intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG Năm học: 2023-2024 Môn : Ngữ văn- Lớp 9 I. MA TRẬN TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Mức độ nhận thức Tổng % kĩ năng Nhận Thông Vận Vận điểm biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Văn bản nghị luận Số câu 4 1 1 5 Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 2 Viết Bài văn tự sự Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 II. BẢNG ĐẶC TẢ Nội dung/ Đơn TT Mức độ đánh giá vị kiến thức 1 Đọc hiểu: Nhận biết: Văn bản nghị - Nhận biết được phương thức biểu đạt, nội dung của văn bản, cách luận dẫn trực tiếp - Nhận biết được thành ngữ được sử dụng . Thông hiểu: - Chỉ ra và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Bày tỏ ý kiến về một vấn đề được nêu ra trong văn bản. 2 Viết Nhận biết: Bài văn tự sự Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn tự sự kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em với bạn bè hoặc người thân hoặc thầy cô.
  2. UBND HUYỆN THĂNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG Năm học: 2023-2024 Môn : Ngữ văn- Lớp 9 Thời gian : 90 phút III. ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: THỜI GIAN LÀ VÀNG Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. (Theo Phương Liên, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dụcViệt Nam, 2007, tr. 36 - 37) Câu 1. (0,75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. (0,75 điểm): Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào? Câu 3 (0,75 điểm): Xác định thành ngữ được sử dụng trong câu: “Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được”. Câu 4. (0,75 điểm): Cách dẫn nào được sử dụng trong câu sau: Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Câu 5. (1,0 điểm):Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy. Câu 6. (1,0 điểm): . Em có đồng ý với ý kiến: “Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp” không? Vì sao? .
  3. II. VIẾT (5,0 điểm) Em hãy kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em với bạn bè hoặc người thân hoặc thầy cô. ---HẾT--- IV. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Tiêu chí đánh giá Điểm I ĐỌC HIỂU 5,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,75 2 * Theo tác giả, thời gian có những giá trị: 0,75 - Thời gian là vàng - Thời gian là sự sống - Thời gian là thắng lợi - Thời gian là tiền - Thời gian là tri thức 3 - Cách dẫn được sử dụng: Dẫn trực tiếp 0,75 4 * Biện phép tu từ: 0,5 Điệp cấu trúc “Thời gian là...” Điệp từ “thời gian” Liệt kê Tương phản “Nhưng….mà”, “nếu…thì” (Học sinh chọn 1 biện pháp trong số các biện pháp ấy) * Nêu tác dụng: Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người. từ đó nhắc nhở con người không nên lãng phí thời gian của chính mình cũng như của người khác 5 -Đồng tình với ý kiến trên 0,5 -Vì: 1,0 + Thời gian thuộc về giá trị vô hình: Đem đến cho con người chúng ta sức khỏe, tiền bạc lẫn trí tuệ.
  4. + Thời gian trôi qua không thể quay lại được vì thế khi đánh mất, bỏ lỡ chúng ta sẽ phải hối tiếc. II VIẾT 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,5 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của em với bạn bè hoặc người 0,25 thân hoặc thầy cô. c. Trình bày yêu cầu thành bài văn HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài Giới thiệu khái quát về câu chuyện/ kỉ niệm sâu sắc nhất của em về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô. 2. Thân bài Kể lại diễn biến câu chuyện hay kỉ niệm mà em ấn tượng nhất giữa em và người thân/ bạn bè/ thầy cô đó. - Người đó là ai? - Mối quan hệ giữa em và người đó như thế nào? 3,5 - Kỉ niệm sâu sắc giữa hai người là gì? (hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, diễn biến,...).(Lồng ghép yếu tố nội tâm) - Vì sao kỉ niệm đó khiến em nhớ mãi không quên? - Em rút ra được bài học gì qua kỉ niệm đó? (yếu tố nghị luận) 3. Kết bài Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về kỉ niệm đó. d. Chính tả, ngữ pháp. 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn thuyết phục. 0,5
  5. KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. THIẾT LẬP MA TRẬN TT Kĩ Nội dung/Đơn vị Mức độ nhận thức Tổng năng kiến thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu (số dụng (số dụng cao (số câu) câu) câu) (số câu) 1 Đọc Văn bản tự sự 4 1 1 0 6 hiểu Tỉ lệ % điểm 30% 10% 10% 50% 2 Viết Bài văn thuyết 1* 1* 1* 1 1 minh Tỉ lệ % điểm 10% 20% 10% 10% 50% Tỉ lệ % điểm các mức độ 40% 30% 20% 10% 100% II. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận kiến dụng dụng thức biết hiểu cao 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận biết: 4 1 1 tự sự -Phương thức biểu đạt. -Chi tiết trong văn bản. -Nhận biết nguồn gốc của từ. -Nhận biết cách dẫn trực tiếp, gián tiếp. Thông hiểu: -Hiểu được nội dung văn bản. Vận dụng:
  6. -Rút ra bài học cho bản thân qua văn bản. 1 Viết Viết bài Nhận biết: 1 văn Thông hiểu: TL* thuyết minh Vận dụng: Vận dung cao: Viết bài văn thuyết minh về một cây trồng. III. ĐỀ KIỂM TRA
  7. UBND HUYỆN THĂNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG Năm học 2023-2024 Môn : Ngữ Văn- Lớp 9 Thời gian : 90 phút ĐỀ B: I. Đọc hiểu: (5,0 điểm) Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: VỊ VUA VÀ NHỮNG BÔNG HOA Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi. Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất . Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kĩ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm. Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena. Ngài hỏi: “Tại sao chậu hoa của cô không có gì?”. “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại” – cô gái trả lời. “Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”. (Dẫn theo Quà tặng cuộc sống) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra các lời dẫn trong văn bản và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Câu 3 (0,5 điểm). Xác định nguồn gốc của những từ ngữ: điện hạ, vương quốc, nữ hoàng. Câu 4 (1,0 điểm). Sau khi nhận hạt giống của nhà vua, Serena và mọi người đã làm gì và kết quả ra sao? Câu 5 (1,0 điểm). Nêu nội dung của văn bản. Câu 6 (1,0 điểm). Qua văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân? II. Làm văn: (5,0 điểm) Kể lại một việc tốt mà em đã làm. -----HẾT----- HƯỚNG DẪN CHẤM I. Đọc hiểu: (5,0 điểm) Câu Tiêu chí đánh giá Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 2 * Các lời dẫn: 0,5 -Tại sao chậu hoa của cô không có gì?”. -Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại.
