intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hoà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hoà” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thị xã Ninh Hoà

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 THỊ XÃ NINH HÒA MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) I. ĐỌC - HIỂU (3,00 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tùng… tùng… tùng…” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước nhanh lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp. - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến. - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì một cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm. […] Tôi nhớ lại mới ngày đầu tới lớp, sợ hãi vô cùng cái cảm giác lẻ loi xa lạ, còn bây giờ tôi không hề cô độc, tôi đã có một trong số những tài sản vô giá là “tình bạn đẹp tuổi học trò”. Một tình bạn đã được nuôi dưỡng không phải do năm tháng mà chính là do sự thấu hiểu và cảm thông với nhau khi cùng trải qua nhiều tình huống cả trong cuộc sống lẫn trong lớp học. Tôi lại nhớ câu nói mà cha tôi vẫn nói rằng: mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau làm quen và gần gũi với nhau đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Tôi và các bạn phải chăng cũng mang nợ lẫn nhau - một mối duyên nợ tuyệt vời! Nếu hỏi tôi, ngay lúc này muốn nói gì với họ, chắc chắn tôi sẽ nói “Mình luôn muốn được mắc nợ các bạn cho đến hết đời này để kiếp sau mình lại có cơ hội để gặp và trả nợ các bạn thêm lần nữa!”. Một môi trường mới, sẽ là những tình bạn mới - thật tuyệt vời phải không các bạn? (Nơi bắt đầu của tình bạn, Bùi Thị Hồng Ngọc) Câu 1. (0,25đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2. (0,75đ) Đoạn trích trên viết về nội dung gì? Qua nội dung đoạn trích, em liên tưởng đến văn bản nào đã được học ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, tập 1? Câu 3. (1,00đ) a) Chỉ ra từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên? b) Chỉ ra một câu ghép có trong đoạn văn in đậm; phân tích cấu trúc của câu ghép và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó. Câu 4. (1,00đ) Em có đồng ý với câu nói của nhân vật “tôi”: “Một môi trường mới, sẽ là những tình bạn mới - thật tuyệt vời phải không các bạn?” không? Vì sao? II. TẬP LÀM VĂN (7,00 điểm) Câu 1. (2,00đ) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (7 đến 10 câu) trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để có được một tình bạn tuổi học trò đáng nhớ? Câu 2. (5,00đ) Nhập vai Giôn- xi trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” (O’ Hen-ry) kể lại quá trình hồi sinh của bản thân.
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I THỊ XÃ NINH HÒA NĂM HỌC 2022-2023 - MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo cần bám sát Hướng dẫn chấm; - Do đặc trưng bộ môn, giáo khảo tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; - Cần linh hoạt trong biểu điểm, song tổng số điểm trong mỗi câu không thay đổi. Nếu có thay đổi thang điểm của các ý phải được sự chỉ đạo của Phòng GDĐT; Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. - Cần trân trọng bài làm của thí sinh có sự sáng tạo, có cảm xúc riêng và thuyết phục cao; Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống hoàn toàn đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. - Không cho điểm cao đối với những bài chỉ kể chung chung, sáo rỗng. - Điểm toàn bài theo thang điểm 10,00, giáo viên chấm cho điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ CÂU ĐÁP ÁN Điểm I. ĐỌC HIỂU 3,00 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,25 (0,25đ) - Nội dung: cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp về ngày đầu vào lớp học của bạn học sinh mới và cảm 0,50 2 nhận về tình bạn tuổi học trò. (0,75đ) - Văn bản: Tôi đi học -Thanh Tịnh. (Nếu HS không ghi tên tác giả vẫn cho điểm tối đa) 0,25 a) Từ tượng thanh: Tùng… tùng… tùng 0,25 b) Câu ghép: - Tôi nhanh chóng bước nhanh lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong 0,25 vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. - “Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên”. - Hoặc câu: “Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không 0,25 quen biết nhiều bạn bè trong lớp”. - Phân tích cấu trúc của câu ghép và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép vừa xác định. - Tôi // nhanh chóng bước nhanh lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong CN1 VN1 0,25 3 vài giây nữa thôi tôi //sẽ trở thành thành viên chính thức. (1,00đ) CN2 VN2  Câu ghép chỉ quan hệ tiếp nối (đối chiếu) - “Bước vào lớp tôi // nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi // nhanh CN1 VN1 CN2 VN2 chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên”.  câu ghép chỉ quan hệ tiếp nối - Hoặc: “Mọi người // nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn // cũng giống tôi, không CN1 VN1 CN2 VN2 quen biết nhiều bạn bè trong lớp”.  câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả. * HS chỉ cần xác định, phân tích và chỉ rõ quan hệ ý nghĩa của 01 câu ghép là đạt điểm tối đa 0,75 điểm.
