intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên" giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN: Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng V. dụng T Kĩ Nội (Số câu) (Số câu) (Số câu) cao Tổng T năng dung/đơ (Số câu) n vị kĩ TN TL TN TL TN TL TN TL năng 1 Đọc Văn bản 5 1 2 1 0 1 0 0 10 nghị luận (nằm ngoài SGK Ngữ văn 8) Tỉ lệ % điểm 2,5 0,5 1,0 10 1.0 60 2 Viết Viết bài 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 văn nghị Viết bài luận xã văn hội (con nghị người luận xã trong hội mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) Tỉ lệ điểm từng 10 1.0 1.0 0 1.0 40 loại câu hỏi Tỉ lệ % điểm các 4.0 3.0 2.0 1.0 100 mức độ nhận thức II. BẢNG ĐẶC TẢ: Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá kiến thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Nhận biết được thể loại văn bản, biết đối tượng được nhắc đến, biện pháp tu từ trong câu cho sẵn, chỉ ra được nội dung văn bản theo yêu cầu đề, nhận ra mục đích của người viết qua đoạn cụ thể, từ HV,
  2. Văn bản Thông hiểu: nghị luận - Hiểu được luận đề của văn bản - Hiểu được nét độc đáo nghệ thuật của văn bản nghị luận - Hiểu được nội dung, thành ngữ hoặc tục ngữ tương đương Vận dụng: - Từ văn bản, em xác định được vấn đề nghị luận liên quan trực tiếp đến bản thân.Những việc bản thân cần làm. 2 Viết: Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của một bài văn nghị luận Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, Viết bài bố cục văn bản) văn nghị Vận dụng: Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề con người luận trong mối quan hệ cộng đồng đất nước; biết xây dựng luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng, có kết hợp bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân một cách hợp lí. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong việc lựa chọn và cách nhìn nhận đánh giá sự việc; sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt. III.ĐỀ KIỂM TRA
  3. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ( Đề gồm 02 trang) I. ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: BÀN VỀ PHÉP HỌC “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ1, nền chính học đã bị thất truyền2. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường3. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học. Phép dạy, nhất định theo Chu Tử4. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử5. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Đó là mấy điều, thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét. Kẻ hèn thần cung kính tấu trình. (La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, theo La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998) (1) Đến giờ: là thời điểm Nguyễn Thiếp dâng lên vua Quang Trung bản tấu vào tháng 8/1791. (2) Thất truyền: bị mất đi, không được truyền lại cho đời sau. (3) Tam cương, ngũ thường: chỉ ba mối quan hệ gốc trong xã hội phong kiến là vua tôi, cha con, chồng vợ và các đức tính nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của con người. (4) Chu Tử: Chu Hi, nhà nho nổi tiếng, đồng thời là nhà triết học, giáo dục học thời Nam Tống. (5) Tứ thư, ngũ kinh, chư sử: những quyển sách kinh điển của Nho giáo, những cuốn sách sử nổi tiếng thời xưa. Câu 1 (0.5 đ). Văn bản được viết theo kiểu văn bản nào? A. Văn bản thông tin B. Văn bản tự sự C. Văn bản nghị luận D. Văn bản thơ Câu 2 (0.5 đ). Trong đoạn mở đầu, tác giả khẳng định mục đích của việc học chân chính là gì? A. Học để biết rõ đạo B. Học để làm quan
  4. C. Học hòng cầu danh lợi D. Học lấy hình thức Câu 3 (0.5 đ). Câu văn “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” có sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nói giảm nói tránh. B. Hoán dụ. C. Nhân hóa. D. Điệp ngữ. Câu 4 (0.5 đ). Những phép học nào được nhắc đến trong văn bản? A. Học từ tiểu học để lấy gốc rồi học tiến lên, học rộng tóm lược cho gọn, chỉ cần tập trung rèn thực hành. B. Học từ tiểu học để lấy gốc rồi học tiến lên, học rộng tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. C. Học từ kiến thức cao xuống thấp, học rộng tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. D. Chỉ tập trung ghi nhớ lý thuyết cho tốt, học rộng tóm lược cho gọn, không cần thực hành. Câu 5 (0.5 đ) . Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt? A. Nhân tài B. Nhà nước C. Thiên thư D. Thất truyền Câu 6 (0.5 đ). Luận đề của văn bản trên gì? A. Bàn về mục đích và phương pháp học tập đúng đắn. B. Bàn về tác dụng khi đạo học thành đối với đất nước. C. Bàn về hậu quả khi nền chính học bị thất truyền. D. Bàn về ý định mở trường dạy học ở khắp mọi nơi. Câu 7(0.5 đ). Nghệ thuật nổi bật của văn bản là gì? A. Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, ý tứ của người viết được bộc lộ rõ ràng. B. Sử dụng nhiều từ Hán Việt tạo sắc thái cổ kính, dẫn chứng khoa học chính xác. C. Lập luận sắc sảo, lí lẽ đanh thép hùng hồn, mang tính chiến đấu cao. D. Luận điểm cụ thể, dễ theo dõi giúp người đọc hình dung nhân vật đang vui vẻ. Câu 8. (0,5 đ) Em hãy tìm và ghi ra câu văn nói về tác hại của lối học sai trái có trong văn bản? Câu 9. (1,0 đ) Em hiểu lời khuyên theo điều học mà làm như thế nào? Hãy ghi ra 1 câu tục ngữ hoặc thành ngữ có ý nghĩa tương đồng với lời khuyên đó? Câu 10. (1,0đ) Từ nội dung của văn bản, em hãy cho biết mục đích học tập của em là gì? Em đã và đang làm gì để thực hiện được mục đích ấy?. II. Phần Viết (4,0 điểm) Hiện nay hoạt động trải nghiệm là hoạt động không thể thiếu ở các trường học. Ngoài giờ học, học sinh sẽ được tham gia nhiều hoạt động để các em có thể trải qua, thử sức và giúp mình có thêm nhiều kinh nghiệm. Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: học sinh với việc tham gia các hoạt động trải nghiệm của trường, lớp. -----HẾT-----
  5. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả C A D B B A A lời Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (0,5 điểm) Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh tìm trong đoạn 1 và trả Học sinh viết được 50% Không trả lời lời được 2 câu có trong văn bản: của mức 1 hoặc trả lời sai Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. Câu 9 (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) HS nêu được theo yêu cầu, sau đây HS nêu được Trả lời sai hoặc là gợi ý: không trả lời. Ý 1: nêu được 50% Em hiểu: lời khuyên đó là cần biết mức 1 vận dụng những điều đã học vào Ý 2: sai không có làm bài tập, vào thực tiễn cuộc sống điểm (0,75) Học đi đôi với hành (0.25đ) Tùy theo diễn đạt học sinh mà cho điểm Câu 10 (1,0 điểm)
  6. Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh nêu được - Học có nhiều cách trả lời khác Trả lời nhưng không nhau sao cho phù hợp với nội dung câu trả lời phù hợp chính xác, không câu hỏi: nhưng chưa sâu sắc, liên quan đến văn HS trả lời được 2 gợi ý:(có thể diễn diễn đạt chưa thật rõ. bản, hoặc không trả đạt cách khác nhưng phù hợp) (HS nêu được nhưng lời. - Ý 1: Mục đích học tập của còn sơ sài, chưa rõ em (0,5) đạt 50% mức 1) - Ý 2: Em làm gì (0,5) PHẦN VIẾT (4,0 ĐIỂM) VIẾT 4,0 a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: việc tham gia hoạt 0,5 động trải nghiệm ở trường, lớp của học sinh - Mở bài: + Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận 1,0 + Nêu ý kiến cá nhân : học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm của trường, lớp là cần thiết - Thân bài: * Giải thích ngắn gọn vấn đề nghị luận: - Hoạt động trải nghiệm là gì? Cho ví dụ một số hoạt động cụ thể ở trường, lớp *Vì sao cần tham gia hoạt động trải nghiệm (ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm) - Hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa vô cùng lớn với con người: giúp con người hòa nhập với cộng đồng...(dẫn chứng) - Hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa vô cùng lớn với học sinh: Đây là một hoạt động cần thiết bên cạnh việc học để học sinh rèn kỹ năng cần thiết, trở thành người công dân toàn diện theo yêu cầu con người mới * Việc tham gia hoạt động trải nghiệm của học sinh là đúng đắn bởi mang lại cho học sinh những lợi ích; Hs cần trình bày lí lẽ và dẫn chứng để thấy những lợi ích của việc tham gia hoạt động trải nghiệm Lợi ích: lí lẽ, dẫn chứng Lợi ích 2: lí lẽ, dẫn chứng ......... * Liên hệ - Thực tế vấn đề HS trong việc tham gia hoạt động trải nghiệm hiện nay :Vậy mà hiện nay có có một thực tế cho rằng: học sinh nhiệm vụ chính là học, việc tham gia hoạt động là không
  7. cần thiết. Nhiều bạn chỉ lo học, thậm chí không chịu tham gia, xem hoạt dộng ó không phải của mình. . Điều này gây nên hậu quả gì? (dẫn chứng) - Học sinh cần làm gì để tham gia tốt các hoạt động trải nghiệm + Về nhận thức + Về hành động * Mở rộng - Để HS hiểu và nhận thức rõ được trách nhiệm quan trọng của mình trong việc tham gia hoạt độngt rải nghiệm thì cha mẹ, thầy cô, nhà trường cần có trách nhiệm, định hướng gì? +Cha mẹ: +Thầy cô, nhà trường: -Không chỉ tham gia ở trường mà còn ở nơi mình sống ( dẫn chứng) - Kết bài: + Khẳng đinh lại việc tự giác học tập là cần thiết + Bản thân em cần làm gì? + Đưa ra lời kêu gọi d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5 - Triển khai được các luận điểm - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lý lẽ xác đáng,. đ. Diễn đạt: đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt, liên kết văn bản. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. 0,5 Duyệt của lãnh Duyệt của TTCM Người duyệt đề Người ra đề đạo nhà trường Đặng Thị Kim Cúc Nguyễn Thị Thủy Lê Thị Huề Tiên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
56=>2