên chúng em phải đi tiêm phòng. (HS đặt đúng một câu ghép, đúng yêu cầu được 0,5 điểm) Yêu cầu chung: - Kiểu bài: văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
  5. - Nội dung: trình bày được những đặc điểm cơ bản của một đồ dùng trong sinh hoạt hoặc học tập gần gũi, quen thuộc đối với học sinh. Yêu cầu cụ thể: Câu 3 Mở bài: Giới thiệu chung về một đồ dùng trong sinh hoạt hoặc học tập gần 1,0 gũi, quen thuộc đối với mỗi học sinh. Mở bài đảm bảo theo yêu cầu, hay, hấp dẫn, sáng tạo. 1,0 Cơ bản đảm bảo yêu cầu của mở bài nhưng diễn đạt còn thiếu mạch lạc. 0,5 Chưa có mở bài hoặc mở bài sai lệch. 0,0 Các thang điểm còn lại giáo viên linh động chấm điểm; điểm nhỏ nhất 0,25. Thân bài: Thuyết minh cụ thể về một đồ dùng sinh hoạt hoặc học tập: 3,0 - Giới thiệu về nguồn gốc, phân loại đồ dùng sinh hoạt hoặc học tập. - Giới thiệu, trình bày về hình dáng, màu sắc, cấu tạo từng bộ phận, chất liệu của đồ dùng sinh hoạt hoặc học tập. - Trình bày công dụng, cách sử dụng và cách bảo quản đồ dùng sinh hoạt hoặc học tập. Thể hiện rõ, đủ, cụ thể yêu cầu về nội dung: cung cấp tri thức đầy đủ, 3,0 khách quan, xác thực về đồ dùng; về hình thức: lời văn mạch lạc, lưu loát, thuyết phục, không sai lỗi chính tả và dùng từ; sử dụng phương pháp thuyết minh linh hoạt, phù hợp. Thể hiện được yêu cầu của đề; kĩ năng làm bài văn thuyết minh tương đối 2,0 tốt; cung cấp tri thức đầy đủ, khách quan, xác thực về đồ dùng; diễn đạt mạch lạc; có sai sót về cách dùng từ, chính tả nhưng không đáng kể. Thuyết minh những đặc điểm cơ bản của đồ dùng nhưng chưa thật cụ thể, 1,0 diễn đạt chưa chặt chẽ; còn sai sót nhiều về chính tả, cách dùng từ. Không viết phần thân bài hoặc viết nhưng sai kiến thức hoàn toàn. 0,0 Các thang điểm còn lại giáo viên linh động chấm điểm; điểm nhỏ nhất 0,25. Kết bài: 1,0 - Khẳng định sự gần gũi, cần thiết, quen thuộc của đồ dùng sinh hoạt hoặc học tập đối với học sinh. - Nhấn mạnh về vai trò của đồ dùng trong đời sống, trong học tập. Có cách kết thúc hay, đúng yêu cầu của đề ; đảm bảo tính mạch lạc của 1,0 bài viết. Có kết bài nhưng qua loa, thiếu ý hoặc có ý nhưng diễn đạt lủng củng, 0,5 vụng về. Chưa có kết bài hoặc kết bài sai lệch. 0,0 Các thang điểm còn lại giáo viên linh động chấm điểm; điểm nhỏ nhất 0,25. *Lưu ý: Trên đây chỉ là gợi ý chung, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá và ghi điểm một cách linh hoạt
  6. ------------------- HẾT -------------------- Kon Tum ngày 04 tháng 12 năm 2021 Duyệt của BGH Duyệt của Tổ CM Giáo viên Trần Thị Sương Huỳnh Thị Mai Thi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2