  8. -Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này. (Học sinh chỉ cần chỉ ra được 02 lời dẫn: 0,5 điểm) *Đó là các lời dẫn trực tiếp. 0,5 3 Nguồn gốc của những từ ngữ: điện hạ, vương quốc, nữ hoàng. 0,5 Đó là các từ mượn của tiếng Hán (từ Hán Việt) (Nếu HS trả lời: từ mượn – ghi 0,25 điểm) 4 - Serena gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kĩ càng, nhưng đợi 0,5 mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm. - Mọi người thay bằng hạt giống khác để gieo và chăm sóc thành những chậu hoa rất 0,5 đẹp để mang nộp cho nhà vua. 5 Nội dung văn bản: 1,0 Câu chuyện kể về việc một vị vua muốn lựa chọn người kế vị bằng cách thử lòng trung thực của mọi người từ những hạt giống hoa đã được nướng chín và chỉ có duy nhất cô gái tên Serena là người chiến thắng nhờ lòng trung thực của mình. (HS có thể diễn đạt bằng cách khác) 6 * HS nêu một bài học phù hợp với câu chuyện, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, 1,0 pháp luật: Gợi ý: - Bài học về tính trung thực trong cuộc sống: trung thực tạo được sự tin tưởng, yêu mến của mọi người và đem lại kết quả tốt đẹp cho bản thân. - Ngược với tính trung thực, sự dối trá làm cho mọi người mất niềm tin vào mình và kết quả không tốt cho bản thân. - Bài học về sự thông minh sáng suốt trong công việc (nhà vua tìm người kế vị bằng cách dùng hạt giống đã nướng chín để thử lòng người). - Bài học về sống có ước mơ, ý chí, sự kiên trì, không bỏ cuộc trong mọi việc. … *Ghi điểm: - Trả lời được một bài học phù hợp, diễn đạt gọn, rõ: 1,0 điểm - Trả lời được một bài học phù hợp, diễn đạt chưa được gọn, rõ: 0,5 điểm - Chưa trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0 điểm II. Làm văn: (5,0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung: - Thể loại: Tự sự (kết hợp yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm, nghị luận) - Câu chuyện được kể : Một việc làm tốt của em với người khác. - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất. - Yêu cầu: Xây dựng câu chuyện hợp lí có bối cảnh thời gian, không gian, nhân vật, hoạt động cụ thể; kết hợp các hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. - Đảm bảo bố cục, diễn đạt, chính tả, hình thức trình bày.
  9. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: giới thiệu nhân vật, sự việc ; phần thân bài: kể lại diễn biến câu chuyện kết hợp với miêu tả 0,5 nội tâm; phần kết bài: bài học qua câu chuyện, lời hứa hẹn,... b. Xác định đúng nội dung câu chuyện: Một việc làm tốt của em với người khác 0,25 c. Triển khai câu chuyện thành các đoạn văn phù hợp: Vận dụng tốt các phương pháp làm bài văn tự sự có kết hợp với yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm và nghị luận. HS triển khai các đoạn văn phù hợp với cốt truyện, có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý. c1.Giới thiệu nhân vật, sự việc: Giới thiệu về hoàn cảnh diễn ra sự việc (bối cảnh không 0,5 gian, thời gian, nhân vật, sự việc,...) c2. Kể lại nội dung câu chuyện: 2,25 - Kể lại diễn biến sự việc. - Tâm trạng của em sau khi làm việc tốt. c3. Bài học rút ra qua câu chuyện 0,5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, biết kết hợp nhuần nhuyễn tự sự với biểu cảm, miêu tả 0,5 nội tâm, nghị luận; các hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2