  3. HS tự do trình bày quan điểm cá nhân, miễn hợp lí và thuyết phục. - HS bày tỏ quan điểm của bản thân: 0,25 - Giải thích hợp lí. 0,75 Có thể theo gợi ý sau: * Đồng tình với nhân vật tôi vì: (0,25) + Môi trường mới tạo điều kiện cho những mối quan hệ và thử thách mới :Giúp bản thân có được sự tươi mới, tích cực cho mình; rèn luyện kỹ năng, nắm bắt tính cách nhiều (0,50) kiểu người khác nhau. Từ đó thích nghi và hòa nhập với tập thể, có thêm nhiều người bạn mới… + Môi trường được mở rộng có thể mở ra những cơ hội mới. Những người bạn mới 4 quen có thể là những người đồng hành hỗ trợ mình trong con đường học tập, làm việc sau (0,25) (1,00đ) này... Hoặc : * Không đồng tình với nhân vật tôi vì: (0,25) + Việc làm quen với các bạn mới dường như là một thách thức nếu là học sinh mới vào trường hoặc bản thân có bản tính nhút nhát và hướng nội. (0,50) + Thách thức khi phải chuyển đổi môi trường mới là có vì đôi khi gần như phải làm lại từ đầu, mà tâm lí chung của mọi người sợ thay đổi vì sợ mất đi cảm giác an toàn; vì ngại đối diện, muốn cảm giác an toàn với những người bạn cũ… (0,25) * Vừa đồng tình, vừa không đồng tình vì: kết hợp hai lí lẽ trên. (Hs có thể diễn đạt theo cách khác, miễn sao các em chọn cách lí giải hợp lí, logic, theo đúng cách Hs chọn đồng tình, không đồng tình hoặc cả hai) II. TẬP LÀM VĂN 5,00 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, HS viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để có được một tình bạn tuổi học trò đáng nhớ? * Yêu cầu về hình thức: - Viết đúng hình thức của đoạn văn; đảm bảo dung lượng như yêu cầu. 0,25 - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Đoạn văn sáng tạo, có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 * Yêu cầu về nội dung: HS có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách. Có thể theo định 1 hướng sau: (2,00đ) - Nhận thức được ý nghĩa của tình bạn tuổi học trò: là tình cảm thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. - Để có được tình bạn tuổi học trò đáng nhớ: + Cần biết chọn bạn để chơi ; + Học cách yêu thương, quan tâm, bao dung những lỗi lầm, sai sót của nhau ; 1,25 + Sống chân thành, bảo vệ và tin tưởng lẫn nhau; không lừa dối, không vụ lợi ; + Luôn cho đi và không bao giờ ích kỉ trong tình bạn ; + Gắn bó tình bạn thân thiết với tập thể, không chia rẽ khỏi tập thể… a. HS chọn ngôi kể phù hợp: ngôi kể thứ nhất (nhập vai Giôn -xi) 0,25 - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng nội dung câu chuyện: Nhập vai Giôn-xi trong tác phẩm “Chiếc lá cuối 2 cùng” (O’ Hen-ry) kể lại quá trình hồi sinh của bản thân, qua đó nêu cảm nghĩ về tình bạn 0,25 (5,00đ) trong sáng, tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ. c. Triển khai hợp lí nội dung trình tự của câu chuyện; kết hợp tốt các yếu tố miêu tả, biểu 4.00 cảm..., dựa trên tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” (O’ Hen-ry), kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật Giôn -xi xưng tôi. Học sinh có thể triển khai bằng nhiều cách nhưng cần bảo đảm nội dung sau: (gợi ý)
  4. c1. Mở bài: 0,50 - Giôn-xi giới thiệu bản thân và câu chuyện về chiếc lá cuối cùng trong đêm gió bấc, mưa lớn. - Cảm xúc khi nhớ lại quá trình hồi sinh của bản thân. c2. Thân bài: Thuật lại câu chuyện dưới góc nhìn của Giôn-xi: 1,00 * Kể sơ lược về hoàn cảnh và tâm trạng khi chờ đợi cái chết: - Hoàn cảnh: + Hiện tại đang sống trong một khu trọ nghèo cùng Xiu, người hàng xóm là cụ Bơ - men. Cả ba đều là họa sĩ vô danh. + Bản thân tôi bị viêm phổi nặng, khó có thể qua khỏi. - Tâm trạng: + Bệnh tật và nghèo túng khiến tôi trở nên tuyệt vọng, hoàn toàn buông xuôi không muốn sống nữa. + Tôi xuất hiện những suy nghĩ vớ vẩn,kì quặc: nhìn ra khung cửa sổ và nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rơi xuống, tôi sẽ lìa đời. + Lạnh lùng, khước từ tình yêu thương và sự chăm sóc của Xiu đối với tôi dù chúng tôi chỉ là đồng nghiệp. 1,50 * Kể chi tiết quá trình hồi sinh của bản thân nhờ chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ: (kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm) - Cơn mưa lạnh lẽo cùng với tuyết ập đến. Tôi chắc chắn những chiếc lá đã rụng hết và sẵn sàng đón nhận cái chết. - Nhưng thật bất ngờ, vẫn còn một chiếc lá đeo bám trên cành. Điều này đã làm thức tỉnh ý chí sống, giúp tôi vượt qua bệnh tật - Bác sỹ thông báo bệnh của tôi đã đỡ năm phần mười rồi. Xiu vô cùng vui mừng. - Nghe Xiu kể về sự hi sinh của cụ Bơ - men, tôi bỗng ngộ ra triết lý cuộc sống và quyết định sống tiếp cuộc đời của mình... * Bộc lộ suy nghĩ về tình bạn trong sáng, tình yêu thương giữa những con người 0,50 nghèo khổ. c3. Kết bài: Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và ước mơ trong tương lai. 0,50 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ 0,25 nghĩa của từ. e. Sáng tạo: trong cách kể chuyện, kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, biểu cảm... 0,25 Lời kể mạch lạc, trong sáng.
  5. Câu Nội dung 1 a/ Câu ghép: - Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. 2 - Hoặc câu: Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp. HS tìm đúng câu ghép trong đoạn văn được (1,0 điểm) b/ Từ tượng thanh: “Tùng ... tùng ... tùng...” (1,0 điểm) Học sinh nắm chắc kiến thức cách viết đoạn văn nghị luận và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý: * Yêu cầu hình thức: + HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. + Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, 3 ngữ pháp, chính tả. ( 0,5 điểm ) * Yêu cầu nội dung: - Đoạn văn xoay quanh nội dung: trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp - nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm. * Hướng dẫn cụ thể:
  6. - Giới thiệu vấn đề nghị luận: mái trường thân yêu và bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp. - Giải thích: + “Bổn phận, trách nhiệm”: điều mà mình phải làm, là nhiệm vụ của mình. + Mái trường là nơi rèn luyện kiến thức và đạo đức cho học sinh, ở nơi đó có thầy cô kính yêu và những người bạn thân thương. Mái trường giống như ngôi nhà chung của học sinh, bởi vậy học sinh cần có trách nhiệm giữ gìn ngôi nhà chung ấy. - Bàn luận: Nêu lên những biểu hiện về những việc cần làm đối với ngôi nhà chung: + Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. + Yêu thương, chân thành giúp đỡ bạn bè. + Chấp hành nghiêm túc các nội quy trường lớp. + Giữ gìn tài sản chung của nhà trường,… - Mở rộng :Trình bày ý nghĩa của việc làm tròn trách nhiệm đối với mái trường: + Các em sẽ trưởng thành hơn, trở thành một người có đạo đức, một công dân tốt cho xã hội sau này. +Thầy cô quý mến và các bạn yêu quý, từ đó các em có được những mối quan hệ tốt và những kỉ niệm đẹp dưới mái trường,… - Phê phán những học sinh chưa làm tròn bổn phân, trách nhiệm của mình đối với trường lớp. - Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân. Giáo viên cân nhắc cho điểm HS phần nghị luận nội dung vấn đề, điểm tối đa phần này là 1,5 điểm. I/ Yêu cầu chung - HS biết viết hoàn chỉnh một bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Nội dung câu chuyện kể phải có yếu tố cảm động làm rung động người đọc. - Câu chuyện cảm động đó HS có thể chọn từ chương trình SGK đã học hoặc ngoài đời thực mà HS biết. - Bài làm phải có bố cục hoàn chỉnh ba phần, kể có sự sáng tạo càng tốt. II/ Yêu cầu cụ thể * Nội dung: 4 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát câu chuyện cảm động sẽ kể. (0,5 điểm ) 2. Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự không gian, thời gian, các sự việc, diễn biến của câu chuyện. (2,0 điểm) 3. Kết bài :+ Kể kết thúc của câu chuyện. + Nêu những nhận xét, cảm nghĩ của em về câu chuyện hoặc bài học, ý nghĩa rút ra từ câu chuyện( 0,5 điểm ) * Hình thức: - Bài làm có bố cục rõ ràng (0,5 điểm) - Có sự sáng tạo khi kể (0,5 điểm) --------------HẾT-------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2